Vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh

nghiệp FDI ở Việt Nam từ năm 2006 -2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động đầu tư xanh

của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI. Kết quả là

bằng chứng thực nghiệm quan trọng để nhà quản lý có chiến lược tăng cường đầu tư xanh nhằm

mục tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp và phát triển bền vững.

pdf9 trang | Chuyên mục: Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
m mạnh từ 
năm 2007 -2008 và tiếp tục tăng dần đều từ năm 
2008 -2009. Đối với bình quân chi phí cho công 
tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp 
FDI có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Thông kê mô tả các biến số sử dụng trong mô 
hình được thể hiện dưới Bảng 1. Theo Bảng1. 
Tất cả các doanh nghiệp FDI khảo sát đều có 
doanh thu và bình quân mỗi doanh nghiệp có 
gần 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh.
1 Ở Việt Nam,Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy mô doanh nghiệp như sau: Doanh 
nghiệp có số lao động nhỏ hơn 10 lao động là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến 200 lao động là doanh nghiệp 
nhỏ, từ 200 đến 300 lao động là doanh nghiệp vừa và lớn hơn 300 lao động là doanh nghiệp lớn. 
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
8 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
Tương quan giữa các biến được thể hiện 
trong Bảng 2. Theo ma trận này, tất cả các 
biến đều có quan hệ tương quan cùng chiều 
với doanh thu và mức độ tương quan từ 10% 
-50%. Trong đó, đầu tư xanh của doanh nghiệp 
có tương quan mạnh và cùng chiều với kết quả 
hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, giá trị 
thiết bị xử lý môi trường có tương quan dương 
và mức độ tương quan là 19% với doanh thu, 
chi phí cho công tác bảo vệ môi trường có 
tương quan dương và mức độ tương quan là 
26% với doanh thu. Ngoài ra, tương quan giữa 
các biến độc lập nhỏ hơn 80%, do đó loại trừ 
được khả năng đa cộng tuyến hoàn hảo xuất 
hiện trong mô hình. 
Biều đồ 1. Bình quân giá trị thiết bị, công trình xử lý ô nhiễm môi trường và chi phí cho 
công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 1. Thống kê mô tả các biến
Biến số
Số quan 
sát
Trung 
bình
Độ lệnh 
chuẩn
Giá trị 
nhỏ 
nhất
Giá trị lớn 
nhất
Doanh thu 19177 191300 1004005 0.6 48100000
Số lao động 19557 283.598 1512.9 1 84660
Tổng tài sản 19535 272227 2269181 1 236000000
Giá trị thiết bị xử lý môi trường 2335 1573.38 13209.5 0 386536
Chi phí cho công tác bảo vệ môi 
trường 2554 874.473 18208.4 0 868327
Tuổi doanh nghiệp 13865 4.97 10.95 1 21
Nguồn: Tính toán của tác giả
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
9Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
3.2. Kết quả ước lượng và thảo luận
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của đầu tư 
xanh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp 
FDI được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình
Biến số Ln (Doanh thu)
Ln (Tổng tài sản) 0.78
 (0.00)***
Ln (Lao động) 0.16
 (0.00)***
Ln (Giá trị thiết bị xử lý 
môi trường)
0.04
 (0.02)**
Ln (Chi phí cho công 
việc bảo vệ môi trường)
0.03
 (0.05)**
Tuổi doanh nghiệp 0.02
 (0.03)**
Tuổi doanh nghiệp2 -0.002
 (0.01)***
Doanh nghiệp siêu nhỏ -1.59
 (0.00)***
Doanh nghiệp nhỏ -0.31
 (0.01)***
Doanh nghiệp vừa -0.36
 (0.08)*
Hệ số chặn 0.64
 (0.42)
Biến kiểm soát ngành 
nghề kinh doanh
Có
R2 0.72
Số quan sát 420
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là p-value. 
*,**,*** có ý nghĩa ở mức 10%, 5%, 1%
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ 
của phần mềm Stata 12
Theo kết quả ước lượng, hai yếu tố đầu 
vào có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của 
doanh nghiệp FDI. Tổng tài sản và số lao động 
của doanh nghiệp FDI tăng 1% thì doanh thu 
của doanh nghiệp FDI tăng lần lượt là 0.77% 
và 0.23%. Kết quả này phù hợp với lý thuyết 
kinh tế. Đồng thời, doanh nghiệp càng trải 
nghiệm thì doanh thu của doanh nghiệp càng 
cao nhưng mức gia tăng biên giảm dần, doanh 
nghiệp FDI có thêm 1 năm kinh nghiệm thì 
doanh thu trung bình của doanh nghiệp FDI 
tăng khoảng 2% (e0.02= 1.02). Bên cạnh đó, 
Bảng 2. Ma trận tương quan
 Doanh 
thu
Số lao 
động
Tổng 
tài sản
Giá trị 
thiết bị 
xử lý môi 
trường
Chi phí cho 
công tác 
bảo vệ môi 
trường 
Tuổi 
doanh 
nghiệp
Doanh thu 1 
Số lao động 0.43 1.00 
Tổng tài sản 0.51 0.23 1.00 
Giá trị thiết bị xử lý môi 
trường
0.19 0.03 0.08 1.00 
Chi phí cho công tác bảo 
vệ môi trường 
0.26 0.03 0.06 0.34 1.00 
Tuổi doanh nghiệp 0.10 0.02 0.06 0.07 0.03 1.00
Nguồn: Tác giả tự tính toán
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
10 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
hệ số hồi quy của tổng giá trị của công trình, 
thiết bị xử lý môi trường và chi phí cho công 
việc bảo vệ của môi trường của doanh nghiệp 
FDI đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều 
này hàm ý, đầu tư xanh của doanh nghiệp 
FDI có ảnh hưởng đến doanh thu của doanh 
nghiệp FDI và ảnh hưởng đó là tích cực. Cụ 
thể, tổng giá trị của công trình, thiết bị xử lý 
môi trường của doanh nghiệp FDI tăng 1% 
thì doanh thu tăng 0.04%. Giá trị của công 
trình, thiết bị xử lý môi trường được coi là 
tài sản của doanh nghiệp. Do đó, khi nguồn 
lực của doanh nghiệp tăng lên sẽ tạo kiện để 
doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị. Tương tự, 
chi phí cho cho công việc bảo vệ của môi 
trường tác động tích cực đến doanh thu của 
doanh nghiệp FDI, 1% tăng thêm cho chỉ tiêu 
này sẽ làm doanh thu trung bình của doanh 
nghiệp FDI tăng 0.03%. Doanh thu sẽ bằng 
tổng của các loại chi phí và lợi nhuận doanh 
nghiệp, dó đó tăng chi phí sẽ có khả năng làm 
tăng doanh thu. Kết quả này hoàn toàn phù 
hợp với lý thuyết kinh tế.
Ngoài ra, đối với nhóm biến kiểm soát quy 
mô doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, doanh 
thu bình quân của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ 
và vừa nhỏ hơn so với doanh nghệp lớn lần 
lượt là 390% (e1.59= 4.90), 36% (e0.31= 1.36) và 
43% (e0.36= 1.43).
4. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu điều tra 
doanh nghiệp từ năm 2006 -2009 với mô hình 
hàm sản xuất Cobb-Douglas đã cho thấy, đầu 
tư xanh có vai trò quan trọng đối với kết quả 
hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường hoạt 
động đầu tư xanh sẽ kích thích kết quả hoạt 
động của doanh nghiệp FDI gia tăng. Cụ thể 
1% tăng của tổng giá trị của công trình, thiết 
bị xử lý môi trường và chi phí cho công việc 
bảo vệ của môi trường của doanh nghiệp FDI 
sẽ làm doanh thu của doanh nghiệp FDI tăng 
lần lượt là 0.04% và 0.03%. Kết quả này là 
bằng chứng thực nghiệm quan trọng để nhà 
quản lý có chiến lược tăng cường hoạt động 
đầu tư xanh, giúp tăng trưởng doanh nghiệp 
và hướng đến phát triển bền vững. Để thực 
hiện được mục tiêu đó, nhà nước cần điều 
chỉnh các chính sách ưu đãi và rào cản đầu 
tư phù hợp với định hướng thu hút FDI theo 
hướng bảo vệ môi trường. Khuyến khích, tạo 
điều kiện để doanh nghiệp FDI tăng hoạt động 
đầu tư xanh.q 
Tài liệu tham khảo
1. Aerts, W., Cormier, D., &Magnan, M., 2008, Corporate environmental disclosure, 
financial markets and the media: An international perspective. Ecological Economics, 
64(3), 643-659.
2. Al-Tuwaijri, S. A., Christensen, T. E., & Hughes, K. E., 2004, The relations among 
environmental disclosure, environmental performance, and economic performance: a 
simultaneous equations approach. Accounting, Organizations and Society, 29(5), 447-471.
3. Ambec, S., and Lanoie, P., 2008, Does it pay to be green? A systematic overview. The 
Academy of Management Perspectives, 22(4), 45-62.
4. Cohen, M., S. Fenn, J. Naimon, 2000, Environmental and financial performance: 
Are they related? Investor Responsibility Research Center Monograph, Vanderbilt 
University, Nashville, TN.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
11Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
5. Cormier, D., & Magnan, M., 2007, The revisited contribution of environmental reporting 
to investors’ valuation of a firm’s earnings: An international perspective. Ecological 
economics, 62(3), 613-626.
6. Freedman, M., & Patten, D. M., 2004, Evidence on the pernicious effect of financial 
report environmental disclosure. Accounting Forum, 28(1), 27-41.
7. Freeman, R. E., 1984, Strategic Management: A Stakeholder Approach. London: 
Financial Times Prentice Hall.
8. Greene, W.H., 2003, Econometric Analysis, xuất bản lần thứ 5, Upper Saddle River, NJ, 
Prentice-Hall.
9. Guenster, N., Bauer, R., Derwall, J., & Koedijk, K., 2011, The Economic Value of 
Corporate Eco‐Efficiency. European Financial Management, 17(4), 679-704.
10. Jaffer, A.B and Palmer, K., 1997, Environmental regulation and innovation: a panel 
data study. Review of Economics and Statistics, 79 (4), 610 - 619.
11. Judge và cộng sự, 1980, The Theory and Practice of Econometrics, John Wiley & Sons, 
Inc.: New York.
12. King, A. A., & Lenox, M. J., 2001, Does It Really Pay to Be Green? An Empirical 
Study of Firm Environmental and Financial Performance: An Empirical Study of Firm 
Environmental and Financial Performance. Journal of Industrial Ecology, 5(1), 105-
116.
13. Klassen, R.D., 2000, Exploring the linkage between investment in manufacturing 
and environmental technologis. International Journal of Operations & Production 
Management, 20(2), 127 - 147
14. Nakao, Y., Amano, A., Matsumura, K., Genba, K., & Nakano, M., 2007a, Relationship 
between environmental performance and financial performance: an empirical analysis 
of Japanese corporations. Business Strategy and the Environment, 16(2), 106-118. 
15. Nakao, Y., Nakano, M., Amano, A., Kokubu, K., Matsumura, K., & Gemba, K., 2007b, 
Corporate environmental and financial performances and the effects of information-based 
instruments of environmental policy in Japan. International Journal of Environment 
and Sustainable Development, 6(1), 95-112. 
16. Palmer, K., W. E. Oates, P. R. Portney, 1995, Tightening environmental standards: The 
benefit-cost or the no-cost paradigm? J. Econom. Perspectives 9(4) 119-132.
17. Porter, M.E., and Kramer, M.R., 2011, The Big Idea: Creating Shared Value. How to 
reinvent capitalism - and unleash a wave of innovation and growth. Harvard Business 
Review. 89 (1 - 2), 62 - 77.
18. Porter, M.E., 1991, America’s Green strategy, Scientific American, 264(4),168
19. Taylor, W. E., 1980, ‘Small Sample Considerations in Estimation from Panel Data’, 
Journal of Econometrics, tập 13, tr. 203-223.
20. Wooldridge, J. M., 2002, ‘Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data’, 
Cambridge, MA, MIT Press.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_dau_tu_xanh_doi_voi_ket_qua_hoat_dong_cua_cac_do.pdf
Tài liệu liên quan