Tự sự một người kể mang hai điểm nhìn qua truyện ngắn Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn

TÓM TẮT

Bài viết đề cập tới một phương diện nghệ thuật đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn

Khổng Ất Kỷ. Khác với các tác phẩm tự sự theo ngôi thứ nhất trong văn học truyền thống Trung

Quốc nói chung và trong truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng, KhổngẤt Kỷ có lối tự sự độc đáo: một

người kể mang hai điểm nhìn. Người kể chuyện trong tác phẩm không xuất hiện với tư cách một

người đứng ngoài chứng kiến và kể chuyện mà có mối giao lưu trực tiếp với nhân vật chính và

tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Góc độ quan sát của người kể không cố định mà có sự tự do

biến hóa. Hai điểm nhìn của cùng một người kể đan lồng, liên kết, soi chiếu lẫn nhau tạo cho tác

phẩm tính chất đa thanh, phức điệu.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tự sự một người kể mang hai điểm nhìn qua truyện ngắn Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 13 - 17 
16 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
“- Lấy sách không phải là ăn cắp! Có biết 
chữ mới lấy sách chứ? Thế mà bảo là ăn 
cắp được à ?”. Rõ ràng không thể ngồi 
chung cùng những khách áo dài có địa vị, 
nhưng nhất quyết không chịu đứng vào hàng 
những người áo ngắn bên ngoài, cái con 
người “độc nhất mặc áo dài lại đứng trước 
quày uống rượu” đó, lẽ đương nhiên, bị xã 
hội thượng lưu cự tuyệt, cũng không được 
xã hội hạ lưu chấp nhận. Đau đớn thay, sống 
giữa mọi người, bị biến thành trò cười, biến 
thành thằng hề mua vui không mất tiền cho 
thiên hạ, nhưng nho sĩ họ Khổng không chịu 
tỉnh ngộ! Bi kịch của Khổng Ất Kỷ chính là 
bi kịch tất yếu của lớp trí thức nhu nhược, 
yếu hèn, không xác định được vị trí của 
mình nên bị cả xã hội bỏ rơi. Ông ta là con 
người vừa đáng thương, vừa đáng giận là vì 
lẽ đó. 
Dù nói thế nào cũng phải thấy rằng, thân 
phận Khổng Ất Kỷ thật thương tâm. Người 
kể chuyện tuổi thơ - vốn là đứa trẻ chưa có 
kinh nghiệm sống, chưa có năng lực lý giải 
các vấn đề xã hội, con mắt nhìn đời, nhìn 
người còn hết sức giản đơn - đã nhìn nhân 
vật Khổng Ất Kỷ với một thái độ bàng quan, 
thản nhiên đến dễ sợ. Lời kể tỏ ra khách 
quan “thấy sao nói vậy”, không có lời bình 
luận, không biểu lộ chút gì gọi là tình 
thương hay ghét giận, nhưng qua đó, độc giả 
tinh tường vẫn có thể nhận thấy rất rõ thái 
độ giễu cợt, khinh miệt của người đời đối 
với người trí thức khốn khổ ấy. Chỉ trong 
vài trang sách, mà có tới bốn lần người kể 
tái hiện cảnh Khổng Ất Kỷ “bước chân đến 
quán là bao nhiêu khách đều nhìn bác ta mà 
cười dậy lên hết. Trong quán ngoài quán 
không khí nhộn hẳn”. Và không ít lần, sau 
khi trở thành tâm điểm của những tiếng cười 
nhạo, Khổng Ất Kỷ biết là khó có thể tìm 
được sự cảm thông ở thế giới những người 
lớn tuổi, nên đã hi vọng tìm chút an ủi nơi 
tâm hồn vô tư, trong sáng của thế giới trẻ thơ, 
bèn quay sang “nói chuyện với bọn trẻ con”. 
Nhưng lần nào cũng vậy, kết quả ông ta nhận 
lại không có gì khác biệt, vẫn là thái độ: “thờ 
ơ”, “khó chịu”, “bĩu môi bỏ đi”, “không buồn 
trả lời” Như vậy, đẩy Khổng Ất Kỷ tiến 
nhanh đến bờ huỷ diệt, không chỉ có vô số 
những bàn tay tham dự của người lớn tuổi, 
còn có cả những đôi tay non nớt trẻ thơ, cho 
dù bọn trẻ chưa ý thức được hành động của 
chúng. Điều này càng khiến cho độc giả thêm 
rùng mình khiếp sợ trước hiện thực xã hội 
Trung Quốc đương thời- cái xã hội lạnh lùng, 
khăm ác, mà những thói tật của nó như một 
thứ ôn dịch đã lan nhiễm đến hầu khắp mọi 
nơi, mọi đối tượng. 
Có thể nói, việc sắp xếp để câu chuyện về 
Khổng Ất Kỷ được tiến hành kể từ điểm nhìn 
của người kể xưng “tôi” nhỏ tuổi đã tạo nên 
giá trị đặc biệt. Với tư cách là người phục vụ 
trong quán rượu, từ một vị trí gần, người kể 
có thể quan sát nhân vật chính một cách kĩ 
càng, tỉ mỉ, khiến nhân vật hiện lên trước mắt 
độc giả hết sức sống động với đầy đủ các 
phương diện: ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ, 
thậm chí cả những biến thái tinh vi trong thế 
giới nội tâm (sắc mặt, thần thái). Ngay khi 
nhân vật không có mặt, người kể cũng có thể 
lợi dụng các “trung tâm phát tán thông tin” là 
những người xung quanh để bổ sung những 
tin tức cần thiết về quá khứ và hiện tại của 
nhân vật, giúp cho việc cắt nghĩa về số phận 
và bi kịch cuộc đời nhân vật được hoàn thiện. 
Mặt khác, sự quan sát nhân vật từ góc độ này 
không những tạo được tính chân thực và độ 
tin cậy cho hình tượng nhân vật chính, mà 
còn khắc hoạ, làm nổi bật được cả hình tượng 
nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” một 
cách tự nhiên. 
Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới nhân vật 
người kể chuyện xưng “tôi” nhỏ tuổi thì chưa 
thể làm nổi rõ tính chất “phức điệu” của thiên 
truyện. Khổng Ất Kỷ chủ yếu được kể theo 
điểm nhìn của “tôi” nhỏ tuổi, giọng điệu toàn 
tác phẩm về cơ bản mang giọng điệu khách 
quan, lạnh lùng của cái “tôi” này. Nhưng 
trùm lên cái “tôi” ấy là cái “tôi” khác - cái 
“tôi” đang kể lại toàn bộ câu chuyện- có phần 
xót thương cho số phận nhân vật, có ý bất 
bình đối với cái “tôi” bàng quan, vô tâm ngày 
bé. Nhìn trên bề mặt câu chữ, người dẫn dắt 
câu chuyện là một người trưởng thành, trải 
Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 
17 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
đời. Anh ta đem chuyện nhân sinh từng được 
chứng kiến thời niên thiếu để nghiền ngẫm 
lại, và chắc chắn đã “ngộ” ra được mùi vị 
đắng chát của cuộc đời ghẻ lạnh. Thiên 
truyện, bên cạnh giọng điệu chủ đạo lạnh 
lùng, khách quan, còn phảng phất chất giọng 
châm biếm, xót thương, phê phán. Khổng Ất 
Kỷ khép lại bằng điểm nhìn của người kể 
xưng “tôi” trưởng thành với tâm trạng bùi 
ngùi, day dứt, thể hiện sự đồng cảm, tiếc 
thương đối với thân phận của con người bất 
hạnh: “Cho đến bây giờ tôi chẳng hề gặp lại, 
có lẽ bác Khổng Ất Kỷ chết thật rồi chăng?” 
[2.42]. Về cơ bản, cái “tôi” trưởng thành có 
khoảng cách khá xa với cái “tôi” nhỏ tuổi và 
ít nhiều có qui phạm tư tưởng, tình cảm gần 
gũi với nhà văn. 
Chúng ta đều biết, ưu điểm nổi bật của tự sự 
theo ngôi thứ nhất là cho nhân vật khả năng 
tự bộc lộ nhiều hơn, bởi người kể chuyện 
xuất hiện trong tác phẩm bao giờ cũng dưới 
hình thức một cái “tôi” nào đó. Thêm nữa, 
câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất với 
người kể xưng “tôi” thường tạo cảm giác 
đáng tin cậy hơn vì có thể tránh đến mức tối 
đa sự can thiệp của vai trò trung gian. Người 
kể không phải “kẻ xa lạ” núp khuất ở đâu 
đó, tách ra ngoài câu chuyện, mà thường 
hoà mình tham gia vào các biến cố của 
truyện, nhất là khi người kể chuyện đóng vai 
nhân vật chính.Bởi, còn ai có thể hiểu “tôi” 
hơn chính bản thân “tôi”. Nếu như ở tự sự 
theo ngôi thứ ba, người kể chuyện đứng 
ngoài câu chuyện; thì ở tự sự theo ngôi thứ 
nhất, người kể chuyện luôn đồng thời là 
nhân vật trong truyện, nói cách khác, người 
kể chuyện được “nhân vật hoá”. Người kể 
ngôi thứ nhất cũng có thể đứng ngoài câu 
chuyện, nhưng xét đến cùng, vẫn ít nhiều 
gắn với các sự kiện hoặc liên quan tới các 
nhân vật trong truyện. Ở tự sự theo ngôi thứ 
ba, lời kể chủ yếu là lời người kể chuyện 
hoặc lời nửa trực tiếp (lời người kể trà trộn 
với lời nội tâm nhân vật); còn ở tự sự theo 
ngôi thứ nhất, lời kể chính là lời nhân vật. 
Lời văn trong tác phẩm kể theo ngôi thứ 
nhất thuộc phạm vi lời trực tiếp của nhân 
vật. Đó trước hết như là lời bên trong của 
nhân vật, mang tính chất “hướng nội”, nhân 
vật nói ra như thể nói với chính mình. Nhưng 
vì nó đồng thời là lời kể chuyện, hướng tới 
quá trình giao tiếp với người đọc nên nó cũng 
mang tính chất “hướng ngoại”. Hai bình diện 
này luôn hoà quyện vào nhau tạo cho lời văn 
có thể vang lên những thanh âm nhiều chiều 
đa nghĩa. Mang đặc điểm của truyện ngắn Lỗ 
Tấn nói chung, Khổng Ất Kỷ cũng không lấy 
tình tiết làm chính, mà chú tâm thể hiện 
những “bí mật” nội tâm của nhân vật. Vẫn 
nằm trong khung truyện ngắn “hạn chế sự 
kiện”, tác phẩm thể hiện sự nghiêm ngặt 
trong lựa chọn chi tiết, thiên về nêu lên, kể 
ra, tức là gợi ý, đề xuất, đặt vấn đề, kiệm lời 
đến mức có thể. Thủ pháp “nghệ thuật gián 
tiếp”, đề cao chất trí tuệ, chú trọng khả năng 
tìm tòi từ phía độc giả tiếp tục được phát huy. 
Bởi vậy, ý nghĩa của tác phẩm này phụ thuộc 
nhiều vào người đọc. Người đọc quen thú 
“nhởn nhơ” giải trí, hưởng thụ những gì bày 
đặt sẵn trong tác phẩm sẽ không thể tiếp cận 
tới được chiều sâu của nó. 
Thông thường, ở một tài năng nghệ thuật, 
sức mạnh tư duy tập trung ở hình tượng 
nhân vật. Qua nhân vật Khổng Ất Kỷ, người 
đọc không chỉ có được ấn tượng rõ rệt về 
nhân vật đó, mà đồng thời cảm nhận được 
sâu sắc cái nhìn của nhà văn đối với cuộc 
sống, tấm lòng của nhà văn đối với con 
người. Nâng tầm bút tạo dựng một thế giới 
nghệ thuật sống động về những tấn bi kịch 
tinh thần của những kiếp người đau khổ, nhà 
văn đã vươn tới một tầm nhìn cao về một 
thế giới mà ông hằng quen thuộc. Đi sâu 
khai thác các căn bệnh ẩn khuất nơi tận cùng 
ngõ ngách tâm hồn con người, Lỗ Tấn 
không chỉ mục đích phơi bày những số phận 
bi đát, sâu xa hơn, ông còn muốn cắt nghĩa 
nguyên nhân, lý giải nỗi đau tâm hồn của 
họ. Bi kịch của Khổng Ất Kỷ là bi kịch xã 
hội, và cũng là bi kịch của tính cách. Cái 
nhìn của Lỗ Tấn, do vậy, là cái nhìn nghệ 
thuật có chiều sâu nhân bản. Bên trong cái 
giọng lạnh lùng đến thản nhiên, người đọc 
luôn nhận thấy một tấm lòng thiết tha nhân 
hậu, vừa ân tình, xót thương trước nỗi khổ 
đau, bất hạnh; vừa chua chát, đắng cay trước 
Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17 
18 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
sự nhu nhược, lệch lạc, yếu hèn của con 
người trong thời kỳ lịch sử đặc biệt ấy của 
xã hội Trung Quốc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lâm Chí Hạo (2002), Truyện Lỗ Tấn 
(Lương Duy Thứ, Nguyễn Thị Minh Hồng dịch), 
Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. 
[2]. Lỗ Tấn (2000), Truyện ngắn Lỗ Tấn 
(Trương Chính dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. 
[3]. Lỗ Tấn (2007), Lỗ Tấn kinh điển toàn tập, 
Nxb Bắc Kinh. 
SUMMARY 
NARRATION WITH TWO VIEWS IN THE SHORT STORY KHONG AT KY BY LU XUN 
Nguyen Thi Mai Chanh
2 
College of Education – Thai Nguyen University 
This article mentions an aspect of the art which contributes to the success of the story “Khong At 
Ky”. Unlike other narrative works with the first person narrator in Chiness traditional literature in 
general and in Lu Xun’s short stories in particular, Khong At Ky has an outstanding narration 
style: one narrator with two views. The narrator in the story does not only appear as an outsider, 
but also has a direct relationship with main characters and participates in that story’s events. The 
narrator’s view is not fixed but flexible. Two views of the same narrator have a connection with 
each other, creating various meanings for the story. 
Key words: Luxun, Kong Yiji, self - narrative, view, narrator. 
2
 Tel: 0912899619 

File đính kèm:

  • pdftu_su_mot_nguoi_ke_mang_hai_diem_nhin_qua_truyen_ngan_khong.pdf