Tóm tắt bài giảng Quản lý dự án - Nguyễn Vũ Bích Uyên

1.1. Khái niệm và đặc tính của dự án

1.1.1. Khái niệm

Theo Ngân hàng thế giới “Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và

chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

trong một thời gian nhất định”.

Cũng có tài liệu cho rằng dự án phải nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả các

đầu vào để thu được đầu ra vì mục tiêu cụ thể. Đầu vào ở đây là các nguồn lao

động, vật tư, tiền vốn và đất đai. Đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ hoặc là sự giảm

bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được thể hiện trong các biện pháp kỹ thuật, biện

pháp tổ chức và các luật lệ.

Theo Lyn Squire “dự án là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài

nguyên hữu hạn vốn có nhằm đem lại lợi ích thực cho xã hội càng nhiều càng tốt”.

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt được kết quả

nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm theo Nghị định số

177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ), dự án đầu tư được hiểu như

sau:"Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng

hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng,

cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một

khoảng thời gian xác định."

Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 “Dự án đầu tư là tập hợp

các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn

cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”

pdf100 trang | Chuyên mục: Quản Trị Dự Án | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tóm tắt bài giảng Quản lý dự án - Nguyễn Vũ Bích Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c = 7.400 + 24.872*(7400/6128) = 37.435 $ 
Dự tính thời hạn hoàn thành dự án : Tuỳ theo các công việc đã thực hiện là 
công việc găng hay không găng ta xác định : nếu công việc nằm trên găng chậm 
trễ sẽ làm toàn bộ thời hạn hoàn thành dự án kéo dài đúng bằng thời gian công 
việc găng kéo dài. Còn các công việc không găng, nếu chậm trễ, ta xem có làm 
đường găng kéo dài ra bao nhiêu để xác định. 
Ví dụ : Theo báo cáo công việc B thực hịên đúng tiến độ, công việc A vượt 
tiến độ và công việc E chậm tiến độ. 
Công việc A nhanh so với kế hoạch ban đầu là 1 tuần và công việc A là công 
việc Găng, nên dự án có thể hoàn thành sớm so với kế hoạch dự tính ban đầu là 
1tuần. Công việc E chậm 2 tuần so với tiến độ, song thời gian dự trữ của công việc 
E là 6 tuần nên không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án. Vậy thời gian 
hoàn thành dự án điều chỉnh là 21 tuần 
PHỤ LỤC 
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 
1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó 
khăn. 
Quản lý dự án 
 Nguyễn Vũ Bích Uyên 96
2. Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư. 
3. Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiện nhu cầu diện tích sử dụng đất 
trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi 
trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể). 
4. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, 
vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, 
dịch vụ, hạ tầng. 
5. Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng. 
6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả 
năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi. 
7. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án. 
8. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần 
hoặc tiểu dự án (nêu có). 
Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung 
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 4, 6, 7 và 8 Điều 
này. 
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi 
1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. 
2. Lựa chọn hình thức đầu tư. 
3. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có 
sản xuất). 
4. Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù 
hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong 
đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và 
xã hội). 
5. Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có). 
6. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, 
vật nuôi nếu có). 
7. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các 
phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. 
8. Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng 
mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với 
dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư). 
9. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động. 
10. Phân tích hiệu quả đầu tư. 
Quản lý dự án 
 Nguyễn Vũ Bích Uyên 97
11. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay 
kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có 
quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm 
nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất). 
12. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án. 
13. Xác định chủ đầu tư. 
14. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. 
Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung 
báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 
13 và 14 của Điều này. 
Nội dung thẩm định dự án đầu tư 
1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà 
nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các 
doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về : 
a) Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng 
đô thị nông thôn; 
b) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có); 
c) Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án dầu tư có thể được hưởng theo 
quy chế chung; 
d) Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng; 
đ) Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây 
dựng; 
e) Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định 
cư (nếu có); 
g) Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án; 
 h) Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm 
ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư; 
i) Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án. 
2. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà 
nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài 
chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án. 
Phân loại dự án 
Theo nghị định của chính phủ số 26/2005/NĐ-CP ngày 07/2 năm 2005 về 
quản lý dự án đàu tư xâu dựng công trình. 
Quản lý dự án 
 Nguyễn Vũ Bích Uyên 98
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được 
phân loại như sau: 
1. Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông 
qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm 
A,B,C theo quy định tại phụ lục 1 của nghị định này: 
Phụ lục số 1 
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP 
 ngày 07tháng 02 năm 2005 của chính phủ) 
 Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức 
đầu tư 
I Dự án quan trọng Quốc gia Theo nghị 
quyết của Quốc 
hội 
II Nhóm A 
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo 
vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý 
nghĩa chính trị- xã hội quan trọng. 
Không kể 
mức vốn 
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc 
hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp. 
Không kể 
mức vốn 
3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, 
khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, 
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản,các dự án giao 
thông (Cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường 
quốc lộ),xây dựng khu nhà ở. 
Trên 600 tỷ 
đồng 
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình:thủy lợi,giao thông 
(khác ở điểm II-3),cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ 
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, yin 
học , hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác,sản xuất 
vật liệu, bưu chính,viễn thông. 
Trên 400 tỷ 
đồng 
5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình:Công nghiệp nhẹ, 
sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên 
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế 
biến nông,lâm sản. 
Trên 300 tỷ 
đông 
6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo 
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ 
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể 
thao,nghiên cứu khoa học và cácdự án khác. 
Trên 200 tỷ 
đồng 
Quản lý dự án 
 Nguyễn Vũ Bích Uyên 99
III Nhóm B 
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, 
khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, 
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản,các dự án giao 
thông (Cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường 
quốc lộ),xây dựng khu nhà ở. 
Từ 30 đến 
600 tỷ 
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi,giao thông 
(khác ở điểm II-3),cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ 
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, yin 
học , hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác,sản xuất 
vật liệu, bưu chính,viễn thông. 
Từ 20 đến 
400 tỷ đồng 
3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình:Công nghiệp nhẹ, 
sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên 
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế 
biến nông,lâm sản. 
Từ 15 đến 
300 tỷ đồng 
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo 
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ 
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể 
thao,nghiên cứu khoa học và cácdự án khác. 
Từ 7 đến 200 
tỷ đồng 
IV Nhóm C 
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, 
khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, 
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản,các dự án giao 
thông (Cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường 
quốc lộ),xây dựng khu nhà ở. 
Dưới 30 tỷ 
đồng 
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi,giao thông 
(khác ở điểm II-3),cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ 
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, yin 
học , hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác,sản xuất 
vật liệu, bưu chính,viễn thông. 
Dưới 20 tỷ 
đồng 
3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình:Công nghiệp nhẹ, 
sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên 
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế 
biến nông,lâm sản. 
Dưới 15 tỷ 
đồng 
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo 
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ 
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể 
thao,nghiên cứu khoa học và các dự án khác. 
Dưới 7 tỷ 
đồng 
Ghi chú: 
Quản lý dự án 
 Nguyễn Vũ Bích Uyên 100
1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài 
đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. 
2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện 
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 
Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư: 
1. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; 
2. Dự án sử dụng vốn tín dụng doNhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển 
của Nhà nước; 
3. Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; 
4. Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều 
nguồn vốn. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_bai_giang_quan_ly_du_an_nguyen_vu_bich_uyen.pdf