Tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840)

Tóm tắt. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, vùng biên giới phía Bắc luôn có vị trí chiến lược

quan trọng về an ninh - quốc phòng đối với Việt Nam. Triều Nguyễn thành lập dù chọn Huế

- Phú Xuân là kinh đô của quốc gia, nhưng vẫn luôn coi Bắc Hà là “trọng trấn”. Do vậy,

chính sách cai trị đối với Bắc Hà được nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm, trong đó, đáng chú

ý là chính sách đối với vùng biên giới phía Bắc. Bài viết này trình bày về tổ chức phòng

bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840), trong đó chú trọng

hai nội dung chính là: xây dựng lực lượng quân đội và hệ thống thành lũy, đồn, bảo ở vùng

biên giới phía Bắc. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc

pdf10 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ặc biệt quan tâm đến
đặt các đồn, bảo ven biên giới ở trấn (tỉnh) này.
NămMinh Mệnh thứ 10 (1829), vua dụ Bộ Hộ và Bộ Binh rằng: Trấn Quảng Yên “nên tăng
thêm binh huyện để đủ việc tuần phòng” và “Quảng Yên chỗ nào nên đặt thêm đồn thời bàn kĩ rồi
tâu lên” [8;tr.1641].
NămMinh Mệnh thứ 10 (1829), do đồn cũ Yên Khoái thuộc tỉnh Quảng Yên thấp hẹp, quan
địa phương tâu xin “mở rộng thêm, đắp bằng đất và làm trại lính, phái 100 tên lính và 2 chiếc
thuyền để trú đóng” [6;tr.1641]. Lại nữa, “xã Minh Châu thuộc trang Vân Đồn ở liền bờ bể, thuyền
buôn của người Tàu đi qua vẫn đóng lén ở bãi bể gần đấy, rồi ra vào hai cửa bể và chở qua hải quân
Hoa Phong. Đứng ở đất mà trông đi bốn măt thời không chỗ nào là không rõ, nay xin đặt một đồn
nhỏ và vát lấy những thủ hạ của hào mục ở nơi ấy ra canh giữ. Ngoài những đồn binh ở châu Vạn
Ninh, Cẩm Phả, Đồng Tôn, Trí Xuyên, Vị Lai, Bắc Nham, Định Lập đều là chỗ xung yếu, nguyên
trước vẫn có đồn canh, nay xin thêm lính và thủ hạ để cùng phòng giữ chỗ bờ bể, như thế chỗ đồn
to” [6;tr.1641 – 1642]. Vua Minh Mệnh xét thấy cần thiết và đều cho thi hành.
NămMinh Mệnh thứ 16 (1835), tháng 6, Hộ lí Tuần phủ Quảng Yên là Lê Dục Đức tâu nói:
“Châu Vạn Ninh thuộc Quảng Yên có vạn Trà Cổ và vạn Mễ Sơn liền với nhà Thanh, bốn mặt đều
là biển, địa thế xa cách với các tổng trong châu. Vậy xin lập riêng làm tổng An Hải, đặt 1 Cai tổng
để có người trông coi” [10;tr.656]. Vua y cho.
Trong Đại Nam nhất thống chí còn nhắc đến 3 bảo ở Quảng Yên được xây dựng và có lính
canh phòng thời Minh Mệnh, đó là các bảo Ninh Hải, Tĩnh Hải và Thiếp Hải. Mỗi bảo có số binh
lính đóng giữ khá lớn khoảng 30, 50, thậm chí là 150 người. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), nhà
Nguyễn cho đắp bảo Ninh Hải với “chu vi 77 trượng, cao 5 thước, có 50 lính, 1 suất đội và 2 thuyền
lớn để làm thế hỗ trợ với bảo Tĩnh Hải” [5;tr.51]. Cùng năm đó, vua Minh Mệnh cho đắp bảo Tĩnh
Hải ở thông Vựng, huyện Nghiêu Phong – nơi có nhiều thuyền ghe người Thanh qua lại tấp nập.
Bảo Tĩnh Hải có “chu vi 134 trượng, 8 thước, cao 5 thước, có 150 lính, 1 quản vệ và 3 thuyền lớn”
[5;tr.51]. Đến nămMinh Mệnh thứ 21 (1840), Minh Mệnh tiếp tục cho đắp bảo Thiếp Hải với “chu
vi 57 trượng 2 thước, cao 2 thước 9 tấc, có 30 thủy binh và bộ binh, 1 suất đội, 1 thuyền buôn lớn
để làm việc biên phòng [5;tr.51].
Rõ ràng, việc xuống dụ cho các quan địa phương tỉnh Quảng Yên về việc cần thiết xây dựng
các đồn bảo biên giới giáp với nhà Thanh và việc thực hiện đắp các bảo Ninh Hải, Tĩnh Hải, Thiếp
Hải, rồi cử quân lính “làm việc biên phòng” ở đó chứng tỏ vua Minh Mệnh đặc biệt chú trọng đến
việc biên phòng ở tỉnh Quảng Yên.
Ở Lạng Sơn, tại 14 cửa ải thông thương với nước Thanh đều có lực lượng bảo vệ. Trong đó,
với vị trí đặc biệt của hai ải Nam Quan và Du Thôn, vua Minh Mệnh đã quy định về biên chế và
xếp đặt chức quan để kiểm soát và thu thuế ở hai cửa ải này. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), tháng
11, vua dụ: “Cho thổ ty ở Lạng Sơn là Chánh thủ hiệu Nguyễn Đình Minh làm Phòng ngự sứ, đóng
giữ cửa Nam Quan, Phó thủ hiệu là Nguyễn Đình ái làm Phòng ngự đồng tri, giữ cửa Du Thôn”
141
Nguyễn Thị Thu Thủy
[8;tr.243]. Chức quan Phòng ngự sứ và Phòng ngự đồng tri mà vua Minh Mệnh đưa ra là một biện
pháp để định ngạch biên chế đối với các lực lượng đóng tại các đồn, bảo biên giới. Đại Nam nhất
thống chí chép về các bảo ở Lạng Sơn gồm có bảo Quang Lang, bảo Mai Sao, bảo An Châu, bảo
Suất Lễ, Bảo Thanh Mật và “các bảo đều có lính đóng đồn canh giữ” [5;tr.451].
Ở Cao Bằng, thời Gia Long có 18 đồn trấn ngự dọc biên giới, sau đó bỏ đi 3 đồn Cổ Châu,
Nhượng Bạn và Nẫm Nương. Đến thời Minh Mệnh, nhà Nguyễn đặt thêm đồn Long Khê và đổi
tất cả các đồn thành các bảo, đắp thành lũy, đào hào trấn thủ. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), vua
bỏ bớt 7 bảo chỉ còn lại 9 bảo là Cổ Lân, Gia Bằng, Trà Lĩnh, Phù Tang, Phần Hà, Trung Thảng,
Bắc Khê, Na Lạn, Na Thông. Do có vị trí quan trọng nên bảo Gia Bằng do một viên Suất đội và
quân tỉnh phái đến trấn giữ. Các bảo còn lại đều do thổ binh dưới sự chỉ huy của quản bảo đóng
thú [3;tr.321].
Tỉnh Tuyên Quang được coi là “nơi địa đầu quan yếu”, giàu tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt
là vùng đất Tụ Long) nhưng do địa thế hiểm trở nên nhà Nguyễn chỉ đặt ở Tuyên Quang 4 bảo là
bảo Tụ Long, Yên Biên, Tuyên Tĩnh, Bắc Tý [5;tr.413 – 414]. Đặc biệt, bảo Tụ Long do có xưởng
vàng, đồng, bạc nên nhà nước “sai thổ quan quản lãnh và có lính phòng thủ” [5;tr.413].
Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), quan Tổng đốc là Lê Văn Đức tâu xin chọn đặt chức Quản
phủ và thêm quân để đóng đồn, trách cứ phải tầm bắt những tội phạm trốn tránh ở phủ An Ninh,
thuộc tỉnh Tuyên Quang. Xét thấy địa thế vùng đất này rất quan trọng – giáp với tỉnh Cao Bằng,
tỉnh Thái Nguyên và gần với nước Thanh, vua đặt một chức Quản phủ [6;tr.1662]. Lại cho rằng:
“địa thế xã Liêm Sơn phía trên đến đồn Vân Trung tắt qua tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Tĩnh, phía
dưới đến huyện thành để định đường đi thông với nhau mà dân ở hơi đông, gặp những việc dễ vát
lấy dân phu, vậy xin đắp một đồn gọi là đồn Tuyên Định mà phái binh lính canh giữ để tiếp ứng
với đồn Tuyên Tĩnh và làm thanh thế cho huyện nha Để Định” [6;tr.1662], vua Minh Mệnh đã đắp
đồn Tuyên Định ở xã Liêm Sơn, huyện Để Định, tỉnh Tuyên Quang. Đại Nam thực lục cũng chép
sự kiện này: Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), tháng 5, vua “đặt chức Quản phủ phủ An Ninh tỉnh
Tuyên Quang. Làm đồn Tuyên Định ở xã Niêm Sơn (thuộc huyện Để Định), địa giới hạt ấy tiếp
giáp Cao Bằng, Thái Nguyên, liền với nước Thanh, rất là quan yếu” [11;tr.90 – 91].
Ở Hưng Hóa, quân đội đồn trú ở các đồn bảo như Bảo Thắng, Lô Khê, Trấn Hà, Đông
Cuông, Bách Lẫm. Trong Đại Nam thực lục chép sự kiện tháng 8, năm 1833, vua Minh Mệnh đặt
lệ cấp lương cho người giữ đồn bảo và thủ bảo xung yếu thuộc tỉnh Hưng Hóa thể hiện điều đó
[9;tr.719].
Như vậy, cùng với việc xây dựng lực lượng quân đội vùng biên giới phía Bắc, nhà Nguyễn
dưới thời vua Minh Mệnh còn chú trọng sửa chữa thành lũy, lập các đồn, bảo ở ven biên giới. Hệ
thống thành lũy, đồn, bảo này đã đảm bảo cho nhà nước thường xuyên có lực lượng thường trực ở
vùng biên giới phía Bắc làm chỗ dựa cho nhân dân địa phương vừa làm ăn sinh sống, vừa có khả
năng đấu tranh hiệu quả với những hành động xâm lấn lãnh thổ, gây rối an ninh trật tự ở vùng biên
giới.
3. Kết luận
Có thể thấy, việc tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh
được thực hiện thông qua hai biện pháp chủ yếu: xây dựng lực lượng quân đội và xây dựng, củng
cố thành, lũy, đồn, bảo. Bằng việc xây dựng lực lượng quân đội đông đảo là quân đội thường trực
ở địa phương và sự hỗ trợ của dân binh và phái binh, quân đội ở các trấn (tỉnh) biên giới phía Bắc
có thể đảm bảo cho việc duy trì an ninh quốc phòng ở vùng này. Ngoài ra, việc tu sửa và xây mới
một số thành lũy và đồn, bảo ở các trấn (tỉnh) biên giới phía Bắc cũng có vai trò quan trọng trong
142
Tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840)
việc phòng bị ở vùng biên giới Bắc. Điều đó góp phần giúp tình hình an ninh biên giới phía Bắc
dưới thời vua Minh Mệnh được giữ vững ổn định.
(*) Bài viết này là kết quả của đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Chính sách biên giới
phía Bắc Việt Nam của triều Nguyễn và bài học đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam hiện nay”, mã số: B2016-SPH-01. Trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tài trợ cho
nghiên cứu này.
(**) Cảm ơn sự trợ giúp xử lí tư liệu của học viên cao học Phạm Thị Lan Phương cho bài
viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Phương Chi, 2011. Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia
Long và Minh Mạng. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9, tr.41 – 52
[2] Trần Thị Nhung, 2011. Chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng biên
giới phía Bắc (1802 - 1858). Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Đỗ Văn Ninh, 1993. Quân đội nhà Nguyễn. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, tr.45 – 53
[4] Phạm Thị Lan Phương, 2015. Chính sách bảo vệ biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh
(1820 - 1840). Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006. Đại Nam nhất thống chí, Tập 4. Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà Nội.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2010. Minh Mệnh chính yếu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục, Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[8] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục, Tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[9] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục, Tập 3. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[10] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục, Tập 4. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[11] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục, Tập 5. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[12] Nguyễn Minh Tường, 1993. Chính sách đối với dân tộc thiểu số của triều Nguyễn đầu thế kỉ
XIX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, 271, tr.37 – 44
ABSTRACT
The defensive organization in Northern border region
under the reign of Minh Menh (1820 - 1840)
Nguyen Thi Thu Thuy
Faculty of History, Hanoi National University of Education
In the process of national history, the Northern border region was always an important
strategic position in security - defense of Vietnam. Although Nguyen Dynasty, in its establishment,
selected Hue - Phu Xuan as the capital of the country, it always considered Bac Ha as “important
region”. Therefore, the governing policies to Bac Ha was particularly concerned by Nguyen
Dynasty, in which the policy to Northern border region got lots of attentions. This article discusses
the defensive organization in Northern border region under the reign of Minh Menh (1820 - 1840),
focusing on two main areas: building the army and the fortification system Northern border region.
This is one of the measures to protect Northern border region.
Keywords: The defensive organization, Nguyen dynasty’s army, Northern border, Minh
Menh.
143

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_phong_bi_o_vung_bien_gioi_phia_bac_duoi_thoi_vua_min.pdf
Tài liệu liên quan