Thuyết Việt Nam (Giai đoạn 1986-2010) viết về lịch sử và chiến tranh - Một cái nhìn khái quát

TÓM TẮT

Bài viết tập trung làm rõ các đặc điểm riêng, nổi bật của hai nhóm tiểu

thuyết Việt Nam (giai đoạn 1986-2010) viết về chiến tranh và viết về lịch sử.

Cùng lấy cảm hứng từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,

song tiểu thuyết sử thi và phi sử thi (thuộc nhóm viết về chiến tranh) lại có rất

nhiều khác biệt ở tư duy nghệ thuật. Tương tự, cũng viết về lịch sử trung đại Việt

Nam song tiểu thuyết thuật sử và giải lịch sử (thuộc nhóm viết về lịch sử) không

hề tương đồng về thi pháp. Tất cả đều góp phần quan trọng đa dạng hóa thể tài

nói riêng, thúc đẩy quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam nói

chung.

pdf14 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thuyết Việt Nam (Giai đoạn 1986-2010) viết về lịch sử và chiến tranh - Một cái nhìn khái quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
(quan võ) 
với tài năng, nhân cách, trí tuệ hơn 
người của nhà văn hóa lớn Nguyễn 
Trãi. Song song việc ca ngợi cái tâm, 
cái tài của đại danh nhân Ức Trai, tác 
giả không ngần ngại chỉ rõ sự xấu xa 
của giới võ biền, vừa hữu dũng mà 
cũng hiểm mưu; song song những câu 
chuyện về một nhân vật vĩ đại của lịch 
sử là khá nhiều những chi tiết - sự 
kiện rất đỗi bình dị của một con người 
cũng thịt cũng da; xen giữa giọng điệu 
ngợi ca là những tiếng thở dài não 
ruột; lồng ghép với cảm xúc tự hào là 
cái gì chua xót về nhân tình - thế thái 
cổ kim. Có nhiều đoạn, diện mạo bên 
ngoài của nhân vật bị chìm hẳn đi sau 
những dòng ý thức bộn bề và sâu sắc. 
Tác phẩm có một kiểu lặp đi lặp lại 
chủ đề khá độc đáo, hiếm thấy trong 
tiểu thuyết lịch sử. Thời gian nghệ 
thuật không theo tuyến tính mà đa 
chiều, đảo lộn như thể đó là thời gian 
của tâm tưởng, biểu trưng cho một 
thời đại còn nhiều nhiễu nhương và 
lòng người còn lắm gian - chuyên. 
Ở Sông Côn mùa lũ (Tác phẩm 
được xuất bản tại Hoa Kỳ từ những 
năm 1990, 1991 và ở Việt Nam đến 
nay đã được tái bản nhiều lần), 
Nguyễn Mộng Giác đã “vô tình” 
khiến hình tượng Nguyễn Huệ - dù oai 
lẫm, anh hùng - song lại chìm hẳn đi 
dưới số phận nổi nênh của An - người 
con gái lọt vào mắt xanh vị anh hùng 
áo vải từ thuở niên thiếu. Tác phẩm 
thu hút, quyến rũ người đọc không 
phải bởi đoàn binh thần tốc và bách 
thắng của Tây Sơn mà bằng mối tình 
tay ba đầy éo le giữa Nguyễn Huệ, 
Ngọc Hân và An. Việc cưới con gái 
vua Lê chỉ như là bổn phận quốc gia 
hoặc sự lựa chọn chính trị, còn những 
day dứt về mối tình đầu đẹp đẽ với An 
lại là niềm đau không gì bù đắp được 
khi con người cứ phải sống cho cái 
“Ta”, cho những phận sự và địa vị chứ 
không thể sống vì mình, cho mình. Sự 
trớ trêu duyên phận và nỗi đau thổn 
thức dai dẳng của Nguyễn Huệ cũng 
là những bi kịch có tính muôn thuở 
lúc lý trí không hòa hợp với tiếng nói 
con tim. Tác phẩm đã khiến Nguyễn 
Huệ như bị “hạ bệ” chỉ còn một nửa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 01 - 2016 ISSN 2354-1482 
 128 
trí dũng, nữa kia là những giới hạn rất 
thường tình; đã kiến ngai vàng và 
chiến công hiển hách của người anh 
hùng rơi ra khỏi mạch cảm hứng mà 
thay vào đó là tình cảm xót thương và 
cơ man trăn trở về tình yêu, về thân 
phận, về kiếp người vốn quá nhỏ bé, 
bọt bèo, tội nghiệp. 
So với những tác phẩm vừa dẫn, 
có lẽ Giàn thiêu (2005) của Võ Thị 
Hảo là “giải lịch sử” quyết liệt, triệt để 
hơn cả. Lịch sử thậm chí không còn cả 
cái vị thế là chiếc áo khoác, là vỏ bọc 
cho tiểu thuyết. Như Hoàng Lại Giang 
đã nhận xét: “Các nhân vật lịch sử 
không phải là chính họ mà chỉ là hóa 
thân cho những điều tác giả muốn 
nói” [12, tr.19]. Từ Lộ và kiếp sau của 
ông là Thần Tông hầu như chỉ sống 
giữa ngục tù của tăm tối hận thù, của 
lòng tham quyền lực, của u mê sắc 
dục và của cả một thứ định mệnh cơ 
hồ là nghiệp chướng. Khi chối bỏ tình 
yêu đích thực, cả Từ Lộ và Thần Tông 
đều không có hạnh phúc, đều sống với 
sự vô vị và đằng đẵng buồn đau. 
Quyền lực và danh vọng, việc chiến 
thắng của những mưu đồ hay dù thù 
có được trả thì con người vẫn chẳng vì 
thế mà hạnh phúc, viên mãn. Chỉ có 
tình yêu chân thành, đích thực mới 
sưởi ấm lòng người, tưới mát cây khô, 
làm cho cuộc đời đơm hoa kết trái. 
Ruồng rẫy tình yêu, chạy theo những 
dục vọng và hận thù, con người tất 
phải cái chịu kết cục khổ đau. Võ Thị 
Hảo đã “kết nối” với W. Shakespeare 
và Nguyễn Du từ quá khứ và với 
chúng ta ở thời hiện tại bằng một 
thông điệp rất nhiều ý nghĩa về tình 
yêu, lòng thù hận; về “Chữ tâm kia 
mới bằng ba chữ tài”. 
Ngoài các tác phẩm mà theo 
chúng tôi là khá tiêu biểu nêu trên, 
tiểu thuyết giải lịch sử Việt Nam cũng 
cần ghi nhận những đóng góp đáng kể 
của Hoàng Lại Giang với Trương 
Vĩnh Ký, bi kịch muôn đời (2001), 
Trần Thu Hằng với Đàn đáy (2005), 
Lưu Văn Khê với Mạc Đăng Dung 
(2007), Kiều Thanh Tùng với Sắc đẹp 
khuynh thành (2008), Tất cả đã có 
những đóng góp quan trọng tạo sự đa 
dạng và hấp dẫn cho tiểu thuyết viết 
về lịch sử trung đại Việt Nam. 
Peter Gay từng khẳng định: 
“Hành động trần thuật về lịch sử mà 
không có sự phân tích thì chỉ là một 
điều hết sức tầm thường, sự phân tích 
lịch sử mà không kèm theo hành động 
trần thuật thì không hoàn thiện” (Dẫn 
theo [13, tr.126]). Thật vậy, khi đã 
trần thuật về lịch sử thì rất cần có 
những phân tích, đánh giá. Vấn đề chỉ 
là “sự phân tích” kia là khách quan, 
mang đặc điểm sử thi hay thể hiện cá 
tính, tư tưởng chủ quan rõ rệt của 
người kể chuyện. Đó cũng là tiêu chí 
quan trọng bậc nhất để phân biệt, để 
ghi nhận về giá trị của tiểu thuyết 
thuật sử và tiểu thuyết giải lịch sử. 
Không thể chiếu xét một tác phẩm 
thuộc nhóm này bằng các đặc điểm, 
“tiêu chuẩn” riêng của nhóm khác và 
ngược lại. 
Nếu cần phải so sánh giữa hai 
nhóm thì có thể thấy ngay rằng, tiểu 
thuyết giải lịch sử mang đậm chất tiểu 
thuyết hơn, vấn đề mà nó đặt ra 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 01 - 2016 ISSN 2354-1482 
 129 
thường có tính “thời sự” nhiều hơn, 
nhân vật trung tâm được nó khai thác 
với nhiều tính chất đời tư hơn, những 
“can dự” của người kể chuyện trong 
nó rõ nét hơn, Vì vậy, nhìn dưới 
góc nhìn về quá trình vận động và 
phát triển của văn học nước nhà, tiểu 
thuyết giải lịch sử đang và sẽ còn 
chiếm ưu thế lớn ở thì tương lai. 
3.Kết luận 
Tóm lại, trong dòng chảy của tiểu 
thuyết Việt Nam đương đại, các tác 
phẩm viết về chiến tranh và lịch sử 
vẫn giữ một vị trí, vai trò hết sức quan 
trọng. Từ những câu chuyện thuộc về 
quá khứ, người cầm bút hướng đến hai 
mục tiêu chính. Thứ nhất là nói theo 
Lại Nguyên Ân: “chỉ bằng việc 
thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân 
tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, 
v.v mới là phương cách tốt, chẳng 
những làm nguôi chấn thương mà còn 
đề phòng khả năng lặp lại những tai 
họa tương tự cho cộng đồng” [14], tức 
là vừa làm dịu bớt những mất mát, đau 
thương vừa rút ra những bài học lịch 
sử lớn. Thứ hai là lấy chuyện quá khứ 
để chiếu rọi, để ngầm so sánh và đối 
thoại với thời hiện đại về những vấn 
đề hoặc mang “tầm vóc cao cả” hoặc 
thuộc về số phận cá nhân, mang tính 
chất đời tư-cụ thể. 
Văn học Âu-Mỹ nói chung, tiểu 
thuyết nói riêng đang tiếp tục dành sự 
quan tâm chủ yếu cho các đề tài trinh 
thám, phiêu lưu, tình yêu, tệ nạn xã 
hội,với phong cách hậu hiện đại, 
với trào lưu văn học đô thị, Văn học 
Việt Nam đã và đang tiếp tục hội 
nhập, “tiệm cận” sự phát triển chung 
của nhân loại ở nhiều khía cạnh nhưng 
không vì thế mà đánh mất đi các đặc 
thù, bản sắc riêng (dù là ở đề tài). Một 
đất nước giàu truyền thống văn hóa-
lịch sử; một dân tộc vừa bước qua hai 
cuộc kháng chiến thần thánh mà đau 
thương chống Thực dân, Đế quốc xâm 
lược không thể “khép lại quá khứ” ở 
nhiều phương diện, trong đó bao gồm 
cả sáng tạo nghệ thuật. Có thể kể ra 
rất nhiều chứng lý, luận điểm nhằm 
minh chứng cho quan điểm trên, song 
cũng có thể nói thật súc tích: có hiện 
tại và tương lai nào lại không bắt đầu 
từ quá khứ - một quá khứ chưa thể 
đóng khung, “xếp gọn” (chữ dùng của 
Phùng Quý Nhâm) mà còn cần những 
khám phá, đánh giá ở rất nhiều chiều 
kích khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thị Bình (2006), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời 
điểm đổi mới đến nay, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ, Nguồn: 
Nguvan. hnue.edu.vn. 
3. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb.Giáo 
dục, Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 01 - 2016 ISSN 2354-1482 
 130 
4. Ngô Vĩnh Bình (1998), “Lực lượng sáng tác văn học trẻ trong quân đội-Cái gạch 
nối giữa hôm qua, hôm nay và mai sau”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (12). 
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn 
học, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 
6. Trần Hoàng Thiên Kim (2012), “Nhà văn Nam Hà “sung sướng được làm 
người con của đất nước””, Nguồn: sknc.qdnd.vn, (2/7). 
7. Trần Việt Dũng (1987), “Chiến tranh khác nhau ở mỗi người”, Tạp chí Văn 
nghệ quân đội, (6), tr.128-130. 
8. P.V (2001), “Người lính và chiến tranh cách mạng-một đề tài vĩnh cửu”, 
Tạp chí Văn nghệ quân đội, (1). 
9. Octavio Paz (1994), “Đi tìm thời hiện đại”, Tạp chí Văn học, (5). 
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Sđd, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 
11. Nguyễn Văn Dân (2012), “Tiểu thuyết Việt Nam đương đại-phác họa một 
số xu hướng chủ yếu”, Nguồn: Tapchinhavan.vn, (27/9). 
12. Hoàng Lại Giang (2001), Trương Vĩnh Ký, bi kịch muôn đời, Nxb.Văn hóa-
Thông tin, Hà Nội. 
13. Trần Đình Sử (2008, chủ biên), Tự sự học, phần 2, Nxb. Đại học Sư phạm 
Hà Nội. 
14. Lại Nguyên Ân (2006), “Về tiểu thuyết Ba người khác, Nguồn: 
Talawas.org, (25/12). 
VIETNAMESE NOVELS (1986-2010) WRITTEN ABOUT 
HISTORY AND WARS- AN OVERVIEW 
ABSTRACT 
This paper attempts to make clear the differences in distinctive and 
outstanding characteristics of two groups of Vietnamese novel (1986-2010), 
written about wars and history. Getting the inspiration from the patriotic wars 
against the French Colonists and American imperialists, however, the epics and 
non-epics (the group that writes about war) have significant differences in artistic 
thoughts. Similarly, despite the fact that both historical narrative and historical 
explanation with authors’ purposely distorted viewpoints (the group that wrote 
about history) wrote about Vietnamese medieval history, they themselves 
presented a great difference in prosody. Anyway, all aforementioned novels have 
made enormous contributions to the diversity in the style of novel in particular as 
well as to the promotion of the process of movement and development of 
Vietnamese literature in general. 
Key words: Epics, non-epics, historical narratives, historical explanation 
with authors’ purposely distorted viewpoints. 

File đính kèm:

  • pdfthuyet_viet_nam_giai_doan_1986_2010_viet_ve_lich_su_va_chien.pdf
Tài liệu liên quan