Thực trạng công tác tổ chức kiểm toán chuyên đề của kiểm toán nhà nước thời gian qua
Trong thời gian qua, kiểm toán Chuyên đề đang là phương thức kiểm toán được Kiểm toán nhà nước chú trọng phát triển bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Qua quá trình kiểm toán, đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục. Bài viết trình bày một số kết quả chủ yếu cũng như hạn chế của công tác kiểm toán Chuyên đề thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán Chuyên đề thời gian tới
với các chuyên đề lồng ghép; phạm vi kiểm toán lồng ghép chưa phù hợp với nhân sự hiện có hoặc đặc thù của địa phương được kiểm toán, còn dàn trải theo đề cương chung; xác định phạm vi, đối tượng kiểm toán chưa phù hợp với thời gian, nhân sự dẫn đến quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung. - Việc bố trí thời gian, nhân sự của một số Đoàn kiểm toán chưa ưu tiên cho kiểm toán các chuyên đề, nội dung lồng ghép, nhất là việc kiểm toán tổng hợp các chuyên đề lồng ghép; bố trí nhân sự chưa căn cứ trên cơ sở trọng yếu, trọng tâm đã xác định, xác định trọng tâm kiểm toán nhưng không bố trí nhân sự, thời gian để thực hiện; nhiều Đoàn kiểm toán chưa tập trung cho việc kiểm toán tổng hợp nên kết quả kiểm toán chưa có nhiều phát hiện, đánh giá, nhận định mang tầm vĩ mô về cơ chế quản lý, điều hành đối với chuyên đề, vấn đề được kiểm toán. Bên cạnh đó, các phương pháp kiểm toán còn đơn giản, hiệu quả chưa cao... 17NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 133 - tháng 11/2018 Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện KHKT gồm: (i) Việc xây dựng KHKT của một số Đoàn kiểm toán còn mang tính hình thức, chưa thật sự coi KHKT là tiền đề quan trọng không thể thiếu của cuộc kiểm toán. Một vài Lãnh đạo Đoàn kiểm toán, lãnh đạo KTNN khu vực, chuyên ngành chưa quan tâm, coi trọng đúng mức đối với công tác xây dựng KHKT nên dẫn đến thiếu sự chỉ đạo, điều hành; còn thiếu kiên quyết trong chỉ đạo hoàn thiện, chỉnh sửa KHKT. (ii) Chưa dành thời gian thỏa đáng cho việc khảo sát, thu thập thông tin và lập KHKT. (iii) Chất lượng đội ngũ cán bộ, KTV lập KHKT còn hạn chế, thiếu kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá các thông tin thu thập; chưa tập trung nghiên cứu kỹ các thông tin thu thập được để phân tích, đánh giá xác định trọng yếu, trong tâm, nội dung, phạm vi kiểm toán làm cơ sở bố trí nhân sự, thời gian phù hợp, còn lệ thuộc nhiều vào đề cương kiểm toán, thiếu sáng tạo trong điều kiện thực tế của cuộc kiểm toán; chất lượng nhân sự thực hiện kiểm toán còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng, đào tạo kỹ càng về chuyên đề sẽ thực hiện kiểm toán. (iv) Chưa có sự liên hệ chặt chẽ với các KTNN trong ngành khi lựa chọn các đầu mối kiểm toán để tránh chồng chéo; các đơn vị cùng thực hiện kiểm toán chuyên đề chưa phối hợp tốt trong cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kết quả kiểm toán liên quan đến chuyên đề chọn kiểm toán. Việc tổ chức thực hiện kiểm toán chuyên đề còn một số bất cập, hạn chế như đã nêu trên dẫn đến một số cuộc kiểm toán chưa đi sâu đánh giá cơ chế quản lý, điều hành; tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng nguồn lực của các đơn vị được kiểm toán đối với chuyên đề, nội dung kiểm toán, chưa giải đáp thích đáng được các vấn đề bức xúc về những hiện tượng tiêu cực xảy ra mà mới chỉ thiên về phát hiện các sai sót và xử lý tài chính tăng thu, giảm chi NSNN; một số chuyên đề tổ chức thành cuộc kiểm toán độc lập nhưng chỉ do một hoặc một số ít đơn vị trong ngành thực hiện nên mẫu chọn không đủ lớn, không đủ đại diện cho các vùng miền dẫn đến kết quả, kiến nghị kiểm toán trong phạm vi hẹp, chưa toàn diện, giá trị chưa cao. Bên cạnh đó, việc tổng hợp kết quả kiểm toán chuyên đề do nhiều đơn vị trong ngành cùng thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn do còn có việc xử lý chưa thống nhất, kết quả kiểm toán vụn, không phong phú... dẫn đến BCKT chưa đáp ứng đầy đủ mong đợi của các cơ quan quản lý và của người dân. Mở rộng đối tượng cụ thể của hoạt động KTNN sang kiểm toán chuyên đề là yêu cầu khách quan, tạo nên sự phát triển mới trong hoạt động của KTNN để phát huy ngày càng đầy đủ vai trò của KTNN đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng quyết định, giám sát NSNN của các cơ quan dân cử nói riêng. KTNN chuyên ngành Ia đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của kiểm toán chuyên đề trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, Về lựa chọn vấn đề, nội dung, hoạt động, chương trình để kiểm toán chuyên đề: Việc lựa chọn vấn đề, chủ đề để tổ chức kiểm toán chuyên đề là công việc quan trọng nhất, có thể quyết định đến thành công hay thất bại của cuộc kiểm toán. Những vấn đề, chủ đề cần được quan tâm lựa chọn để tiến hành trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công gồm: (i) Những vấn đề quan trọng được Quốc hội, Chính phủ, người dân quan tâm và cần gắn chặt với tình hình chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (ii) Những vấn đề, lĩnh vực nổi cộm, có nhiều ý kiến, cần giải đáp từ công luận; (iii) Những vấn đề được lựa chọn theo khả năng thực hiện, từ nhỏ đến lớn, từ nông tới sâu và từ đơn giản tới phức tạp. Để lựa chọn được các vấn đề, chủ đề thiết thực, trước hết cần chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trong xây dựng KHKT hàng năm của KTNN. Theo đó, cần dành thời gian, nhân lực thỏa đáng và có lộ trình hợp lý để tổ chức thu thập, nắm bắt thông tin thông qua thông tin đại chúng, thông tin trong nội ngành, nghiên cứu, định hướng, xác định các vấn đề, chủ đề đáp ứng các yêu cầu nêu trên trong quản lý, điều hành vĩ mô của nền kinh tế cũng như hoạt động quản lý của các đơn vị là đối tượng kiểm toán để xây dựng trước KHKT hàng năm cho riêng loại hình kiểm toán chuyên đề; từ đó bố trí thời gian hợp lý cho việc xây dựng đề cương kiểm toán cũng như thu thập thông tin xây dựng KHKT, đào tạo KTV thực hiện kiểm toán các chuyên đề này. 18 PHAÙT TRIEÅN PHÖÔNG THÖÙC kIEÅm ToAÙN CHuyEâN ñEà CuûA kIEÅm ToAÙN NHAø NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 133 - tháng 11/2018 Thứ hai, Nâng cao chất lượng xây dựng đề cương kiểm toán chuyên đề: - Bố trí nhân sự, thời gian phù hợp cho công tác xây dựng đề cương kiểm toán chuyên đề; tổ chức thu thập thông tin về phân cấp quản lý, tình hình tổ chức thực hiện tại các địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp đối với vấn đề, nội dung, hoạt động, chương trình được lựa chọn kiểm toán chuyên đề; nghiên cứu, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quy định pháp luật có liên quan đến chủ đề, vấn đề sẽ thực hiện kiểm toán chuyên đề cho KTV trực tiếp tham gia xây dựng đề cương. - Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các đơn vị trong việc xây dựng và tham gia ý kiến hoàn thiện đề cương; bố trí thời gian hợp lý để các đơn vị có điều kiện nghiên cứu kỹ, tổ chức trao đổi, thảo luận cho ý kiến về việc hoàn thiện đề cương kiểm toán. Việc xây dựng đề cương cần gắn với thực tiễn hoạt động kiểm toán, hạn chế để xảy ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm; xác định trọng tâm, nội dung kiểm toán phù hợp với nhân sự, thời gian hiện có của các đơn vị sẽ thực hiện kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của cuộc kiểm toán, tránh dàn trải, hạn chế các vấn đề không thiết thực hoặc ít liên quan đến chủ đề, vấn đề chọn kiểm toán; rà soát để đơn giản nhất có thể hồ sơ, mẫu biểu của KHKT và BCKT nhằm hướng đến đề cương có tính khả thi cao nhất, hiệu quả kiểm toán cao nhất. Thứ ba, Cần lựa chọn cách thức tổ chức kiểm toán chuyên đề phù hợp: Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên thành công của các cuộc kiểm toán chuyên đề. Để xác định các vấn đề, chủ đề để kiểm toán chuyên đề theo hình thức lồng ghép trong các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương, bộ, ngành, kiểm toán BCTC của doanh nghiệp hay thành lập một cuộc kiểm toán chuyên đề độc lập; thực hiện cuộc kiểm toán theo hình thức giao cho một đơn vị chủ trì, các đơn vị khác trong Ngành cử nhân sự tham gia phối hợp hay các KTNN chuyên ngành, khu vực cùng tổ chức thực hiện kiểm toán chuyên đề đó trên địa bàn quản lý của mình để đạt kết quả tốt nhất thì trước hết cần phải nghiên cứu kỹ các thông tin liên quan đến chuyên đề, phạm vi, tính chất, yêu cầu của cuộc kiểm toán cũng như nguồn nhân lực hiện có, các tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn triển khai kiểm toán để phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của các phương thức này, từ đó lựa chọn phương án kiểm toán tối ưu nhất, có hiệu quả cao nhất. Thứ tư, Nâng cao chất lượng công tác xây dựng KHKT của các Đoàn kiểm toán với các biện pháp chủ yếu đó là: - Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các đơn vị trong xây dựng KHKT của Đoàn kiểm toán; dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng KHKT, trong đó tăng thời gian cho công tác khảo sát, thu thập thông tin; dành thời gian hợp lý cho phân tích, đánh giá xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán; xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán; tập trung nhiều hơn cho việc kiểm toán tổng hợp. - Bố trí, chọn lọc những KTV có đủ năng lực để tạo lập một đội ngũ KTV chuyên nghiệp trong công tác xây dựng KHKT tại các KTNN khu vực, KTNN chuyên ngành thực hiện kiểm toán chuyên đề. - Tăng cường phối hợp trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán giữa các đơn vị trong ngành, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt KHKT nhằm tránh sự trùng lắp trong việc lựa chọn đầu mối kiểm toán. Thứ năm, Có cách thức, nội dung đào tạo đội ngũ KTV chuyên sâu, am hiểu các lĩnh vực kinh tế xã hội và am hiểu quản lý kinh tế, tài chính vĩ mô, từ đó có thể tiếp cận chính sách một cách am tường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán nhằm thực hiện tốt định hướng vừa đa dạng vừa chuyên sâu trong hoạt động kiểm toán chuyên đề. Thứ sáu, Nghiên cứu để vận dụng hiệu quả công tác phân tích rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán trong hoạt động xây dựng KHKT nói chung và kiểm toán chuyên đề nói riêng. Vận dụng các phương pháp kiểm toán đa dạng, phù hợp với thực tế kiểm toán của các cuộc kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán. Thứ bảy, Thiết lập hệ thống thông tin điện tử với đầy đủ dữ liệu cần thiết về các đơn vị được kiểm toán, phục vụ cho việc xây dựng KHKT chuyên đề hàng năm và KHKT của Đoàn kiểm toán; thường xuyên thu thập và cập nhật, bổ sung.
File đính kèm:
- thuc_trang_cong_tac_to_chuc_kiem_toan_chuyen_de_cua_kiem_toa.pdf