Thành viên hội đồng quản trị độc lập và ban kiểm soát trong cấu trúc quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng quan tâm về vấn đề quản trị
công ty và mô hình thành viên hội đồng quản trị độc lập (Independent director - ID)
được đưa ra như là một giải pháp cải thiện hoạt động quản trị tại các công ty, đặc
biệt là công ty cổ phần. Với đặc trưng hệ thống pháp luật ở Việt Nam, chúng ta có
mô hình nơi mà một ủy ban giám sát (Ban kiểm soát) được thành lập trong cấu trúc
quản trị công ty. Vì cả Ban kiểm soát và ID đều thực hiện hoạt động giám sát, chức
năng này của cả hai có thể trùng lặp nhau. Bài viết này thảo luận về sự tương quan
giữa ID và Ban kiểm soát, đưa ra một số kiến nghị cho việc cải thiện hiệu quả hoạt
động tại Việt Nam. Đặc biệt, bài viết trình bày cách thức làm thế nào để ID và Ban
kiểm soát có thể cùng tồn tại trong cơ cấu quản trị công ty tại Việt Nam. Tác giả đưa
ra kiến nghị: Ban kiểm soát nếu có sự cải thiện quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
mình sẽ là một cơ chế bổ sung hiệu quả nhằm giảm bớt các khiếm khuyết còn tồn tại
trong mô hình ID. Cần xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp cho các ID và Ban
kiểm soát hoạt động hiệu quả.
ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty. - Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty. - Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó. - Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên. Nguyên tắc hoạt động - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty. - Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. - Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty. - Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Trường hợp vi phạm mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 111 lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được phải hoàn trả cho công ty. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Tiền lương và quyền lợi khác (Điều 158, Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2014) [2] Công ty có quyền trả thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị được trả theo quy định sau đây: Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên; Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao; Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính Trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác, thì tiền lương và quyền lợi khác của kiểm soát viên được thực hiện theo quy định sau đây: Kiểm soát viên được trả tiền lương hoặc thù lao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức lương, thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát. Kiểm soát viên được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác. Tiền lương và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 112 hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty. 3. Một số kiến nghị Để đảm bảo hoạt động quản trị công ty ngày một hiểu quả hơn, cần có các giải pháp phối hợp hoạt động nhằm phát huy chức năng, vai trò giữa thành viên Hội đồng quản trị độc lập và Ban kiểm soát. - Xây dựng một cơ chế hỗ trợ để ID và Ban kiểm soát phối hợp hoạt động như thiết lập kênh liên lạc riêng để ID và Ban kiểm soát trao đổi thông tin, chia sẽ và đóng góp ý kiến trong hoạt động giám sát của nhau, góp phần điều hòa những mâu thuẫn, xung đột về quan điểm liên quan đến những vấn đề quan trọng của công ty. - Thiết lập một cơ chế giám sát lẫn nhau. Theo đó, thành viên Ban kiểm soát có quyền giám sát hoạt động của ID trong tư cách là một thành viên của Hội đồng quản trị, mặt khác ID cũng có quyền kiểm tra hoạt động của Ban kiểm soát để thúc đẩy họ thực thi trách nhiệm tích cực và chủ động hơn. - Định hướng chức năng giữa ID và Ban kiểm soát thông qua việc xác định rõ ràng, cụ thể về phạm vi giám sát của ID và Ban kiểm soát trong công ty cho phù hợp, tránh tình trạng “chỗ thừa chỗ thiếu”, vừa tăng chi phí giám sát mà lại không hiệu quả. Theo đó, phạm vi hoạt động của ID trong vai trò giám sát là đánh giá quá trình ra quyết định của Hội đồng quản trị, còn Ban kiểm soát chủ yếu là giám sát tính hợp lý của các vấn đề tài chính và hoạt động kinh doanh hằng ngày của Ban giám đốc và bộ phận điều hành. Đây là hai phạm trù giám sát khác nhau. Xét trong phạm vi giám sát, ID là giám sát bên trong còn Ban kiểm soát là giám sát bên ngoài. Việc phân định trách nhiệm và phạm vi giám sát hợp lý sẽ trách được tình trạng trùng lắp, chồng chéo giữa ID và Ban kiểm soát. Tóm lại, mặc dù cả Ban kiểm soát và ID đều thực thi chức năng giám sát nhưng trong một giới hạn nhất định, thể chế ID và Ban kiểm soát có thể cùng tồn tại trong cơ cấu quản trị công ty của Việt Nam. Nói cách khác, trong sự phân định trách nhiệm và quyền hạn thích hợp, Ban kiểm soát và ID có thể sẽ là sự bổ sung những khiếm khuyết của nhau, ví như hoạt động của ID là phương thức “gắn cánh cho hổ” nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động giám sát của Ban kiểm soát tại các công ty cổ phần hiện nay. 4. Kết luận TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 113 Nhìn chung, những quy định hiện hành liên quan đến ID và Ban kiểm soát tại Việt Nam chủ yếu mang tính ghi nhận theo thông lệ quốc tế mà chưa phản ánh từ nhu cầu thực tiễn hoạt động quản trị tại các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Các văn bản pháp lý liên quan hiện nay mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu trong lĩnh vực chứng khoán mà chưa có quy định thống nhất, khung pháp lý chưa đầy đủ, không có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể để tạo cơ chế cho ID hay Ban kiểm soát phát huy vai trò của mình là nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc thực hiện các quy định về quản trị doanh nghiệp tại các công ty niêm yết hiện nay chưa cụ thể, thiếu đồng bộ và mang nặng tính hình thức. Thực trạng này đã và đang gây ra nhiều bất cập cho cả doanh nghiệp và cổ đông. Thực tế là các vấn đề liên quan đến ID và Ban kiểm soát được đề cập chủ yếu trong các hội thảo khoa học, các tạp chí tài chính và luật học hơn là xuất hiện trong các văn bản pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân Hải (2006), “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Pháp lý (06), tr. 14-20 2. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 3. OEDC (1999, 2004, 2010), Principles of Corporate Governance, Paris 4. Chính Phủ (2017), “Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017, Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng với công ty đại chúng” THE INDEPENDENT DIRECTOR AND THE SUPERVISORY BOARD IN VIETNAM’S CORPORATE GOVERNANCE STRUCTURE OF JOINT-STOCK COMPANIES ABSTRACT In recent years, Vietnam has joined the corporate governance debate and introduced the independent director (ID) to improve the corporate governance of listed corporations, especially in joint stock companies. With civil law traditions in Vietnam, we have a model where a supervisory board is established in corporate governance law. Since both supervisors and independent directors serve as monitors, the functions of them overlap? The article discusses the correlation between ID and TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 114 supervisory board, and provides some suggestions for its improvement in Vietnam. Particularly, this article argues whether and how ID and the supervisory board can co-exist in Vietnam’s corporate governance structure. This article suggests that the supervisory board, after improving its power and structure, would be a good supplementary institution to alleviate the defects of ID. It is necessary to formulate a sound legal system for ID and the supervisory board to work effectively. Keywords: Corporate governance, independent director, supervisory board (Received: 22/3/2018, Revised: 30/3/2018, Accepted for publication: 28/5/2018)
File đính kèm:
- thanh_vien_hoi_dong_quan_tri_doc_lap_va_ban_kiem_soat_trong.pdf