Tác động của quy mô hội đồng quản trị đến mức độ rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Do khó khăn hơn để đạt được một sự đồng thuận chung, các nhóm ra quyết định lớn thường có
xu hướng chấp thuận các quyết định ôn hòa hơn. Điều này ngụ ý rằng các công ty với số lượng
thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) lớn thường có mức chấp nhận rủi ro thấp. Nghiên cứu
này kiểm tra liệu một tác động tương tự có được tìm thấy với các doanh nghiệp Việt Nam, và liệu
cơ hội tăng trưởng có phải là nhân tố điều tiết tác động này hay không. Sử dụng dữ liệu các công
ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) trong giai đoạn
2007 – 2016, với phương pháp hồi quy chéo, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh
nghiệp có quy mô HĐQT lớn hơn tương ứng với mức chấp nhận rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, tác
động này nhỏ hơn ở các nước phát triển. Tính đồng nhất trong cơ cấu HĐQT và ít sự khác biệt
chéo giữa các công ty Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong giải thích sự khác biệt này.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động của quy mô HĐQT là ít đáng kể hơn ở các công ty có
ít cơ hội tăng trưởng, nhưng mạnh hơn ở các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng
ận rủi ro thấp của doanh nghiệp. Trong khi tại các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng lớn, HĐQT lớn được kết hợp với chấp nhận rủi ro thấp hơn, và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở đo lường rủi ro bằng độ lệch chuẩn của Tobin’s Q. Điều này có thể cho thấy, khi các công ty có được nhiều cơ hội đầu tư, việc đa dạng hóa là dễ dàng và do đó việc chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận càng được xem xét thận trọng. 5. Kết luận và hàm ý chính sách 5.1 Kết luận Với lập luận chính của tác giả là, do sự khác biệt đáng kể giữa các nền kinh tế phương Tây và Việt Nam trong cơ cấu quản trị, thành phần HĐQT, môi trường thể chế và văn hoá, mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô HĐQT và chấp nhận rủi ro doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiều công ty Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của Nhà nước, một đặc trưng mà có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách rủi ro của các nhà điều hành và HĐQT. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả liên kết quy mô HĐQT và chấp nhận rủi ro của các công ty ở Việt Nam, một thị trường đang phát triển, khung pháp lý chưa hoàn thiện và việc áp dụng các nguyên tắc điều hành công ty còn đang trong quá trình điều chỉnh. Nghiên cứu này cung cấp thêm vào các tài liệu hiện có và cung cấp những hiểu biết mới về sự tương tác giữa các tính năng quản trị doanh nghiệp và sự lựa chọn rủi ro quản lý trong một thị trường đang phát triển. Những phát hiện đầu tiên của nghiên cứu là mối liên kết ngược chiều giữa quy mô HĐQT và mức chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE. Phù hợp với những phát hiện gần đây của Cheng (2008), Nakano (2011), Nakano và Nguyen (2012), Haider và Fang (2016) Tuy nhiên, tác động kinh tế của sự thay đổi quy mô HĐQT đến chấp nhận rủi ro ở các doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ hơn nhiều so với các nền kinh tế phương Tây và các nền kinh tế phát triển khác như Nhật Bản, nhấn mạnh vai trò của tính đồng nhất và tính chất sở hữu tập trung ở các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, tỷ lệ sở hữu của HĐQT, sở hữu Nhà nước và sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức có khuynh hướng làm giảm mức chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Điều này có thể do lo ngại phúc lợi cá nhân, do tính ỷ lại, hoặc do vấn đề thủ tục pháp lý mà trong đó một dự án muốn được thực hiện cần phải được phê duyệt qua nhiều cấp, mức độ sàng lọc cao hơn nên khả năng để một dự án rủi ro được chấp nhận cũng thấp hơn. Theo lập luận của Coles và cộng sự (2008), tác giả nhắm mục tiêu vào tìm kiếm nhân tố nào có thể làm nên sự khác biệt giữa các công ty trong mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và mức độ chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp khác nhau. Sử dụng Tobin’s Q cao hơn trung vị để xác định các doanh nghiệp có đa dạng các cơ hội đầu tư, tác giả nhận thấy rằng biến động hiệu quả hoạt động giảm mạnh khi 33 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 các công ty hoạt động với HĐQT lớn hơn. Mối quan hệ này là không đáng kể ở các công ty có ít cơ hội tăng trưởng. Trong khi, chiều hướng tác động của các biến kiểm soát là tương tự. 5.2 Hàm ý chính sách Kết quả của nghiên cứu chỉ ra quy mô HĐQT càng lớn thì mức chấp nhận rủi ro doanh nghiệp càng giảm, hơn nữa, mối quan hệ này phụ thuộc vào tập hợp các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Do đó, phù hợp với thảo luận của Hermalin và Weisbach (1998, 2003), các công ty cần phải thiết kết cơ cấu quản trị phù hợp trong môi trường hoạt động của mình. Ví dụ, các công ty có thể xem xét HĐQT nhỏ hơn để phù hợp hơn với điều kiện kinh doanh rủi ro. Trong trường hợp đó, giảm quy mô HĐQT sẽ không gây ra chấp nhận rủi ro lớn hơn. Mặt khác, quan niệm cho rằng rủi ro có liên quan đến sự phức tạp trong các hoạt động của công ty cho thấy rằng các công ty mạo hiểm nên hoạt động với HĐQT lớn hơn vì nhu cầu được tư vấn và giám sát của họ lớn hơn (Coles và cộng sự, 2008; Linck và cộng sự, 2008). Trong bối cảnh nghiên cứu này, hàm ý là các công ty cần điều chỉnh quy mô HĐQT của mình với chất lượng của tập hợp các cơ hội đầu tư của họ. Một công ty có nhiều cơ hội đầu tư, tăng quy mô HĐQT càng làm giảm mức rủi ro của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hay bảo toàn giá trị hiện có để thiết lập một HĐQT nhỏ hay lớn, tương ứng. Bởi vì, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần chấp nhận các dự án rủi ro hơn, khi đó, doanh nghiệp cần duy trì một HĐQT gọn nhẹ, ít thành viên hơn để dễ dàng đạt được sự đồng thuận, và ngược lại. Đặc biệt, bằng cách duy trì quy mô HĐQT lớn trong một môi trường đặc trưng bởi đa dạng các cơ hội đầu tư của các công ty Việt Nam, có thể cản trở khả năng để họ đưa ra quyết định táo bạo và tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp. Còn với các doanh nghiệp có ít cơ hội đầu tư, tác động của tăng quy mô HĐQT có thể ko mạnh mẽ bằng, tuy nhiên, tác động âm của quy mô HĐQT đến mức độ rủi ro là doanh nghiệp vẫn hiện hữu. Do đó, để phù hợp với số lượng các dự án của mình, các doanh nghiệp này nên thiết kế HĐQT tối giản, mặc dù thực tế không có một quy mô HĐQT tối ưu đối với tất cả các doanh nghiệp, song theo tác giả số lượng thành viên HĐQT nên ở mức 4 đến 5 thành viên, nhằm giảm những ý kiến trái chiều mà có thể dẫn đến loại bỏ hầu hết các dự án, dẫn đến mất cơ hội gia tăng giá trị công ty. Bỏ qua nguyên tắc này có thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của công ty, dẫn đến hiệu suất thấp hơn. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Adams, R., Almeida, H., & Ferreira, D. (2005). Powerful CEOs and their impact on corporate performance. Review of Financial Studies, 18, 1403-1432. 34 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 Adams, R. & Ferreira, D. (2010). Moderation in groups: Evidence from betting on ice break-ups in Alaska. Review of Economic Studies, 77, 882-913. Andres, P., Azofra, V., & Lopez, F. (2005). Corporate boards in OECD countries: Size, composition, functioning and effectiveness. Corporate Governance: An International Review, 16, 342-358. Bar, M., Kempf, A., & Ruenzi, S. (2005). Team management and mutual funds. Working Paper, Cologne University. Bhagat, S., & Black B.S. (2002). Board independence and long term firm performance. Journal of Corporation Law, 27, 231-273. Boone, A., Casares Field, L., Karpoff, J., & Raheja, C. (2007). The determinants of corporate board size and composition, An empirical analysis. Journal of Financial Economics, 85, 66–101. Brickley J., Coles J., Terry R. (1994). Outside directors and the adoption of poison pills. Journal of Finance Economic, 35, 371–390. Cheng, S. 2008. Board size and the variability of corporate performance. Journal of Financial Economics, 87, 157-176. Coles, J., Daniel, N., & Naveen, L. (2006). Managerial incentives and risk-taking. Journal of Financial Economics, 79, 431-468. Coles, J., Daniel, N., & Naveen, L. (2008). Boards: Does one size fit all? Journal of Financial Economics, 87, 329-356. Fama, E. (1980). Agency problems and the theory of the firm. Journal of Political Economy, 88, 288-307. Fama, E.F., Jensen, M.C. (1983). Separation of ownership and control. Journal of Law and Economics, 26, 301–325. Guest, P. (2009). The impact of board size on firm value: Evidence from the UK. European Journal of Finance, 15, 385-404. Haider, J & Fang, H-X. (2016). Board Size and Corporate Risk: Evidence from China. Journal of Asia-Pacific Business, 17(3), 229-248. Hermalin, B., Weisbach, M. (1991). The effects of board composition and direct incentives on firm performance. Financial Managemen, 20, 101. Hermalin, B.E., Weisbach, M.S. (2003). Boards of directors as an endogenously determined institution: A survey of the economic literature. FRBNY Economic Policy Review, 9, 7–26. 35 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 Jensen, M. C. M. (1993). The modern industrial revolution, exit, and the failure of internal control systems. Journal of Finance, 48(3), 831–880. Koerniadi, H., Krishnamurti, C., & Tourani-Rad, A. (2014). Corporate governance and risktaking in New Zealand. Australian Journal of Management, 39(2), 227–245. Kogan, N. & Wallach, M. (1964). Risk taking: A study in cognition and personality. New York: Holt. May, D. (1995). Do managerial motives influence firm risk reduction strategies? Journal of Finance, 50, 1291-1308. Mehran, H. (1995). Executive compensation structure, ownership, and firm performance. Journal of Financial Economic, 38, 163–184. Morck, R. & Nakamura, M. (1999). Banks and corporate control in Japan. Journal of Finance, 54, 319–339. Moscovici, S. & Zavalloni, M. (1969). The group as a polarizer of attitudes. Journal of Personality and Social Psychology, 12,125-135. Nguyen, P. (2011). Corporate governance and risk-taking: Evidence from Japanese firms. Pacific-Basin Finance Journal, 19(3), 278–297. Sah, R. & Stiglitz, J. (1986). The architecture of economic systems: Hierarchies and polyarchies. American Economic Review, 76, 716-727. Sah, R. & Stiglitz, J. (1991). The quality of managers in centralized versus decentralized organizations. Quarterly Journal of Economics, 106, 289-295. Weisbach, M.S. (1988). Outside directors and CEO turnover. Journal of Financial Economics, 20, 431–460. Yermack, D. (1996). Higher market valuation of companies with a small board of directors. Journal of Financial Economics, 40, 185-211. Tiếng Việt Nguyễn Thu Hiền & Trần Duy Thanh (2011). Cấu trúc sở hữu và khả năng thao túng doanh nghiệp. Theo huu-va-kha-nang-thao-tung-doanh-nghiep-3255716/. Lê Tấn Phước (2017). Tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Tạp chí Tài chính, doi/trao-doi-binh-luan/tac-dong-cau-truc-so-huu-den-hieu-qua-hoat-dong-cua-doanh- nghiep-niem-yet-121151.html. 36
File đính kèm:
- tac_dong_cua_quy_mo_hoi_dong_quan_tri_den_muc_do_rui_ro_cua.pdf