Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra một cách nhanh chóng và tạo ra nhiều thay đổi to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Bằng những công nghệ mới, hiện đại, được kết nối với nhau một cách thông minh qua mạng Internet, CMCN 4.0 đã và đang tạo ra những chuyển biến nhanh chóng đến mọi ngành nghề trên toàn thế giới, trong đó có

ngành kế toán. Nghiên cứu này tập trung đánh giá những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động kế

toán doanh nghiệp. Bằng phương pháp điều tra khảo sát các kế toán viên trong những doanh nghiệp vừa

và nhỏ, nghiên cứu dự đoán những tác động sẽ diễn ra đối với hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp

này, từ đó đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp cũng như kế toán viên để chủ động đón làn sóng khoa

học công nghệ mới.

pdf9 trang | Chuyên mục: Kế Toán Doanh Nghiệp Dịch Vụ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ng 
tác động bình thường và 3.5% cho rằng không có 
tác động. Điều này cho thấy hầu hết các kế toán 
viên trong doanh nghiệp Việt Nam đều có hiểu biết 
và nhận thức về sự xuất hiện cũng như ảnh hưởng 
ngày một rõ ràng của thời kỳ CMCN 4.0. Đây sẽ là 
một trong những yếu tố tiền đề để các kế toán viên 
chuẩn bị cho những bước thay đổi sắp tới.
Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm của kế toán viên 
tới CMCN 4.0
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 128 - tháng 6/2018
3.2. Đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 đến 
cách thức ghi nhận và phản ánh của kế toán
Trong các khía cạnh: phân tích dữ liệu, công 
nghệ điện toán đám mây, quá trình tự động hóa, 
trí thông minh nhân tạo và công nghệ Blockchain 
thì 73.3% những người được khảo sát đều đồng ý 
rằng cuộc CMCN 4.0 có tác động lớn nhất trong 
việc phân tích dữ liệu; 16.7% cho rằng tác động lớn 
nhất đến quá trình tự động hóa và 10% cho rằng 
tác động lớn nhất đến việc lưu trữ và truy cập dữ 
liệu thông qua công nghệ điện toán đám mây. Có 
thể thấy kết quả trên tương đồng với mức độ phổ 
biến của các công nghệ trên đối với các kế toán viên 
của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng dễ thấy được 
trí tuệ nhân tạo và công nghệ Blockchain dường 
như khá xa lạ đối với các kế toán viên trong các 
doanh nghiệp này.
Biểu đồ 2: Mức độ tác động của CMCN 4.0 đến việc ghi nhận và phản ánh của kế toán
3.3. Đánh giá tác động của CMCN 4.0 đến hình 
thức vận hành phòng kế toán
81.4% số người được khảo sát đều đồng ý rằng 
sự thay đổi về công nghệ của cuộc CMCN 4.0 sẽ 
dẫn đến sự ra đời của các văn phòng ảo và quản 
lý công việc từ xa. Điều đó chứng tỏ xu thế là tất 
yếu và được các kế toán viên thừa nhận ngay từ 
bây giờ. Tuy nhiên, trong số người đồng ý, có hơn 
65% số người được khảo sát nói rằng doanh nghiệp 
của họ không cho phép làm việc 
từ xa với lý do thiếu vốn để triển 
khai, chưa đáp ứng được điều kiện 
công nghệ hoặc nghi ngại của chủ 
doanh nghiệp đối với khả năng 
quản lý từ xa. Từ đó, có thể thấy 
dù đã có nhận thức rõ ràng, nhưng 
hiện tại các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ vẫn chưa sẵn sàng hoặc còn 
gặp khó khăn trong việc triển khai 
văn phòng ảo. 
3.4. Đánh giá tác động của CMCN 4.0 đến cơ 
cấu nhân viên kế toán
Như đã đề cập ở trên, các kế toán viên đều nhận 
thức được việc CMCN 4.0 sẽ làm mức độ tự động 
hóa công việc kế toán ngày càng cao, vì vậy họ cũng 
nhận thức được nguy cơ cắt giảm nhân sự phòng 
kế toán trong tương lai. Tuy nhiên, khi được hỏi về 
mức độ cần thiết và không thể thay thế của từng 
chức danh kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0 
thì kết quả lại có sự khác biệt.
Biều đồ 3: Mức độ cần thiết của các vị trí trong 
phòng kế toán
100% người được hỏi cho rằng kế toán trưởng là 
công việc không thể thay thế kể cả trong bối cảnh 
tự động hóa công tác kế toán và có sự tham gia của 
trí thông minh nhân tạo. Chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 và 
thứ 3 là chức danh kế toán thuế (gần 90%) và kế 
toán tổng hợp (52%). Các chức vị trí còn lại như 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 128 - tháng 6/2018
Biểu đồ 4: Mức độ cần thiết của các kỹ năng đối với kế toán viên
kế toán tiền, kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán 
tiền lương và kế toán bán hàng đều có tỷ lệ dưới 
30%. Điều này cho thấy theo đánh giá của các kế 
toán viên thì các vị trí kia là dễ dàng bị thay thế 
nhất trong thời đại công nghiệp 4.0. Điều này phù 
hợp với nhận định là các công việc kế toán cơ bản 
dễ dàng bị thay thế bởi máy tính và trí tuệ nhân tạo 
nhưng các vị trí cao cấp, các công việc mang tính 
tư vấn và xử lý các tình huống đặc biệt lại không dễ 
dàng thay thế.
3.5. Yêu cầu về kỹ năng của kế toán viên trong 
thời kỳ CMCN 4.0
Trước sự thay đổi trong phương thức ghi nhận, 
phản ánh kế toán đến mô hình hoạt động, cơ cấu 
nhân sự tất yếu dẫn đến sự thay đổi về kiến thức và 
kỹ năng mà các kế toán viên cần có để đáp ứng nhu 
cầu của doanh nghiệp. Khảo sát 7 kỹ năng cần thiết 
được Hiệp hội kế toán công chứng Anh ACCA đưa 
ra gồm: kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp; 
kinh nghiệm; trí thông minh; kỹ năng kỹ thuật số; kỹ 
năng sáng tạo; chỉ số cảm xúc (EQ) và tầm nhìn bằng 
cách chấm điểm các kỹ năng theo thang điểm 100 thu 
được kết quả trung bình như sau:
Kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp 
được các kế toán viên đánh giá cao nhất với số 
điểm tuyệt đối 100, tiếp đến là kỹ năng kỹ thuật 
số (97 điểm) và kinh nghiệm (95 điểm) tương ứng 
với mức độ cực kỳ cần thiết. Chỉ số thông minh 
được đánh giá ở mức 60 điểm tương ứng với mức 
độ trung bình. Các kỹ năng sáng tạo, chỉ số cảm 
xúc và tầm nhìn không được đánh giá cao (dưới 30 
điểm) tương ứng với mức độ không cần thiết. 
Để có các kỹ năng này, các kế toán viên có thể 
học tập tại các cơ sở đào tạo như trường đại học, 
trung tâm đào tạo kế toán, có thể do công ty tổ 
chức đào tạo cho nhân viên của mình hoặc tự học. 
Trong đó, việc chuẩn bị kỹ năng ngay từ trường 
đại học được coi là hình thức đào tạo hiệu quả 
nhất, sau đó là tự học và cuối cùng là đào tạo trong 
doanh nghiệp.
4. kết luận và khuyến nghị
Qua việc phân tích các tác động của cuộc 
CMCN 4.0 đến lĩnh vực kế toán từ lý thuyết đến 
khảo sát thực tế trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
Việt Nam, có thể thấy:
- Một là: Hầu hết các kế toán viên đều có nhận 
thức khá rõ ràng về cuộc CMCN 4.0 và tác động 
của nó tới công việc kế toán hiện nay.
- Hai là: Các kế toán viên cho rằng CMCN 4.0 
tác động đến việc phản ánh và ghi sổ kế toán qua 
việc phân tích dữ liệu, quá trình tự động hóa, lưu 
trữ và truy cập thông tin qua điện toán đám mây. 
Tuy nhiên, kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 
không bị ảnh hưởng nhiều của trí tuệ nhân tạo và 
công nghệ blockchain.
- Ba là: Việc sử dụng văn phòng kế toán ảo và 
quản lý công việc từ xa là một xu thế tất yếu, tuy 
nhiên hiện tại các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng 
cho hình thức này.
- Bốn là: Cắt giảm nhân sự kế toán là nguy cơ 
hiện hữu trong thời đại công nghiệp 4.0, tuy nhiên 
chỉ diễn ra ở các vị trí có thể tự động hóa như kế 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 128 - tháng 6/2018
toán tiền, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế 
toán kho. Các chức danh thiên về công việc tư vấn 
và xử lý tình huống như kế toán trưởng, kế toán 
thuế khó có thể thay thế.
- Năm là: Thời đại mới yêu cầu kế toán viên phải 
có những kỹ năng mới để đáp ứng được sự thay 
đổi trong công việc. Các kỹ năng nghiệp vụ và đạo 
đức nghề nghiệp, kỹ năng kỹ thuật số, kinh nghiệm 
và trí thông minh được đánh giá là cần thiết nhất. 
Ngược lại, các kỹ năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và 
tầm nhìn lại không được các kế toán viên trong 
doanh nghiệp vừa và nhỏ coi trọng.
Như vậy, để có thể nắm bắt được những cơ hội 
cũng như hạn chế các tác động tiêu cực mà CMCN 
4.0 mang lại, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan 
nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo kế toán 
cũng như bản thân kế toán viên. 
• Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công 
nghệ thông tin.
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp 
đầu tư, phát triển kinh doanh công nghệ mới.
- Hoàn thiện chế độ kế toán – kiểm toán, chuẩn 
mực kế toán, kiểm toán quốc tế. 
- Khuyến khích các công ty mở rộng làm việc 
từ xa, sử dụng các nhân công từ nước ngoài nhằm 
giảm thiểu chi phí thuê nhân công, phòng làm việc.
• Đối với doanh nghiệp
- Chuẩn bị tốt nền tảng vốn và công nghệ để sẵn 
sàng ứng dụng các kết quả của CMCN 4.0
- Tăng cường đào tạo nội bộ và khuyến kích các 
kế toán viên tự học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.
- Sử dụng những công nghệ mới nhằm nâng cao 
chất lượng thông tin tài chính.
• Đối với các kế toán viên
- Chú trọng học hỏi nâng cao hiểu biết về công 
nghệ thông tin, các phần mềm tiên tiến hỗ trợ 
công việc.
- Nâng cao ứng dụng tin học trong công việc 
kế toán.
- Trau dồi thêm các kỹ năng về nghiệp vụ, đạo 
đức nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, tăng cường 
khả năng sáng tạo và quản lý cảm xúc.
• Đối với các đơn vị đào tạo kế toán
- Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, áp 
dụng mô hình kế toán ảo và điện toán đám mây 
trong đào tạo chuyên ngành kế toán.
- Chú trọng đến đào tạo đạo đức kế toán trong 
thời kỳ kỹ thuật số.
Với sự chuẩn bị chu đáo và những bước đi đúng 
đắn, chắc chắn Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân 
các kế toán viên có thể chủ động tìm kiếm và nắm 
bắt cơ hội từ sự thay đổi mà CMCN 4.0 mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Claudiu Brandas, Ovidiu Megan and Otniel 
Didraga, 2013, Global perspectives on 
accounting information systems: mobile and 
cloud approach, Faculty of Economics and 
Business Administration, West University 
of Timisoara, J.H.Pestalozzi Street, No. 16, 
300115, Timisoara, Romania;
2. Maziyar Ghasemi, Vahid Shafeiepour, 
Mohammad Aslani and Elham Barvayeh, 
2011, The impact of Information Technology 
(IT) on modern accounting systems, 
1877-0428 © 2011 Published by Elsevier Ltd;
3. Charles Hoffman, 2017. Accounting and 
Auditing in the Digital Age;
4. Klaus Schwab, 2016, Cuộc Cách mạng Công 
nghiệp Lần thứ tư. Người dịch Đồng Bích 
Ngọc và Trần Thị Mỹ Anh, ngày 7/1/2016; 
5. Association of Chartered Certified Accountants, 
2016, Drivers of change and future skills, June 2016;
6. The Association of Chartered Certified 
Accountants (11/2017), Professional accountant 
– the future (Generation next): Managing talent 
in small and medium sized practices;
7. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2018), Kế toán - Kiểm 
toán và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, 
Tạp chí Tài chính. 
tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/
ke-toan-kiem-toan-va-cuoc-cach-mang-cong-
nghiep-40-136982.html;
8. h t t p : / / w w w . q n u . e d u . v n / v i /
hoat-dong-xa-hoi/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-
gia-ke-toan-kiem-toan-va-kinh-te-viet-
nam-voi-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4;
9. https://baomoi.com/thuc-trang-nen-kinh-te-
viet-nam-tren-97-la-doanh-nghiep-vua-va-
nho/c/21992945.epi.
Ngày nhận bài lần 1: 07/5/2018
Ngày duyệt đăng: 10/6/2018

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_cong_tac_ke.pdf
Tài liệu liên quan