Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp xi măng niêm
yết tại Việt Nam. Với số liệu nghiên cứu của 13 doanh nghiệp xi măng niêm yết trong giai đoạn 2013 –
2017, kết quả ước lượng chỉ ra rằng cấu trúc vốn (NVTX, và TD) có tác động cùng chiều với sự cân
bằng tài chính (NWC) và khả năng thanh toán ngắn hạn (LIQ). Tức là, điều chỉnh cấu trúc vốn theo
hướng gia tăng nguồn vốn thường xuyên (NVTX), và hệ số nợ (TD) sẽ có tác động giảm rủi ro tài chính
cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trên, trái ngược với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài
nước. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp (SIZE), cấu trúc tài sản (TANG) có tác động ngược chiều đến
NWC và LIQ. Như vậy, các kết luận của nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong
công tác quản trị tài chính của các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam.
REM). Cuối cùng, để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, nghiên cứu sử dụng mô hình sai số chuẩn mạnh (robust standard error) khi đó các kết quả ước lượng sẽ đảm bảo tính chất không chệch và có phương sai nhỏ nhất (Wooldridge, 2013 and 2010). Bảng 03: Kết quả ước lượng tác động cấu trúc vốn đến sự cân bằng tài chính Dependent variable: NWC FEM REM Robust FEM NVTX 0,986*** 0,951*** 0,986*** -0,052 -0,053 0,049 SIZE -0,065** -0,043*** -0,065 -0,028 -0,01 0,053 TANG -0,465*** -0,596*** -0,465** -0,059 -0,049 0,144 Constant 0,301** -0,131 Observations 65 65 65 R2 0,892 0,885 0,892 Adjusted R2 0,859 0,880 0,859 F Statistic 134,806*** 157,229*** 134,806*** (df = 3;49) (df = 3;61) (df = 3;49) Note: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01 Ghi chú: Robust FEM là mô hình sai số chuẩn mạnh, Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình tác động cố định FEM, Do vậy kết quả phân tích sẽ dựa vào kêt quả từ mô hình fixed effects. Nguồn: Tính toán của tác giả Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 85 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tác động của cấu trúc vốn đến sự cân bằng tài chính Căn cứ vào kết quả ước lượng tác động cấu trúc vốn đến sự cân bằng tài chính cho thấy, cấu trúc vốn được phản ánh thông qua chỉ tiêu nguồn vốn thường xuyên (NVTX) có mối quan hệ cùng chiều với NWC. Tức là, khi NVTX tăng 1% thì sự cân bằng tài chính (NWC) tăng 0,986%, rủi ro tài chính giảm xuống. Bảng 04: Kết quả ước lượng tác động cấu trúc vốn đến khả năng thanh toán Dependent variable: LIQ FEM REM Robust FEM aTD 1,321*** 0,056 1,321** -0,368 -0,259 -0,513 aSIZE -0,588*** -0,041 -0,588** -0,181 -0,04 -0,287 aTANG -0,832** -1,193*** -0,832* -0,378 -0,228 -0,447 Constant 1,977*** -0,535 Observations 65 65 65 R2 0,324 0,472 0,324 Adjusted R2 0,118 0,446 0,118 F Statistic 7,846*** 18,162*** 7,846*** (df = 3; 49) (df = 3; 61) (df = 3; 49) Note: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01 Ghi chú: Robust FEM là mô hình sai số chuẩn mạnh, Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình tác động cố định FEM, Do vậy kết quả phân tích sẽ dựa vào kêt quả từ mô hình fixed effects. Nguồn: Tính toán của tác giả 4.2. Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng thanh toán Căn cứ vào kết quả ước lượng tác động cấu trúc vốn đến khả năng thanh toán cho thấy, cấu trúc vốn được phản ánh thông qua chỉ tiêu hệ số nợ phải trả (TD) có mối quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn (LIQ). Nói cách khác, khi TD tăng 1% thì khả năng thanh toán (LIQ) tăng 1,321%, rủi ro tài chính giảm xuống. Như vậy, kết quả ước lượng từ 2 mô hình trên cho thấy cấu trúc vốn được phản ánh thông qua chỉ tiêu NVTX và TD đã có mối quan hệ cùng chiều với sự cân bằng tài chính (NWC) và khả năng thanh toán ngắn hạn (LIQ), có mức ý nghĩa thống kê 1%, Phát hiện của nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Wafaa Sbeiti (2010), Dharmendra S. Mistry (2011), Widya Ningsih và Neneng Djuaeriah (2013), Maryam Masnoon, Abiha Saeed (2014); Phan Thanh Hiệp (2016), Đặng Thị Ngọc Lan và Nguyễn Ngọc Hưng (2017). Kết quả ước lượng cũng cho thấy, quy mô doanh nghiệp (SIZE), và cơ cấu tài sản (TANG) phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ ngược chiều với NWC, và LIQ. Tức là, khi quy mô doanh nghiệp tăng, mức độ đầu tư tài sản cố định hữu hình lớn thì sự cân bằng tài chính, khả năng thanh toán ngắn hạn sẽ biến động chiều hướng giảm xuống, qua đó gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. 5. Kết luận Bài viết này nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017. Biến độc lập phản ánh cấu trúc vốn được nhìn nhận dưới 2 góc độ là theo thời gian huy động và sử dụng vốn (NVTX) và theo quan hệ sở hữu (TD). Biến phụ thuộc phản ánh mức độ rủi ro tài chính được phản ánh qua chỉ tiêu sự cân bằng tài chính (NWC) và khả năng thanh toán ngắn hạn (LIQ). Kết quả ước lượng của nghiên cứu này không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ ngược chiều giữa cấu trúc vốn với NWC, và LIQ. Điều này có thể giải thích rằng, dữ liệu phân tích được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2017, đây là giai đoạn nền kinh tế có sự phục hồi, tăng trưởng cao và liên tục, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng cao, kết quả kinh doanh được cải thiện. Việc điều chỉnh cấu trúc vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn thường xuyên, tăng nợ dài hạn sẽ làm gia tăng sự cân bằng tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp xi măng, qua đó làm giảm rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt. Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 86 Từ kết quả nghiên cứu trên, bài viết đề xuất một số kiến nghị: Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp về tầm quan trọng của cấu trúc vốn, rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Do đặc điểm của ngành xi măng là quy mô vốn đầu tư lớn, tỷ trọng tài sản cố định cao. Vì vậy, nguồn tài trợ từ vay nợ phải mang tính chất dài hạn, cấu trúc vốn phải đảm bảo nguồn vốn thường xuyên đủ lớn, Trong giai đoạn tăng trưởng, việc gia tăng hệ số nợ, nguồn vốn thường xuyên sẽ có tác động gia tăng sự cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, và qua đó làm giảm rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Trong chính sách huy động và sử dụng vốn, cần ưu tiên sử dụng phần lợi nhuận để lại tái đầu tư, Đây là nguồn vốn rất quan trọng để nâng cao khả năng tự chủ của doanh nghiệp, Tiếp cận thị trường vốn một cách linh hoạt, thực hiện phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên thị trường chứng khoán. - Doanh nghiệp cũng cần kiểm soát quy mô doanh nghiệp và cấu trúc tài sản phù hợp, Bởi vì, việc gia tăng quy mô doanh nghiệp và đầu tư nhiều vào tài sản cố định hữu hình sẽ có tác động làm gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ahmad Mohammad Obeid Gharaibeh. (2015). The determinants of capiatal structure: Empirical evidence from Kuwait. European Journal of Business, Economics and Accountancy. No 03(06/2015). [2]. Anifowose Mutalib. (2011). Determinants of Capital Structure in Cement Industry: A Case of Nigerian Listed Cement Firms. Nigerian Journal of Accounting Research. No. 06, tr. 118-135. [3]. Nguyễn Việt Dũng. (2017). Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam. Kỳ yếu hội thảo khoa học Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính. [4]. Nguyễn Việt Dũng và Mai Thanh Giang. (2016). Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và rủi ro tài chính của doanh nghiệp xi măng niêm yết. Kỳ yếu hội thảo khoa học _ Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Học Viện Tài Chính, tr. 245 – 249. [5]. Nguyễn Việt Dũng và Mai Thanh Giang. (2016). Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán. Số 01 (150) 2016, tr. 87 - 90. [6]. Franco Modigliani và Merton H. Miller. (1958). The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment. The American Economic Review. Vol (48)(No 3), tr. 261 - 267. [7]. Gulnur Muradoglu and Kate Phylaktis Tugba Bas. (2009). Determinants of Capital Structure in Developing Countries, truy cập ngày, tại trang web [8]. Phan Thanh Hiệp. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp công nghiệp: Nghiên cứu từ mô hình GMM. Tạp chí Tài chính(6/2016), tr. 47 - 51. [9]. Lê Văn Luyện và Vũ Thị Hậu. (2011). Rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp và dịch vụ - nguy cơ tiềm tàng của khủng hoảng tài chính. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng. 115, tr. 38. [10]. Maryam Masnoon và Abiha Saeed. (2014). Capital Structure Determinants of KSE Listed Automobile Companies. European Scientific Journal. 10(13), tr. 451-461. [11]. Milton Harris và Artur Raviv. (1991). The theory of capital structure. The journal of finance. No 46(Mar,1991), tr. 297 - 355. [12]. Murray Z. Frank and Vidhan K. Goyal. (2009). Capital Structure Decisions: Which Factors are Reliably Important. Financial Management. No 38, tr. 1 - 37. [13]. Oladele John Akinyomi và Adebayo Olagunju. (2013). Determinants of Capital Structure in Nigeria. Innovative Space of Scientific Research Journals. No 03, tr. 999-1005. [14]. S.C Myers và N.S Majluf. (1984). Corporate Financing and Investment Decisions When Firms Have Information That Investors Do Not Have. Journal of Financial Economics. 13, tr. 187-221. [15]. Sheridan Titman và Roberto Wessels. (1988). The determinants of capital structure choice. Journal of Finance. No 43(Mar 1988), tr. 1-19. [16]. Syed Tahir Hijazi and Yasir Bin Tariq. (2006). Determinants of capital structure : a case for the Pakistani cement industry. The Lahore journal of economics. No 01(11.2006), tr. 63-80. [17]. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh. (2013). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội, tr.354. Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 87 [18]. Wafaa Sbeiti. (2010). The Determinants of Capital Structure: Evidence from the GCC Countries. International Research Journal of Finance and Economics (47). [19]. Widya Ningsih và Neneng Djuaeriah. (2013). The Capital Structure And Firm’s Financial Leverage In Indonesian Publicly Listed Cement Industry. Proceedings of World Business and Social Science Research Conference, Bangkok, Thailand. Thông tin tác giả: Nguyễn Việt Dũng - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: nguyenvietdung@tueba,edu,vn Ngày nhận bài: 03/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 13/03/2018 Ngày duyệt đăng: 30/03/2018
File đính kèm:
- tac_dong_cua_cau_truc_von_den_rui_ro_tai_chinh_cua_doanh_ngh.pdf