Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc
Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập về công tác thủy lợi những năm cuối thế kỉ XIX đến năm
1945 ở đồng bằng Bắc Kì (ĐBBK). Nghiên cứu đã chỉ ra những tiến bộ nhất định trong
khoa học kĩ thuật thủy lợi dưới thời Pháp thuộc (1884 – 1945), khi đối sánh với giai đoạn
trước năm 1884; kết quả nghiên cứu đồng thời chỉ ra những tồn tại và bài học thiết thực
phục vụ cho thực tiễn giải quyết vấn đề thuỷ lợi của đất nước vì mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội.
thiết kế, cơ quan chính quyền chuyên môn xét duyệt, thi công và qua nghiệm thu mới được sử dụng. Những công trình cống đập, đê lường và sông ngòi ở trong tỉnh khi tu sửa, xây dựng đều phải theo sự chỉ đạo, kiểm tra về kĩ thuật của Sở thuỷ nông Bắc Kì. - Các biện pháp kĩ thuật mới: So với thời kì trước 1884, thuỷ lợi ĐBBK thời Pháp thuộc vẫn được thực hiện theo các biện pháp truyền thống, những kĩ thuật cơ bản đã từng mang lại hiệu quả nhất định trước đây tiếp tục được vận dụng trong việc làm thuỷ lợi ở ĐBBK như việc kết hợp chặt chẽ giữa củng cố đê điều với khơi đào các dòng sông, ngòi, cửa biển, kênh mương và xây dựng các công trình kè, cống, đập; kết hợp giữa việc phòng chống lũ lụt, sóng triều, nước mặn với tưới, tiêu phòng chống hạn, úng; sử dụng thuỷ triều cùng với hệ thống sông ngòi, cống đập ngăn nước, tháo nước để dẫn nước ngọt vào đồng ruộng vùng ven biển. Tuy nhiên, khác với thời kì trước, một số cống, đập, bước đầu máy móc, xi măng, đá, sắt thép, được sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhất là những cống âu thuyền lớn, quan trọng. Xuất hiện cống có cánh cửa bằng sắt và đóng mở bằng tời (cống Dương Liễu năm 1933, cống Nhân Lang 1934). Một số công trình đã dùng máy bơm dầu hút nước thay cho sức người tát khi thi công. Một số con sông, đoạn sông, cửa sông lớn, quan trọng đã được dùng tàu cuốc, tàu hút bùn cát để khơi đào, nạo vét. Những máy vét hút nhỏ kiểu Pinguely và Campistrou được dùng để nạo vét các sông trong nội đồng. Máy vét kiểu “Godest drague a benne” để nạo vét ở các sông lớn, như sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý và sông Hồng. Khi đắp các con đê lớn đã dùng một số máy lu để đầm nén. Chính quyền thực dân Pháp cho tập trung nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật đồng thời vận dụng những kinh nghiệm làm thuỷ lợi của nhân dân ta để giải quyết tích cực hơn những khó khăn do điều kiện thuỷ chế và địa hình phức tạp: Thực hiện biện pháp kĩ thuật sửa đắp, củng cố đê, làm cho những con đê có thể đứng vững được trước sức ép, lưu lượng, tốc độ cao của dòng nước và sức tàn phá ghê gớm của gió bão, sóng biển, trong điều kiện cấu tạo địa chất của nền đê phần lớn chỉ là đất cát sa bồi hoặc bùn nhão. Đối với sông ngòi, không chỉ đào nối liền các dòng sông như trước 1930, mà khơi đào, nạo vét làm cho sâu, rộng nhiều dòng sông, làm tăng khả năng chứa nước hoặc tăng khả năng thoát nước của hệ thống sông trong nội đồng; đảm bảo tưới, tiêu thuận lợi, khắc phục tình trạng quá thừa nước trong mưa lũ và quá thiếu nước trong mùa khô hanh. Cải tạo, xây dựng lại hệ thống cống, đập; nghiên cứu và sắp đặt cống, đắp lại những vị trí thích hợp ở phần thượng, hạ lưu những con sông làm cho việc lấy nước và tưới, tiêu úng cho ruộng lúa có hiệu quả cao. Mở rộng diện tích và tiết diện của cống, đảm bảo lưu lượng nước qua cửa cống đáp ứng được yêu cầu cần nước tưới và chống úng, lụt cho làng mạc, đồng ruộng. - Nguồn tài chính hỗ trợ thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì: Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), ngân sách đầu tư cho nông nghiệp nói chung còn nhỏ giọt, thực dân Pháp chú trọng việc lập các đồn điền ở những vùng được gọi là “đất vô chủ”, với phương thức kinh doanh chủ yếu là phát canh thu tô nên chẳng cần đầu tư máy móc, kĩ thuật, cũng chẳng lo xây đắp các công trình thuỷ lợi tốn kém. Giai đoạn 1919 - 1945, chính quyền thực dân từng bước quan tâm hơn đến lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có công tác thủy lợi, một phần vì cần lượng nông sản, hàng hoá lớn cung cấp cho nước Pháp và phục vụ xuất khẩu, cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Tháng 8 131 Hồ Công Lưu năm 1944, chính quyền thực dân Pháp còn cho lập trường Cao đẳng Công chính để đào tạo kĩ thuật viên và kĩ sư thủy lợi, mặc dù trường phải chấm dứt hoạt động chưa đầy môt năm sau đó. Có khá nhiều nguồn để chính quyền thực dân giải quyết vấn đề tài chính trong thuỷ lợi ở ĐBBK: tiền của làng xã và nông dân đóng góp, ngân sách các tỉnh, tiền do nhà nước hoặc ngân hàng cho vay. Một số làng xã còn cho đấu thầu, cho thuê ao hồ, đầm, ngòi, ruộng đất công để chi cho thuỷ lợi, giao thông. Chính quyền thực dân vẫn thi hành chế độ lao dịch, bắt phu để huy động lực lượng xây dựng các công trình thuỷ lợi và các công trình công cộng khác. Trong các nguồn tài chính trên, tiền của nông dân đóng góp từ thuế vẫn là chủ yếu. “Những công trình xây dựng thì do Nhà nước chịu trách nhiệm”, còn các công việc khơi đào, nạo vét các sông ngòi do nhân dân địa phương đóng góp nhân công và chi phí [1;140]. Theo thống kê của chúng tôi, ở Bắc Kì, ngân sách chính quyền thuộc địa đầu tư cho thủy lợi chiếm khoảng 12,1% trên toàn Đông Dương [1;139]. Sau đây là ngân sách phân bổ cho các công trình thủy lợi lớn ở đồng bằng Bắc Kì, theo Đạo luật 22-2-1931: STT Tính chất và vị trí của công trình Tổng số tiền dựchi (triệu đồng) Số tiền chi đến cuối năm 1937 (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Củng cố đê Bắc Kì 9.600 9.600 42 2 Màng lưới bắc Nam Định và Hà Đông– Phủ Lý 6.030 5.288 26.3 3 Tiêu úng màng lưới sông Cầu 2.395 2.248 10.5 4 Màng lưới Kẻ Sặt-Hưng Yên-Nam BắcNinh 1.765 1.044 7.7 5 Màng lưới Thái Bình 1.680 1.404 7.3 6 Tiêu úng màng lưới Sơn Tây 1.400 1.381 6.2 Tổng cộng 22.870 20.965 100 [8;398] Với sự tiến bộ nhất định trong khoa học kĩ thuật thủy lợi, từ năm 1900 đến 1930, ở ĐBBK 4 dự án thuỷ nông đã được thực hiện: đó là các dự án thuỷ nông Kép (1906 – 1914); Vĩnh Yên (1914 – 1922); sông Cầu (1922 – 1929), hệ thống thủy nông thác Huống, sông Cầu tưới cho 28.000 ha ruộng (trong đó có 15.525 ha đồn điền của Pháp); xây dựng trạm bơm Phà Sa (Sơn Tây) năm 1928 tưới cho 10.000 ha [5;213]. Nhìn chung, đây là những địa bàn tập trung nhiều đồn điền, có đường giao thông thuỷ đi tới cảng Hải Phòng hoặc khu quân sự của thực dân nên được chú ý xây dựng. Chính quyền thực dân từng bước sử dụng các biện pháp kĩ thuật để nâng cao chất lượng xây đắp, nhờ đó năng suất và diện tích trồng trọt không ngừng được tăng lên. - Khoa học kĩ thuật thuỷ lợi của ĐBBK thời Pháp thuộc phần nào đó đã khắc phục một số yếu kém về biện pháp kĩ thuật thủy lợi ở giai đoạn trước, mặc dù trên thực tế còn “nhỏ giọt, chập chững”, sức lao động của người nông dân cùng với những công cụ thô sơ như mai, cuốc, quang gánh, gầu, guồng nước, tiếp tục được sử dụng phổ biến để giải quyết vấn đề tưới, tiêu. Đặc biệt vấn đề về vốn, khoa học kĩ thuật hiện đại cho thuỷ lợi, một yêu cầu cấp thiết đã được đặt ra cuối thế kỉ XIX, nhưng thời kì này chưa được đáp ứng tích cực nhất, hiện tượng vỡ đê đã gây ra hậu quả nghiêm trọng với nông nghiệp, đời sống nhân dân. Từ 1938 – 1945, đê điều ĐBBK không được sửa đắp, củng cố thường xuyên nên trận lũ năm 1945 hầu hết các đê ở đồng bằng và trung du Bắc Kì đều bị vỡ. Ruộng đất ngập trắng 260.000 ha. Chính phủ cách mạng mới thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã kịp thời tổ chức chỉ đạo đắp lại chi phí hết hơn 2 triệu đồng và hàng trăm tấn gạo. Có nhiều nguyên nhân làm cho thuỷ lợi ĐBBK cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 yếu kém như: 132 Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở Đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc điều kiện địa lí, khí hậu, thuỷ văn ở đây khó khăn, phức tạp, hậu quả sau nhiều thế kỉ đào sông, đắp đê, xây dựng cống đập làm thay đổi hệ địa sinh thái vùng đồng bằng châu thổ. Thời kì này lại có nhiều biến cố chính trị, kinh tế xảy ra. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thống trị của nhà nước phong kiến, bản chất khai thác, bóc lột của chính quyền thực dân không đáp ứng được yêu cầu của thuỷ lợi, yêu cầu của sản xuất và quyền lợi thiết thân của nông dân, nên không động viên, phát huy được sức mạnh của họ. 3. Kết luận Sự tiến bộ trong khoa học kĩ thuật thuỷ lợi ở ĐBBK những năm cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển thuỷ lợi ở ĐBBK và cả nước. Dưới thời Pháp thuộc, bước đầu những kiến thức khoa học kĩ thuật, phương pháp làm thuỷ lợi hiện đại của châu Âu đã vận dụng. Từ thực tiễn hoạt động thuỷ lợi ĐBBK những năm cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 đã cho ta tìm thấy những bài học bổ ích để phục vụ cho công cuộc thuỷ lợi hoá, đổi mới nông thôn ở ĐBBK và đất nước. Trong đó, vấn đề tài chính và khoa học công nghệ luôn là yếu tố quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của các công trình thuỷ lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Am, 2000. Thuỷ lợi Thái Bình 1883 – 1945. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Am, 1993. Nguyễn Tư Giản với công tác trị thủy ở nửa đầu thế kỉ XIX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (266), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện sử học. [3] Catala, 1934. La Monographie de Thai Binh. Eveil économique de L’Indochine. [4] Chassigenux, 1912. “L’Irrigation dans le delta du Tonkin”. Librairie Ch.Delagrave, Paris. [5] Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, 1996, Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.213. [6] Passquier, 1904. Tỉnh Thái Bình, trong “Những tỉnh Bắc Kì”. Trích tạp chí Đông Dương 1904 (6 tháng đầu năm), người dịch Nguyễn Đình Khang. [7] Yoshiharo Tsuboi, 1990. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1847 – 1885). Ban Khoa học Xã hội – Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. [8] Quốc sử quán triều Nguyễn. “Đại Nam thực lục”, tập 38, bản dịch của Viện sử học. Nxb Khoa học Xã hội, 1962, 1978. [9] Exposition International de Paris 1937. “Congrès de l’outillage public et ptivé de la France d’Outre-mer”. Paris (5e) – La Rose. Editeurs. M. 16158 (TVQGVN). ABSTRACT The progress of scientific technical irrigation Northern Delta French colonial period Ho Cong Luu Faculty of Vietnamese Studies, Hanoi National University of Education The study referred to the irrigation of the last years of the nineteenth century to 1945 in the Tonkin Delta; The study indicates certain advances in French irrigation science and technology (1884-1945); The results of the research concurrently show the existence and practical lessons in solving the irrigation problem for the socio-economic development of the country. Keywords: Science Technology, Northern Delta, French colonial period. 133
File đính kèm:
- su_tien_bo_cua_khoa_hoc_ki_thuat_thuy_loi_o_dong_bang_bac_ki.pdf