Sự cần thiết phải nâng cao trình độ thẩm mỹ cho xã hội và thực trạng của công tác thiết kế mỹ thuật ở Việt Nam

TÓM TẮT: Để nhận diện một xã hội phát triển phải thông qua đánh giá nhiều mặt, một

trong những yếu tố rõ nét nhất đó là những sản phẩm vật chất mà xã hội đang sản sinh và

đang sử dụng. Nhận định về giá trị thẩm mỹ của xã hội phải thông qua thị hiếu thẩm mỹ

của số đông tầng lớp những cá thể đại diện cho xã hội đó. Chính vì vậy, sản phẩm design

ứng dụng bên cạnh giá trị công năng còn có giá trị thẩm mỹ. Đầu tư cho sự phát triển

thẩm mỹ của sản phẩm là đầu tư cho chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao trình độ

thẩm mỹ cho công chúng là điều cần thiết và trách nhiệm của công tác thiết kế mỹ thuật

ứng dụng và sản phẩm design.

pdf7 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Mỹ Thuật | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sự cần thiết phải nâng cao trình độ thẩm mỹ cho xã hội và thực trạng của công tác thiết kế mỹ thuật ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 đó, mỹ thuật cần 
phát huy vai trò giáo dục con người về mặt 
thẩm mỹ nâng cao đời sống văn hóa tinh 
thần, văn minh hiện đại trong xã hội, 
Thực tế, lợi ích kinh tế mà mỹ thuật 
mang lại hết sức to lớn, nó không tùy thuộc 
vào số lượng hoạ sĩ, số lượng tác phẩm, số 
lượng các cuộc triển lãm, mà phụ thuộc 
vào năng lực sáng tạo, định hình trong một 
dòng chảy riêng với những điển phạm, quy 
phạm được phổ cập hóa và không ngừng tự 
phủ định. Nói cách khác, một nền mỹ thuật 
thực sự tồn tại, là tồn tại như một chỉnh thể 
văn hóa mỹ thuật. 
Giáo dục, định hướng thẩm mỹ nghệ 
thuật cho xã hội góp phần định hình một 
nền “văn minh thị giác riêng biệt” [4, tr.97] 
tạo nên cá tính cho xã hội và nét đặc thù 
của một nền văn hóa tiêu biểu. Trong bối 
cảnh xã hội ngày nay, khi nền kinh tế hàng 
hóa, thông tin và du lịch phát triển, khi mà 
con người đều hiểu được tính chất tượng 
trưng trong các quan hệ xã hội và tính chất 
ẩn dụ trong hành vi mỗi con người,... sự 
đóng góp của mỹ thuật đối với kinh tế càng 
cụ thể và rộng lớn. Sự đóng góp này không 
phải trang điểm, làm đẹp hiểu theo nghĩa 
cân bằng thị giác chung chung, mà là sự 
hiển thị tượng trưng các giá trị thẩm mỹ 
biểu hiện cho một trình độ văn minh, một 
bản sắc văn hóa. Nói cách khác, nó thực sự 
là cách để giao tiếp điều chỉnh các quan 
điểm thẩm mỹ trong xã hội phát triển. 
Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hiện tại 
chưa định hình nền văn hóa thị giác đặc 
trưng Việt Nam. Chỉ cần nhìn qua thị 
trường hàng lưu niệm, vật phẩm trang trí, 
bao bì hàng hóa, mẫu mã quảng cáo, mọi 
người đều có thể nhận thấy - nghèo nàn về 
chủng loại, ít sản phẩm đẹp, trong những 
sản phẩm được cho là đẹp thường lại lai 
căng, thiếu cái riêng như những quy định 
thể chế, những quy ước văn hóa trong ngôn 
ngữ tạo hình. Nguyên nhân sâu xa dường 
như chính nó hiện nay cũng không thực sự 
tồn tại, công chúng không biết nhiều về nó. 
Còn các nhà thiết kế trong các lĩnh vực mỹ 
thuật ứng dụng, khi đi tìm những chất liệu 
mới, những kỹ thuật mới và cả những tiêu 
chuẩn thẩm mỹ mới cũng chẳng thấy khi 
nhắm vào nó. Để có vẻ dân tộc, họ tìm về 
nguồn nghệ thuật dân gian, để có vẻ hiện 
đại, họ lật ngay sách vở nước ngoài, điều 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Đắc Thái 
54 
này hết sức nguy hiểm trong sáng tác, nó 
tạo thành sự gượng ép, bắt chước. Sản 
phẩm mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hiện 
đại, cho đến nay, hoặc vẫn lặp đi lặp lại, 
luẩn quẩn trong sự tùng phục ý niệm, chưa 
khẳng định được vị thế của cái nhìn, hoặc 
có ý thức về vị thế của cái nhìn, về đặc thù 
tư duy của cái nhìn, về đặc thù tư duy thị 
giác nhưng lại thiếu khả năng độc lập sáng 
tạo nên vẫn cứ mãi lặp đi lặp lại người 
khác, “Nói chung, nó vẫn còn lơ lửng 
giữa nghệ thuật dân gian và nghệ thuật 
hiện đại phương Tây chứ chưa thực sự cắm 
rễ trong bản thể văn hóa của mình, và trở 
lại làm giàu cho cái bản thể đó. Và do đó, 
chỉ sinh ra được những sản phẩm chiết 
trung, tồn tại trên bề mặt - nhưng những ảo 
ảnh - ít có những hình tượng sống lâu bền, 
những hình ảnh tiêu biểu đi sâu vào công 
chúng, những sáng tạo về hình thức làm 
thay đổi cái nhìn sự vật,” [3, tr.168 ]. 
Lợi ích kinh tế đi liền sau lợi ích văn 
hóa của mỹ thuật. Vấn đề của mỹ thuật 
Việt Nam hiện đại là phải nhìn nhận lại 
cách nhìn, cách nghĩ của cả người sáng tác 
lẫn người thưởng thức. Nếu giáo dục thẩm 
mỹ mỹ thuật chỉ quan tâm đến ý nghĩa đề 
tài, không quan tâm đến giá trị thực tiễn thì 
việc thưởng thức nghệ thuật sẽ rất khô khan 
và rất khó cho công chúng cảm nhận 
Ngày nay, phải trả thẩm mỹ mỹ thuật về 
đúng với vị trí của nó là tìm tòi, sáng tạo 
những hình thức nghệ thuật mới, những giá 
trị thẩm mỹ mới. Nói chung, cần phải có 
phê bình thực sự - biện biệt các giá trị, 
nhắm đến sự quy phạm hóa thông qua các 
điển phạm - và tiến tới là mở rộng, nâng 
cao các hoạt động phổ cập, 
Đứng trước tình hình hiện nay, về 
mặt quản lý, Nhà nước cần vạch ra một 
phương hướng mới, phù hợp với một nền 
kinh tế thị trường hết sức năng động và 
các chính sách phải rất phù hợp với đặc 
điểm riêng trong nền kinh tế mở như hiện 
nay. Cơ chế thị trường và sự hội nhập 
quốc tế, bên cạnh những tích cực to lớn 
cũng đã bộc lộ rõ mặt trái của nó, ảnh 
hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối 
sống của nhân dân, và sức sáng tác của 
tầng lớp nghệ sĩ nói chung và hoạ sĩ nói 
riêng từ những tác động không tốt, vô 
tình phân luồng dòng tư tưởng sáng tác 
trên bước đường phát triển theo nhiều ngã 
rẽ khác nhau. Kinh tế thị trường với sức 
mạnh tự phát ghê gớm đã làm sinh sôi 
chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, 
coi trọng giá trị vật chất coi nhẹ giá trị 
tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân 
mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chú ý lợi 
ích trước mắt mà coi nhẹ giá trị cơ bản 
lâu dài. Ở một góc độ khác, mặt trái của 
cơ chế thị trường là sự cạnh tranh không 
lành mạnh, nạn thất nhiệp, sự phân hóa 
giàu nghèo, tệ nạn xã hội, những điều 
đó tác động tiêu cực đến đời sống con 
người, là một nguyên nhân của những 
tiêu cực trong nhận thức tư tưởng, tình 
cảm đạo đức lối sống. 
Đối với việc mở rộng giao lưu, hội 
nhập quốc tế, bên cạnh mặt tác dụng tích 
cực có mặt tác động tiêu cực. Qua tiếp xúc 
với các giá trị văn hóa, các lối sống khác 
nhau, trong những giá trị đó có những giá 
trị không phù hợp với truyền thống dân tộc 
nhưng được một bộ phận xã hội chấp nhận 
vì nhận thức chưa cao, bên cạnh đó có 
những kẻ lợi dụng để xuyên tạc gây rối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 08/2018 
55 
loạn nền văn hóa nước nhà, làm cho môi 
trường văn hóa thẩm mỹ của xã hội có 
những xáo động, phức tạp theo hướng bất 
lợi. Loại hình thiết kế ứng dụng cũng 
không tránh khỏi, nhiều trường phái mới du 
nhập vào, nhiều phong cách hơn nhưng 
chưa phải là tất cả chúng đều được thị 
trường chấp nhận vì những lý do nêu trên 
mà sẽ có một số vẫn còn phải cân nhắc và 
thận trọng. 
3. KẾT LUẬN 
Tóm lại, công tác thiết kế mỹ thuật ứng 
dụng và sản phẩm của nó đóng vai trò quan 
trọng, hình thành một nền tảng tư tưởng 
trong công chúng phải mang tính chiến 
lược và định hướng cho xã hội. Xây dựng 
được một tầng lớp có trình độ thẩm mỹ 
nhất định và bản lĩnh về tư tưởng và nội 
dung của tác phẩm. Xây dựng một hệ thống 
tiêu chuẩn các quan niệm về thẩm mỹ rộng 
rãi trong công chúng để nâng cao ý thức và 
quan niệm thẩm mỹ của mọi tầng lớp xã 
hội lên một tầm cao mới, phù hợp với một 
xã hội năng động trong cơ chế thị trường 
như hiện nay. 
Xác định được vai trò và giá trị của 
yếu tố thẩm mỹ trong sản phẩm thiết kế 
không chỉ đơn thuần phục vụ mang lại giá 
trị cộng thêm cho sản phẩm mà còn góp 
phần định hình thẩm mỹ cho người tiêu 
dùng và cho xã hội. Muốn có được một sản 
phẩm thiết kế ứng dụng tốt, phải hiểu được 
hành vi, cảm nhận thẩm mỹ của người tiêu 
dùng với sản phẩm đó để định được giá trị 
đúng cho sản phẩm. Điều này góp phần 
nâng cao ý thức cho toàn xã hội về ý thức 
thẩm mỹ cho cả nhà sản xuất và người tiêu 
dùng hiện đại. Để đạt được như mong 
muốn, cần phải có lộ trình ở cấp Nhà nước 
và thay đổi hành vi nhận thức từng bước 
qua nhiều thế hệ, không nóng vội và áp đặt 
yếu tố cảm nhận, bởi vì mỗi một cá thể 
trong xã hội bị chi phối bởi một định kiến 
xã hội nhất định. 
Bài học từ chính phủ Hàn Quốc [5, 
tr.6] chính vì nhận thức được tầm quan 
trọng của thiết kế mà chính phủ Hàn Quốc 
đã phát triển dịch vụ thiết kế thành công 
nghiệp thiết kế và thực hiện hành động như 
là một chính sách quốc gia một cách tổng 
thể và có sự chỉ đạo định hướng từ cấp nhà 
nước với chiến lược và quốc sách rõ ràng, 
nâng tầm chất lượng thiết kế của sản phẩm 
lên hàng đầu thế giới. Họ có những chính 
sách ưu đãi và ràng buộc nhất định trong 
lĩnh vực thiết kế, xây dựng nên thể chế 
riêng trong việc nhận biết thị giác cho các 
sản phẩm thiết kế của họ. Giáo dục và định 
hình thẩm mỹ được quan tâm từ những cái 
nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày như 
món ăn, sản phẩm gia dụng, đều được 
nhất quán một tinh thần chung là giá trị tự 
hào dân tộc, giá trị quốc gia được ưu tiên, 
chính vì thế mà lĩnh vực thiết kế của Hàn 
Quốc ngày càng vượt trội và mang tính 
định hướng. Sản phẩm thiết kế của Hàn 
Quốc luôn tạo được trào lưu, xu hướng ở 
các nước trong khu vực và trên thế giới. Để 
xây dựng chính sách và chiến lược giáo dục 
nghệ thuật đúng đắn, trước hết chính phủ 
phải nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và 
tính cấp thiết của giáo dục văn hóa nghệ 
thuật trong đời sống quốc gia. Trên cơ sở 
nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, chính 
phủ Hàn Quốc hiểu sâu sắc đặc điểm, nhu 
cầu của nền kinh tế tri thức, xu hướng toàn 
cầu hóa và điều kiện cụ thể của đất nước. 
“Từ đó, Chính phủ đã nhận diện được vai 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Đắc Thái 
56 
trò đặc biệt quan trọng của giáo dục nghệ 
thuật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 
Hàn Quốc trong thời gian tới và quyết định 
đầu tư cho lĩnh vực này” [5, tr.9]. Đây là 
điều mà Việt Nam cần xem xét và thay đổi 
một cách nghiêm túc, khẩn trương và thiết 
thực. Để các thế hệ sau của Việt Nam có tư 
duy, trình độ thẩm mỹ nhất định bắt kịp với 
các nước trên thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. T.SecnưSepxki (1962), Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực, Nxb. Va n 
hóa nghệ thuật, Hà Nội. 
2. Phương Lựu (1994), Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, 
Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
3. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên, 2001), Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con ngu ời Việt 
Nam trong thế k mới, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
4. Mikel Dufrenne (Chủ biên, 2002), Sự nghiên cứu hiện nay về các vấn đề chủ yếu trong 
mỹ học và các ngành nghệ thuật, t.4, Thư viện Viện Triết học. 
5. Phạm Bích Huyền, Giáo dục văn hóa và nghệ thuật ở Hàn Quốc - Nâng cao nhận thức 
của chính phủ về tính cấp thiết của giáo dục nghệ thuật. 
Ngày nhận bài: 06/11/2017. Ngày biên tập xong: 12/01/2018. Duyệt đăng: 17/3/2018. 

File đính kèm:

  • pdfsu_can_thiet_phai_nang_cao_trinh_do_tham_my_cho_xa_hoi_va_th.pdf