Nghệ thuật tạo hình tượng giám trai bằng gốm trong chùa Giác Viên ở thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Tượng Phật Giám Trai trong chùa Giác Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là pho

tượng gốm tráng men quý hiếm thuộc dòng gốm Cây Mai, Sài Gòn xưa. Đây là pho tượng được chế

tác vào năm 1880, rất độc đáo về mặt mĩ thuật, mang nhiều giá trị trong nghiên cứu nghệ thuật

truyền thống Nam Bộ. Bài viết cũng là một trong những cơ sở ban đầu để nghiên cứu về đặc trưng

của mĩ thuật Nam Bộ.

pdf10 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Mỹ Thuật | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghệ thuật tạo hình tượng giám trai bằng gốm trong chùa Giác Viên ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Trai trong 
chùa Giác Viên được sử dụng tinh tế với 5 
màu và có đủ gam màu nóng – lạnh, sáng – 
tối, các màu nóng chiếm diện tích nhiều 
tôn thêm màu lạnh (xanh lam của áo cà sa). 
Màu đen được sử dụng với diện tích nhỏ, 
đặt vào chỗ hợp lí và khá đắt làm tôn lên 
thần thái của nhân vật. Bên cạnh đó, các 
mảng tráng men láng, mảng gốm thô mộc 
đã tạo “chất” cho pho tượng. Khi quan sát 
phần áo, quần, khăn tráng men, sự phản 
quang như làm cho tượng bừng sáng lên. 
Hai màu men chủ đạo trên tượng là vàng 
da lươn và xanh ngọc trên áo cà sa đã tạo 
nên sự tương phản về màu nóng lạnh. 
Hình thức của tượng Phật thể hiện sự 
gần gũi đời thực hơn là theo những nguyên 
tắc truyền thống. Điều này đã tạo nên một 
tác phẩm nghệ thuật với phong cách tả 
thực, sống động. Ngoài cách tạo hình sinh 
động, tác phẩm còn vừa mang tính đời vừa 
góp phần làm rõ thân phận phong trần của 
Đức Phật Giám Trai. Điểm đặc biệt thể 
hiện đời thực trong tác phẩm còn nằm ở 
cách diễn tả đôi dép dưới chân của vị Phật 
này. Thông thường, tượng Phật để chân 
trần, nhưng ở đây, nghệ nhân đã cho tượng 
Phật mang dép. Chi tiết này chứng tỏ nghệ 
nhân tạo tác đã có những nghiên cứu thực 
tế rất kĩ, họ đã thổi hồn vào pho tượng làm 
cho tác phẩm càng như gần lại với đời 
thường. Quan sát kĩ ta thấy ở trán tượng 
Giám Trai có con mắt thứ ba, con mắt này 
là dấu hiệu của một tượng Phật, thể hiện 
tướng vô kiến đỉnh, trên đỉnh mắt nhô cao 
thể hiện đỉnh Unisha, Lậu Tận Thông tức 
đạt được trí tuệ Phật, hiểu biết cùng tận từ 
trong tới ngoài mọi biến chuyển của vũ trụ. 
Tóm lại, tượng Phật Giám Trai trong chùa 
Giác Viên mang phong cách Phật giáo Ấn 
rõ nét, pho tượng được nghệ nhân là người 
Hoa ở lò gốm Sài Gòn xưa thực hiện tại 
khu vực làng gốm Cây Mai và được thờ 
trong chùa Việt. Đây là một tượng gốm 
Giám Trai độc đáo có giá trị nghệ thuật 
cao, thể hiện rõ sự giao lưu, tiếp biến của 
mĩ thuật chùa Việt ở TPHCM. 
3. Kết luận 
3.1. Về lịch sử 
Trải qua những triều đại Lý, Trần, 
Lê, Nguyễn, ông cha ta đã mở cõi về 
phương Nam, cùng với quá trình mở mang 
bờ cõi đó là sự phát triển của các làng 
nghề. Làng nghề gốm Nam Bộ cũng ra đời 
trong hoàn cảnh đó. Gốm đã được sử dụng 
trong đời sống, xã hội của người Việt tại 
Nam Bộ từ xa xưa. Tượng gốm Giám Trai 
là một tác phẩm mĩ thuật được chế tác 
phục vụ việc thờ cúng trong thời khai 
hoang, khẩn đất ở Đàng Trong. Vì vậy 
tượng thờ này đã trên trăm năm song hành 
cùng cư dân Việt trong hơn 300 năm tồn 
tại ở vùng đất Nam Bộ. 
Tượng Giám Trai là trong số ít tượng 
có ghi thời gian thực hiện, đối chiếu với 
lịch sử phát triển của vùng đất Sài Gòn 
xưa, từ tác phẩm này có thể hình thành một 
bối cảnh lịch sử về phát triển kinh tế cũng 
như quan niệm về Phật giáo, văn hóa của 
thời kì mà vùng đất Nam Bộ đang trên đà 
mở rộng, phát triển; trình độ thẩm mĩ của 
dân tộc Việt trong một giai đoạn phát triển 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 93-102 
100 
của lịch sử, khi mà cuộc sống thường nhật 
của con người còn phụ thuộc vào may rủi. 
Lò gốm Cây Mai nay chỉ còn lại dấu tích 
và tượng Giám Trai - gốm Cây Mai là một 
cổ vật của dân tộc. Pho tượng cũng là một 
chứng nhân lịch sử cho sự tồn tại một địa 
danh cổ của phương Nam. Gốm Sài Gòn - 
Gốm Cây Mai của xóm Lò Gốm “chơn vò 
vò Bàn Cổ xây trời”, “Gốm sành men màu 
Cây Mai đã xuất hiện trong lịch sử gốm mĩ 
thuật Nam Kỳ như những kẻ tiên phong. 
Chính vì vậy, bản thân ngành nghề thủ 
công này và những thành tựu của nó có giá 
trị lịch sử đáng kể”. (Huỳnh Ngọc Trảng, 
Nguyễn Đại Phúc, 1994, tr.40). 
3.2. Về văn hóa 
Theo chúng tôi, việc sử dụng nguyên 
vật liệu gốc mua từ Trung Quốc nhưng 
việc tạo men ngay tại làng gốm Cây Mai 
mang những đặc thù riêng. Các màu nâu 
nhạt (men da lươn) có hai sắc độ sử dụng 
trên da, quần; màu men xanh ngọc được sử 
dụng trên áo cà sa; màu trắng được dùng 
trên dải lụa, lưỡi rìu là những màu 
thường thấy trên đồ gốm của thời Lý, Trần, 
Nguyễn. Tuy nhiên, trên tượng Giám Trai, 
các màu men đời trước sử dụng đơn lẻ thì 
nay phối hợp lại với nhau tạo nên một hòa 
sắc khá đặc biệt và cũng ít nhiều ảnh 
hưởng gam màu men từ Trung Quốc. Đồng 
thời, cách tô màu đậm nhạt trên tượng Phật 
phảng phất cách thể hiện của tranh thủy 
mặc Trung Quốc. Nhưng điều đáng nói ở 
đây là nghệ nhân chế tác tác phẩm này lại 
chính là những người lam lũ khai khẩn trên 
vùng đất phương Nam. Chính vì vậy mà 
gốm Cây Mai thấm đượm tinh thần của 
những người Việt đi khai khẩn vùng đất 
mới. Nghệ nhân đã thổi vào tác phẩm của 
mình một phong cách riêng, phù hợp 
phong tục, tín ngưỡng người Việt - một đặc 
trưng Việt. Sự đặc trưng của vùng đất 
phương Nam còn nằm ở cách thể hiện sự 
giao lưu nghệ thuật trên cùng một pho 
tượng trong chùa Việt với toàn bộ tượng 
Giám Trai mang sắc thái của dòng Phật 
giáo Ấn Độ; nguyên vật liệu gốc, kĩ thuật 
để làm tượng Phật phần lớn từ Trung 
Quốc; do người nghệ nhân Việt, Hoa cùng 
tạo tác thành tác phẩm của người Việt. 
Điều đó thể hiện tính giao thoa của nghệ 
thuật, của các dân tộc, của văn hóa Việt - 
Hoa - Ấn mà ta thấy ở nhiều nơi trên vùng 
đất Nam Bộ. Những nghệ nhân gốm Cây 
Mai đã biết chắt lọc tinh hoa của thế giới 
để tạo nên những tác phẩm mang tinh thần 
thuần Việt sâu sắc. 
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của tiếp 
biến văn hóa từ gốm Cây Mai lên gốm 
Biên Hòa cũng rất sâu sắc. Nhiều nghệ 
nhân lão luyện gốm Cây Mai đã đến dạy 
nghề ở Trường Mĩ nghệ Biên Hòa (sau 
năm 1925). Đây là sự kế thừa truyền thống 
văn hóa của gốm Cây Mai, nên gốm Cây 
Mai nói chung và tượng Giám Trai - Cây 
Mai nói riêng mang đậm nét văn hóa 
truyền thống phương Nam cổ, một nét văn 
hóa tâm linh thờ cúng cổ. Đây là thành tố 
cội nguồn hình thành văn hóa Việt Nam 
xuyên suốt từ 1000 năm trước đến nay. 
Gốm Cây Mai đã trải qua những thăng 
trầm bởi sự biến thiên của lịch sử. Nhiều 
cuộc chiến tranh đi qua, hiện nay là quá 
trình đô thị hóa, việc gìn giữ bản sắc văn 
hóa truyền thống là hết sức cần thiết. Di 
tích lò gốm Cây Mai – một nét văn hóa đặc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Tâm 
101 
trưng phương Nam rất khó tìm nên yêu cầu 
về bảo tồn gốm Cây Mai cần được đặt ra 
trong giai đoạn hiện nay. 
3.3. Về nghệ thuật 
Gốm là nghệ thuật giao thoa giữa đất 
và lửa, đó là thế giới đầy biến ảo sắc màu 
của đất qua lửa. Trong lĩnh vực mĩ thuật, 
tượng Giám Trai - gốm Cây Mai đã cống 
hiến một loại gốm men xanh lưu li đặc 
trưng mà ảnh hưởng của nó đối với gốm 
sành xốp men màu thời sau là rất quan 
trọng. 
Nhận dạng về tượng thờ mang phong 
cách Trung Hoa: “Trang phục, trang trí hoa 
văn, trang sức. Nét mặt thon dài với đôi 
mắt hơi xếch, nhỏ, mày cong, mũi nhỏ, môi 
mỏng” (Trần Hồng Liên, 2008, tr.90). 
Tượng Giám Trai chùa Giác Viên không 
có những đặc điểm của phong cách Trung 
Hoa (không trang trí hoa văn trên vạt áo, 
mặt vuông chữ điền, mắt mở to, lông mày 
dướn lên, trái mũi lớn, môi dày, miệng hơi 
cười, bộ râu quai nón rõ nét). Tượng Giám 
Trai mang đậm phong cách Phật giáo Ấn 
nhưng thoát ra ngoài khuôn khổ, quy ước 
tạo tác tượng thờ và rất gần gũi với đời 
thường, đậm nét văn hóa Việt ở vùng đất 
mới. 
Tượng Giám Trai - gốm Cây Mai là 
một tác phẩm nghệ thuật cổ tuyệt đẹp, dáng 
vẻ vừa phóng khoáng thanh thoát lại vừa 
uy nghi. Nghệ thuật phối hợp men màu, sự 
kết hợp hài hòa giữa cái thô mộc và chất 
mềm mại của nếp áo làm cho tác phẩm 
mang phong cách sáng tạo và một xu 
hướng nghệ thuật rất riêng biệt: mộc mạc 
sâu lắng, đầy nội tâm. Đó là phong cách 
nghệ thuật sáng tạo bằng tâm hồn luôn 
hướng đến cái đẹp, cái thiện. Tượng Giám 
Trai được tạo tác trên tích nhà Phật, mang 
hơi thở của Phật giáo Ấn Độ và được 
những nghệ nhân người Hoa, Việt thực 
hiện trên đất Việt khi họ định cư ở Đàng 
Trong với sự chấp thuận của chúa Nguyễn 
và pho tượng được thờ trong chùa của 
người Việt trên đất Sài Gòn đã cho thấy sự 
giao lưu văn hóa nghệ thuật Phật giáo sâu 
sắc ở vùng đất này và dần ăn sâu vào tâm 
thức con người vùng Nam Bộ. Đó cũng là 
một trong những yếu tố tạo nên phong cách 
sống mang đặc thù của con người nơi đây. 
Chính những cổ vật quý đã giúp chúng ta 
nhìn lại một nền nghệ thuật gốm cổ. Đây 
cũng là chứng nhân của sự giao lưu tiếp 
biến giữa nghệ thuật Ấn Độ, Việt, Hoa 
trên vùng đất Sài Gòn. “Biến di sản 
tượng cổ của cha ông thành tài sản của 
chúng ta, chúng ta không chỉ để viên ngọc 
trong bảo tàng mà phải gắn vào cuộc sống 
hôm nay” (Chu Quang Trứ, 2016, tr.516). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Phan An (chủ biên). (1990). Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh. TPHCM: NXB Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Trần Lâm Biền. (1996). Chùa Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin. 
Trịnh Hoài Đức, (Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Đào Duy Anh dịch). (1998). Gia Định 
thành thông chí. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Thu Giang, Nguyễn Duy Cần. (2013). Phật học tinh hoa. TPHCM: NXB Trẻ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 93-102 
102 
Nguyễn Thị Hậu. (16/6/2008). Xóm Lò Sài Gòn xưa. 
hoa-viet-nam/van-hoa-co-trung-dai-o-viet-nam/489-nguyen-thi-hau-xom-lo-gom-sai-gon-
xua.html 
Cao Lập, Nguyễn Trọng Chức, Lê Triều Điền, Lê Ký Thương. (2007). Gốm Phương Nam. 
TPHCM: NXB Sở Văn hóa Thông tin. 
Trần Hồng Liên. (2008). Chùa Giác Lâm, di tích lịch sử - văn hóa. TPHCM: NXB Khoa học Xã 
hội. 
Trần Phương Nam. (1987). Chùa Giác Viên - Chùa Hố Đất. Tài liệu lưu hành nội bộ, Phòng Di sản 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
Sở Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. (1993). Hồ sơ di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia chùa 
Giác Viên, Quận 11, Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc. (1994). Gốm Cây Mai - Sài Gòn Xưa. TPHCM: Nxb Trẻ. 
Chu Quang Trứ. (2016). Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc. Hà Nội: NXB Mĩ 
thuật. 
Trương Ngọc Tường. (2012). Gốm Sài Gòn và gốm Chợ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_tao_hinh_tuong_giam_trai_bang_gom_trong_chua_giac.pdf