Phê bình mỹ thuật Việt Nam - Nguyên Hưng

1. KHÔNG CÓ GÌ NẾU KHÔNG CÓ PHÊ BÌNH

Hội Mỹ thuật Việt Nam có số lượng hội viên lên đến năm, bảy nghìn

họa sĩ. Sinh hoạt mỹ thuật trong nước, nhìn chung, nhộn nhịp. Hàng

năm, ở cấp quốc gia, có ba, bốn giải thưởng mỹ thuật lớn. Còn triển

lãm, ở Sài Gòn, Hà Nội, tháng nào cũng có vài ba cuộc. Hoạt động

gallery khá rộn ràng - kẻ mua người bán, cũng "giao lưu với hội

nhập". Và, báo chí cũng thường xuyên có những bài viết về mỹ thuật

v.v. Tuy nhiên, nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại thì oái oăm, dường

như không thực sự tồn tại.

pdf21 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Mỹ Thuật | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phê bình mỹ thuật Việt Nam - Nguyên Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
lâu nay, 
vẫn cứ sa đà với chuyện các họa sĩ "vẽ cái gì?" mà rất lơ là, thậm chí 
mù mờ với chuyện họa sĩ "vẽ như thế nào?"... Hai, sự định vị và định 
giá tác giả trong nghệ thuật rất dễ trở thành mơ hồ, hàm hồ. Bởi sự 
đánh giá nghiêng về nội dung luôn dễ bị lôi cuốn theo các tiêu chuẩn 
bên ngoài nghệ thuật. Chẳng hạn: vị thế xã hội của tác giả, dư luận, 
mức độ thành công trên thị trường nghệ thuật. Ba, nghiêm trọng hơn, 
bởi xem nhẹ hình thức, cho hình thức là tuỳ phụ, nó vô tình bỏ qua các 
vấn đề đặc thù của tư duy thị giác, của ngôn ngữ tạo hình. Từ đó, 
không thể thâm nhập được thế giới phức tạp và không ngừng biến đổi 
của nghệ thuật hiện đại; không thể hiện đại hóa cách nhìn nghệ thuật. 
Trước hiện tượng không ít họa sĩ đã làm theo ngay những gì mới nhất 
của Tây, nhưng thực ra, chỉ bắt chước được ở dáng vẽ bên ngoài, trong 
căn để tinh thần vẫn là cái gì rất cũ, không có sức sống... không ít nhà 
phê bình hoặc chỉ biết hứ háy, phủ định sạch trơn, hoặc "tung hỏa mù" 
biện minh làm vui lòng các họa sĩ. Vấn đề bản chất của phong cách bị 
hiểu sai trước hết. Xem phong cánh như một hiện tượng tách biệt - 
hoặc dựa vào một số thủ pháp, một số môtíp thuần tuý hình thức nào 
đó... hoặc ngả hẳn sang vấn đề góc nhìn, đặc điểm tư tưởng, thái độ 
thẩm mỹ của tác giả - thiếu tính thống nhất. Tiếp theo, ý niệm về cái 
mới, về tính tiên phong, độc sÊng nếu không bị loại trừ, thì cũng mơ 
hồ. Thậm chí ngay cả các vấn đề thế nào là "dân tộc", là "hiện đại" 
trong nghệ thuật cũng vậy. Kết quả tai hại nhất, phê bình hoàn toàn bất 
lực trong việc định chuẩn cho một bản sắc Việt Nam trong mỹ thuật 
hiện đại và hoàn toàn bị động trong việc định hướng tiếp thu, học hỏi 
"người khác". Bốn, sự định hướng cho sáng tác và đào tạo dễ bị lệch 
sang chiều "bồi dưỡng tư tưởng", "rèn luyện đạo đức" - xem trọng cái 
"tâm" hơn cái "tài". Tình trạng nghiệp dư hóa của Mỹ thuật Việt Nam 
lâu nay và sự lúng túng của số đông họa sĩ trẻ hiện nay là hậu quả của 
sự định hướng lệch chiều này... 
Trước sự yếu kém của phê bình mỹ thuật trong nước, nhiều người cho 
rằng "nếu là họa sĩ viết phê bình thì đáng tin hơn", hay "muốn viết phê 
bình hay thì phải chơi với các họa sĩ" v.v... và v.v... Ðây là điều không 
chắc. Các họa sĩ có thể nhạy cảm hơn, nhưng thực ra, không có sự cảm 
nào tách rời khỏi sự hiểu, sự biết. Họ có thể rất tinh tế, sâu sắc trước 
các đối tượng cùng kênh, cùng hệ, nhưng chưa chắc còn giữ được tính 
khách quan khi tiếp cận các đối tượng khác quá mới, lạ. Sự hiểu, sự 
biết của các họa sĩ, thực tế, cũng nằm trên cùng một nền tảng học thuật 
như phê bình. Trước bối cảnh đổi mới, nhiều người trong họ đã sáng 
tác với trạng thái "mộng du", và khi viết phê bình, họ lại "mộng du" 
trên chữ nghĩa... 
Thế kỷ 20, trên thế giới, được xem là thời hoàng kim của phê bình văn 
học-nghệ thuật. Những thành tựu trong các ngành khoa học nhân văn 
và xã hội, đặc biệt, của tâm lý học và ngôn ngữ học hiện đại, đã mang 
lại nhiều lý thuyết mới, khả dụng cho phê bình, đổi mới hoàn toàn cách 
nhìn nghệ thuật, cách phê bình... Ở Việt Nam, cho đến nay, bản thân 
thông tin này dường như đã là cái gì hết sức xa lạ! Bao giờ phê bình mỹ 
thuật Việt Nam mới thực sự đổi mới?! 
4. PHÊ BÌNH MỸ THUẬT VỚI VẤN ÐỀ LÝ THUYẾT 
KHÔNG THỂ MÃI BẤT CẦN... 
Trong bài viết ngắn về Nguyễn Sáng qua mắt nhìn Thái Bá Vân đăng 
trên Thể thao & Văn hóa (tháng 10 năm 2001) nhà thơ Thanh Thảo đã 
kết luận như đinh đóng cột - đại ý - phải thật gần, thật hiểu tác giả, nhà 
phê bình mới có được những câu chữ thuyết phục đến vậy! Chưa cần 
biết Thái Bá Vân nhìn Nguyễn Sáng đúng, sai như thế nào, nhưng điều 
có thể nói ngay, cái kết luận của Thanh Thảo là liều. Liều, bởi không 
chắc đúng. Thực tế, nhiều khi tác giả là người như thế này, nhưng tác 
phẩm lại như thế khác. Trong nghệ thuật, tài với đức, với ý thức công 
dân, với tinh thần trách nhiệm, với sách vở bồ bồ, và cả với tay nghề 
thuần thục v.v... chưa chắc đã có gì ăn nhập. Bám theo tác giả, nghe 
theo tác giả, phê bình rất dễ sa vào khuynh hướng tán tụng, thù tạc, rất 
dễ mắc bẫy huyền thoại. Không ít họa sĩ nổi tiếng "oan" là vì thế. Và, 
cho dù có rất nhiều bài viết gọi là phê bình, nhưng công chúng, số 
đông, vẫn không hiểu gì nhiều về mỹ thuật, vẫn cứ phải "kính nhi viễn 
chi" cũng là vì thế. 
Ðể phê bình thực sự, trước hết, cần phải tránh xa tác giả. Chỉ có một 
đầu mối duy nhất cần được tiếp cận: tác phẩm. Bởi, trong nghệ thuật, 
chỉ tác phẩm mới thực sự tồn tại. Tác phẩm "nói lên". Và, sự "nói lên" 
này, trong phần lớn trường hợp, vượt khỏi tầm kiểm soát của tác giả. 
Giữa ý thức tác giả và tác phẩm bao giờ cũng có một khoảng cách. 
Ðiều này có nguyên do. Ðành rằng, tác giả là người tạo ra tác phẩm, 
nhưng chính hắn, lại là sản phẩm của văn hóa, của lịch sử. Có nhiều 
điều nằm sâu trong tiềm thức, chế định tầm nhìn, cách nhìn và ngôn 
ngữ của hắn, mà hắn, nếu không thường xuyên phản tỉnh trong ý thức 
khôi phục và bảo toàn tự do - nhân tính nơi mình sẽ chẳng hề hay biết. 
Không ít họa sĩ đã thừa nhận, phải rất lâu sau khi sáng tác, hay qua phê 
bình, mới hiểu được phần nào tác phẩm của chính mình... 
Tác phẩm "nói lên", nhưng để "nghe" được nó, quả thực, không phải là 
chuyện dễ dàng. Nghệ thuật khác nhau ở những vùng văn hóa khác 
nhau. Và khác nhau qua từng thời đại. Không hề có một tiêu chuẩn 
chung, một hệ qui chiếu chung, một căn cứ lý thuyết chung nào cho 
phê bình. Mỗi cái khác, khác nói trên đều có cơ sở mỹ học của nó. 
Không thể lấy các tiêu chuẩn của nghệ thuật cổ điển để xem tranh ấn 
tượng; không thể lấy các tiêu chuẩn của nghệ thuật hiện thực hay lãng 
mạn để xem tranh trừu tượng hay lập thể v.v... Nói chung, để "nghe" 
được tác phẩm, để có thể phê bình, ngoài sự nhạy cảm điều dứt khoát là 
cần phải học. Tất nhiên có nhiều cách học khác nhau, nhưng bằng cách 
nào thì cũng phải học thực sự. Người nào biết được nhiều lý thuyết hơn 
sẽ có cơ may cảm thụ tốt hơn, dễ chấp nhận cái mới lạ hơn và có khả 
năng diễn dịch rộng rãi hơn. Không thể thuần tuý trông cậy vào trực 
giác, cảm nhận. Ðó là một ảo tưởng. Thực tế, không có sự cảm nào mà 
không tuỳ thuộc vào sự biết, sự hiểu... 
Lạ, là cho đến nay, ở Việt Nam, không chỉ riêng quảng đại quần chúng, 
mà ngay các họa sĩ, và cả giới phê bình, tiếp cận tác phẩm mỹ thuật, 
chủ yếu vẫn phải trông cậy vào trực giác, cảm nhận. Dễ thấy, bởi sự 
trống vắng lý thuyết hầu như hoàn toàn. Sách vở không có là chuyện đã 
đành, mà ngay trong môi trường đại học, kể cả nơi các trường đại học 
chuyên ngành, vấn đề lý thuyết vẫn là bất cập... 
Trước đây, chúng ta có nhiều lý do để an tâm bất cần lý thuyết. Trong 
đó, có hai lý do quan trọng: Một, là chưa ý thức đầy đủ về một sự hòa 
nhập thực sự vào dòng chảy mỹ thuật thế giới. Và hai, là chưa ý thức 
đầy đủ về những thách thức của điều kiện tự do. Nói cách khác, là 
chúng ta chỉ mới quanh quẩn bên nhau, gieo rắc ảo tưởng cho nhau, và 
bằng lòng với những ảo ảnh tự tạo, chứ chưa thực sự nhìn mình bằng 
cái nhìn người khác, và chưa thực sự có nhu cầu chứng minh sự tồn tại 
của chính mình trong mắt nhìn người khác... Ðến nay, sau hơn 15 năm 
"mở cửa" với "đổi mới", mọi chuyện hầu như đã đến hồi ngã ngũ. Mọi 
ảo tưởng, ảo ảnh - như bong bóng xà phòng - đã tan biến gần hết, 
không còn hấp dẫn hay ru ngủ được ai nữa. Nhìn lại mỹ thuật Việt nam 
mới thập niên 90 - như một phiên bản mờ nhạt của mỹ thuật phương 
Tây từ những thập niên 70 trở về trước - có thể nói, chỉ bằng trực giác, 
cảm nhận, chúng ta cùng lắm, chỉ bắt chướt được người ta ở dáng vẻ 
bên ngoài, chứ không thể tiếp thu, học hỏi được điều gì thực sự. Chiết 
trung theo kiểu "bình mới, rượu cũ" đang là hình thức phổ biến ở Việt 
Nam. Trong nghệ thuật, chiết trung là một hình thức nguy hiểm. Nó 
chứng tỏ sự thay đổi cách thể hiện không đồng thời với sự thay đổi 
cách nhìn. Do đó, nó hư vô hóa mọi nỗ lực đổi mới. Dẫn đến hiểu sai 
về nghệ thuật, biến nghệ thuật thành một thứ trò chơi trang trí thuần 
túy. Nó có vẻ như làm mới nghệ thụât, nhưng thật ra, chỉ là sự lạc lối, 
làm nghèo nàn đời sống tinh thần. Ngoài ra, rất nhiều "con người mỹ 
thuật" trong chúng ta, dường như không sống thật. Cứ như những 
"người đẹp trong môi trường formol" (định hình trong một lối vẽ nào 
đó rồi là không dám thay đổi nữa), mà tác phẩm, chỉ là kết quả của sự 
"sinh sản vô tính"... Sáng tác, nhìn chung, là vậy. Công chúng, như đã 
biết, ngơ ngác hay quay lơ. Còn phê bình, ai cũng thấy, bao nhiêu năm 
đã đứng nép bên lề. Lâu lâu có vài tiếng cất lên, thì oái oăm, nếu không 
phải là những câu khẩu hiệu suông, cũng chỉ là những lời nói leo, nói 
lặp. Thậm chí, nói bậy. 
Mỹ thuật Việt Nam vẫn có thể hiện đại hóa như thường mà không cần 
phải theo Tây, theo Mỹ, theo Tàu. Ðiều này dễ được chấp nhận. Tuy 
nhiên, không thể vì thế mà quay lưng lại với cả thảy. Nhất là khi những 
sản phẩm của nó đã tràn ngập vào không gian sống, lặn sâu vào trong 
tiềm thức của chúng ta. Cần phải biết rõ, hiểu rõ về chúng. Ðó là sự 
tiêu hóa. Và chỉ như vậy mới chuyển hóa được thành năng lượng thực 
sự để tăng trưởng, đổi mới. 
Không thể mãi bất cần lý thuyết. 
Cái kết luận của Thanh Thảo, đã dẫn, có thể, chỉ xuất phát từ quan 
niệm phê bình theo truyền thống hiện thực và lãng mạn chủ nghĩa khả 
dụng một thời, và có thể đúng trong trường hợp Thái Bá Vân. Nhưng 
vô tình, đã phản ánh đúng tâm trạng và suy nghĩ của không ít người 
viết phê bình và không ít công chúng mỹ thuật lâu nay: Ðể hiểu tác 
phẩm ? - Thôi, thì hỏi tác giả cho nhanh! 
__________________ 
Từng phần của bài trên đã được đăng trên báo SGGP Thứ Bảy (Việt 
Nam) tháng 4.2002. Sau đó, cả bài được đăng trên diễn đàn 
www.talawas.org tại Ðức như một dẫn nhập cho cuộc thảo luận về mỹ 
thuật Việt Nam kéo dài nhiều tháng với sự tham gia của đông đảo các 
nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam và ngoại quốc. Lần in này trên Tiền 
Vệ, tác giả có sửa lại một ít chữ, chủ yếu là các để sửa các lỗi chính tả 
trong các bản in trước. 

File đính kèm:

  • pdfphe_binh_my_thuat_viet_nam_nguyen_hung.pdf