So sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh ranh” với các kế trong "Tam thập lục kế"

TÓM TẮT

So sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” của Việt Nam với

các kế trong “Tam thập lục kế” của Trung Hoa chúng ta thấy nhiều điểm tương đồng. Điều

này càng khẳng định tính phổ quát của kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” – xứng đáng là đề

tài nghiên cứu khoa học. Việc so sánh các motif mẹo lừa và các kế cũng mở ra một hướng

nghiên cứu xem kiểu truyện này như là một cấp độ phát triển của tư duy duy lí.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung So sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh ranh” với các kế trong "Tam thập lục kế", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
y trộm nắm quyền bính hoặc dùng thủ 
đoạn đem đồ giả lừa đảo thay thế đồ thật; (# 39, 40, 43, 52, 9’) 
XXV. Cầm tặc cầm vương (muốn bắt giặc phải bắt vua của chúng): Trong bất cứ 
phương diện nào, nên đánh vào phần căn bản, trọng tâm thì tự khắc tổ chức ấy tan 
vỡ; (# 48) 
XXVI. Ban trư ngật hổ (giả làm con heo để ăn thịt con cọp); (# 23, 28, 38, 2’) 
XXVII. Quá kiều trừu bản (qua cầu rút ván): Khi thành công, ta có quyền hưởng thắng 
lợi thành quả chứ không chia sẻ cho kẻ khác; (# 27) 
XXVIII. Lí đại đào cương (cây lí ngã xuống thay cho cây đào): hi sinh, chết thay cho 
người khác hay vì người khác chịu tội, chịu gian nan, tai nạn; 
XXIX. Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đi để lấy viên ngọc): Lợi dụng bản chất vốn 
tham chút lợi nhỏ của đối phương nên đưa miếng mồi nhỏ ra dụ để thu về miếng 
lợi lớn; (# 23, 30, 38, 44, 49) 
XXX. Mĩ nhân kế: Lợi dụng gái đẹp để đối phó với kẻ địch;(# 24, 30, 43) 
XXXI. Khích tướng kế: Khích động dũng khí của đối phương để họ tự chấp hành ý muốn 
của ta; (# 4, 19, 20, 21, 30) 
XXXII. Không thành kế (bỏ ngỏ để thành trống không): Kế này có hai nghĩa: 1. Vì tình 
thế khẩn cấp phải bày nghi trận khiến địch thấy vô lí đến độ không dám tin; 2. Đã 
có kế hoạch triệt thoái, dụ địch thâm nhập vào thành rồi sau đó đem quân bao vây 
mà đánh úp; (# 45) 
XXXIII. Phản gián kế: Sử dụng gián điệp để biết rõ tình hình bên địch để làm lợi cho 
mình; 
XXXIV. Khổ nhục kế: Dùng thân xác của chính mình chịu đau khổ để lừa người tin rằng 
mình phải thù hận kẻ đã hành hạ mình. Kế này lợi dụng máu lệ của ta để tranh thủ 
tiếp cận được địch nhân chờ ngày có cơ hội phục thù; 
XXXV. Liên hoàn kế: vận dụng một loại quyền thuật dẫn dụ đối phương đến chỗ bị 
phong tỏa, qui hàng; 
XXXVI. Tẩu vi thượng kế (chạy là kế hay nhất): Trốn chạy khỏi tai họa và tránh sự bức 
hại (# 1, 2a, 2b, 6, 7, 19, 20, 21, 24, 29, 30, 31, 37, 38, 39, 40, 42, 43, 49). 
3. SO SÁNH CÁC MẸO LỪA TRONG KIỂU TRUYỆN “CON THỎ TINH – RANH” 
VỚI CÁC KẾ TRONG TAM THẬP LỤC KẾ 
Như vậy, trong nhóm truyện thỏ - kẻ chơi khăm có 53 mẹo lừa. Nhóm truyện thỏ - kẻ 
trợ thủ có 17 mẹo lừa. Tổng cộng có 70 mẹo lừa. Chúng tôi sẽ so sánh 70 mẹo lừa này với 36 
kế trong Tam thập lục kế. Đối chiếu với 70 motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – 
ranh”, chúng tôi nhận thấy rằng tần số xuất hiện sự tương thích của 36 kế xét theo thứ tự từ 
cao đến thấp như sau: 
- Hai kế có sự tương thích xuất hiện nhiều nhất là Tẩu vi thượng kế (xuất hiện 19 lần) 
và Ám độ Trần Thương (13 lần). 
- Các kế có sự tương thích xuất hiện thường xuyên (từ 4 – 7 lần): 
 + 01 kế xuất hiện 07 lần: Kế Di thi giá họa; 
 + 02 kế xuất hiện 06 lần: Các kế Vô trung sinh hữu, Hư trương thanh thế; 
+ 04 kế xuất hiện 05 lần: Kế Minh tri cố muội, Phản khách vi chủ, Thâu long 
chuyển phượng, Phao chuyên dẫn ngọc; 
+ 06 kế xuất hiện 04 lần: Kế Thanh đông kích tây, Chỉ tang mạ hoè, Tá thi 
hoàn hồn, Dục cầm tiên túng, Đả thảo kinh xà, Ban ngư trật hổ; 
- Các kế có sự tương thích xuất hiện mức trung bình: (1 – 3 lần) 
+ Có 04 kế xuất hiện 03 lần: Kế Tá đao sát nhân, Sấn hỏa đả kiếp, Phủ đê trừu 
tân, Mĩ nhân kế; 
+ Có 04 kế xuất hiện 02 lần: Kế Thuận thủ khiên dương, Tiên phát chế nhân, 
Sát kê kinh hầu, Không thành kế; 
+ Có 04 kế xuất hiện 01 lần: Kế Dĩ dật đãi lao, Lạc tĩnh hạ thạch, Cầm tặc cầm 
vương, Quá kiều trừu bản; 
- Các kế không có sự tương thích: Có 07 kế không có sự tương thích là Man thiên quá 
hải, Điệu hổ li sơn, Kim thiền thoát xác, Lí đại đào cương, Phản gián kế, Khổ nhục kế, Liên 
hoàn kế. 
Ngược lại, chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều mẹo lừa trong kiểu truyện tương thích 
với 02, 03 kế trong Tam thập lục kế nhưng cũng có mẹo lừa không có kế tương thích. Sau đây 
là trình tự các mẹo lừa tương thích với các kế: 
+ Có 16 mẹo lừa (chiếm 23 %) tương thích với 03 kế: 2a + b, 6, 8, 9, 13, 19, 20, 21, 
29, 38, 43, 49, 1’, 2’, 5’, 6’. 
+ Có 23 mẹo lừa (chiếm 33%) tương thích với 02 kế: 1, 4, 7, 14, 15, 16, 23, 24, 29, 35, 
37, 39, 40, 41, 42, 45, 46, 48, 53, 4’, 9’,10’, 12’. 
+ Có 18 mẹo lừa (chiếm 26%) tương thích với 01 kế: 5, 10, 11, 17, 22, 27, 34, 36, 50, 
52, 3’, 7’, 8’, 13, 14’, 15’, 16’, 17’. 
+ Có 11 mẹo lừa (chiếm 16%) không có kế tương thích: 12, 18, 25, 26, 27, 32, 33, 47, 
51, 53, 11’. 
Từ kết quả thống kê, khảo sát như trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 
Nhaän xeùt thứ 1: Trong 36 kế thì “chạy” là một kế sách tối hậu, dễ thực hiện nhất cả trong 
cuộc sống thường nhật cũng như trong đấu tranh quân sự. Đây cũng là điều dễ hiểu. Còn kế 
Ám độ Trần Thương? Như chúng ta đã biết, đối thủ của thỏ là những nhân vật khờ dại nhưng 
nóng nảy. Với những đối thủ như vậy, kế Ám độ Trần Thương sẽ rất dễ phát huy tác dụng. 
Chính vì những lí do trên mà hai kế này có tần số xuất hiện cao như ở trên (Tẩu vi thượng kế 
xuất hiện 19 lần; Ám độ Trần Thương xuất hiện 13 lần). 
 Nhaän xeùt thứ 2: Có 07 kế không có sự tương thích với các motif trong kiểu truyện (trong đó 
có một số kế khá quen thuộc như Điệu hổ li sơn, Phản gián kế, Khổ nhục kế). Điều này có 
thể giải thích là do môi trường áp dụng – đối tượng hướng đến của các kế: Các mẹo lừa trong 
kiểu truyện chủ yếu áp dụng trong cuộc sống hàng ngày; Còn các kế trong Tam thập lục kế 
chủ yếu áp dụng trong chiến tranh. Hơn nữa - do đặc tính truyền miệng của một tác phẩm Văn 
học dân gian - nghệ thuật xây dựng cốt truyện của các dị bản còn khá đơn giản, mộc mạc, ít 
tình tiết li kì, gay cấn như trong các tiểu thuyết Chương hồi hay các Sử kí của Trung Quốc . 
Chúng tôi xếp Liên hoàn kế vào nhóm này. Vì trong bài viết này, chúng tôi chỉ khảo 
sát theo đơn vị mẹo lừa chứ không khảo sát trên cấp độ truyện (dị bản). Nhưng thực ra, có 
nhiều truyện dung lượng khá dài – đặc biệt là các truyện thuộc nhóm truyện thỏ - kẻ chơi 
khăm, gồm nhiều motif tình tiết, nhiều mẹo lừa thì Liên hoàn kế xuất hiện rất nhiều. 
Nhaän xeùt thứ 3: Các mẹo lừa tương thích với 02, 03 mưu kế chiếm số lượng nhiều (55%). Tỷ 
lệ này cho thấy rằng các mẹo lừa trong kiểu truyện này khá phức tạp. Điều đó chứng tỏ rằng, 
với sự phát triển của tư duy duy lí và cùng với những yêu cầu của cuộc sống, tri thức dân gian 
ta cũng đã phát triển ở một mức độ nhất định – rất tiếc là những tri thức này chưa được phát 
triển thành hệ thống lí luận như đất nước Trung Hoa. 
 Cũng cần phải nói thêm rằng trong 41 mẹo lừa tương thích với 02, 03 mưu kế có một 
số mẹo lừa nhập nhằng giữa 02 kế, chẳng hạn như kế Thanh đông kích tây và kế Ám độ Trần 
Thương, kế Chỉ tang mạ hoè và kế Đả thảo kinh xà, kế Sát kê kinh hầu, v.v. 
Nhaän xeùt thứ 4: Có 14 motif mẹo lừa không có mưu kế tương thích. Điều này cũng có thể 
giải thích lí do như ở Nhận xét thứ 2. Các mẹo lừa trong kiểu truyện này chủ yếu áp dụng 
trong cuộc sống hàng ngày; và tất nhiên rồi, có nhiều điều có trong cuộc sống hàng ngày mà 
không có trong môi trường chiến tranh (như ở trong Tam thập lục kế). Hơn nữa, theo chúng 
tôi các motif mẹo lừa này quá đơn giản – chỉ là những mánh khóe chứ chua thành mưu kế 
được. 
Nhận xét thứ 5: Các motif mẹo lừa là kết quả của sự quan sát động vật và con người (tuy 
động vật đã được nhân hoá). Các kế là kết quả quan sát của con người. Cả Tam thập lục kế và 
các motif mẹo lừa đều là nhưng tri thức dân gian. Tuy cũng có vài điểm khác biệt nhưng phải 
công nhận rằng phần lớn các mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” và các kế trong 
Tam thập lục kế có điểm tương đồng. Theo chúng tôi, có thể giải thích cho sự tương đồng này 
bằng các lí do sau: 
 - Do chịu ảnh hưởng của một nguồn văn hoá, đất nước Việt Nam phải sống trong một 
ngàn năm Bắc thuộc, trong suốt một thời gian dài như vậy, nền văn hoá chúng ta tiếp biến (cả 
cưỡng chế cũng như tự nguyện) rất nhiều yếu tố văn hoá Trung Hoa (Trần Ngọc Thêm, 1999, 
tr 16); 
 - Do giao lưu văn hoá: Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước láng giềng, gần gũi 
nhau về mặt địa lí, thì những ảnh hưởng qua lại như vậy cũng là điều dễ hiểu. Con đường giao 
lưu văn hoá có thể là từ các dân tộc của Trung Hoa ảnh hưởng trực tiếp đến người Việt 
(Kinh); và từ người Việt giao lưu với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam; 
 - Việt Nam và Trung Quốc cùng một trình độ phát triển: Cùng có chung một lối tư duy 
nguyên thủy, cùng đứng trước những vấn đề của xã hội, của cuộc sống như nhau có thể làm 
nảy sinh những ứng xử (các mẹo lừa, kế) như nhau. 
4. KẾT LUẬN 
Như vậy, chúng tôi vừa khảo sát, so sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con 
thỏ tinh – ranh” với các kế trong Tam thập lục kế. Kết quả so sánh cho thấy rằng giữa các 
motif mẹo lừa trong kiểu truyện và các kế có nhiều điểm tương đồng, tạo rất nhiều điều thú vị 
bất ngờ. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, đây là một kiểu truyện không những phổ biến 
ở Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nó xứng đáng là một đề tài nghiên 
cứu khoa học (Lê Chí Quế, 2001, tr116 -117). Bên cạnh đó, việc so sánh về các mẹo lừa và 
các kế cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới về kiểu truyện này, đó là nghiên cứu theo 
hướng xem kiểu truyện này là một cấp độ phát triển của tư duy duy lí. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cẩn Chí (1999), Tam thập lục kế, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 
2. Đặng Quốc Minh Dương (2005), Kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” trong truyện cổ 
Việt Nam, luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam, Thư viện trường ĐH KHXH&NV 
Tp.HCM, Tp.HCM. 
3. Đặng Quốc Minh Dương (2006), Nhân vật “Con thỏ tinh – ranh” trong truyện cổ Việt 
Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 1 – 2/2006. 
4. Đặng Quốc Minh Dương (2008), Cốt truyện của kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” 
trong truyện cổ Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 7/2008. 
5. Lê Hồng Phong (2002), Đặc điểm truyện cổ Mạ - K’Ho (Lâm Đồng), luận án Tiến sĩ 
Ngữ Văn, Thư viện trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM, HCM. 
6. Lê Chí Quế (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN. 
7. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Tp.HCM. 
 Và các tập truyện cổ tích của dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_cac_motif_meo_lua_trong_kieu_truyen_con_tho_tinh_ran.pdf