Số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết của Doris Lessing

Tóm tắt

Doris Lessing là nhà văn nữ người Anh đoạt giải Nobel văn học năm 2007. Bà được xem là một trong

những ngòi bút tiên phong cho phong trào nữ quyền trên thế giới. Mục đích của bài viết này, người viết

muốn giới thiệu về nhà văn Doris Lessing và những tiểu thuyết nổi tiếng của bà. Tiểu thuyết “Cỏ hát”

và “Cuốn sổ vàng” là những tác phẩm thành công của Doris Lessing trong việc miêu tả bức tranh về

người phụ nữ trong xã hội gia trưởng. Qua nhân vật của mình, Doris lessing muốn đề cao vai trò người

phụ nữ trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh nữ quyền trên thế giới. Trong bài viết này, chúng

tôi thực hiện việc phân tích về nhân vật Mary Turner trong “Cỏ hát” và Anna Wulf trong “Cuốn sổ

vàng” để làm rõ hơn yếu tố nữ quyền trong tiểu thuyết. Chúng tôi hi vọng rằng với đề tài này, người viết

có thể đóng góp một phần vào việc nghiên cứu tác giả Doris Lessing cũng như một số tác phẩm của bà

ở Việt Nam.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết của Doris Lessing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 toàn lệ thuộc vào người đàn ông và 
thậm chí họ còn bị xem như “một vũ khí 
hiệu quả trong cuộc chiến tranh tình dục” 
(Cuốn sổ vàng, trang 8). Mối quan hệ của 
Anna với những người đàn ông khác không 
thật sự hạnh phúc và thay vì cam chịu một 
cuộc sống gò bó, phụ thuộc vào người đàn 
ông, cô chọn cho mình con đường ly hôn 
chỉ sau một năm. Tuy nhiên, những quan 
niệm lạc hậu về sự phụ thuộc của người 
phụ nữ đối với chồng dường như vẫn còn 
đè nặng trong tâm trí của họ, tiêu biểu là 
nhân vật Molly, bạn thân của Anna. Molly 
luôn cảm thấy xấu hổ về việc ly hôn của 
mình và đã quyết định kết hôn với một 
người đàn ông giàu có mà cô ấy chưa từng 
yêu để trốn tránh dư luận xã hội. 
Bằng việc mô tả cuộc sống của nhân 
vật Anna qua các cuốn sổ nhật kí, Doris 
Lessing đồng cảm với những khó khăn 
Anna phải chịu đựng trong quá trình từ 
cuộc sống độc thân đầy tự do, phóng 
khoáng đến thời kì hôn nhân gò bó, áp lực. 
Những đổ vỡ trong hôn nhân chính là con 
đường giải thoát của Anna. Thời kì đầu, 
Anna mất phương hướng, tuyệt vọng, đánh 
mất bản thân. Cô nói: “Những gì diễn ra 
trên đường phố thì xa lạ với tôi. Những 
SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DORIS LESSING 
78 
người qua đường thực sự chỉ là những con 
rối. Tôi cảm thấy có sự thay đổi bên trong 
và xa lạ với bản thân mình.” (“Cuốn sổ 
vàng”, trang 516). Anna muốn có một sự 
thay đổi. Đó là cuộc cách mạng. Và như 
Anita Brookner đã nói đó là cuộc chiến của 
“những người phụ nữ chống lại những 
người đàn ông”. Phải chăng tinh thần phản 
kháng mãnh liệt của nhân vật Anna cũng 
chính là sự cảm thông và mơ ước của nhà 
văn Doris Lessing về việc thay đổi số phận 
của người phụ nữ trong xã hội gia trưởng 
thời bấy giờ? 
Với nghệ thuật sử dụng từ ngữ rất 
chân thực, không hoa mỹ, cầu kì để mô tả 
những thăng trầm trong cuộc sống của 
Anna Wulf, “Cuốn sổ vàng” cũng chính là 
“chìa khóa để phục hồi và làm sống lại bản 
thân mình” (Lời tựa tiểu thuyết “Cuốn sổ 
vàng”). Đó cũng là một nét độc đáo trong 
nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn 
làm cho tác phẩm gần gũi với cuộc sống 
đời thường và vì vậy trở nên gắn bó với 
các thế hệ độc giả. 
2.2.2. Sự phản kháng của nhân vật 
Anna Wulf trong tiểu thuyết “Cuốn sổ vàng” 
Trước một thế giới đầy bạo lực và tội 
ác mà người phụ nữ chính là nạn nhân, 
Anna chọn con đường đấu tranh cụ thể, đó 
là việc tham gia vào Đảng Cộng sản. Từ 
đó, cô tìm lại được chính bản thân mình và 
hiểu được cách để thay đổi cuộc sống. Điều 
này được thể hiện rõ qua việc Anna bắt đầu 
chấp nhận tất cả các phương diện trong con 
người mình, thậm chí là những mặt tối tăm 
nhất. Cô quyết định tổng hợp các cuốn sổ 
khác nhau thành một cuốn duy nhất và đặt 
tên là “Cuốn sổ vàng”. Khi Saul - một nhà 
văn người Mĩ đã hỏi về việc vì sao Anna 
lại giữ bốn cuốn nhật kí, cô trả lời: “Rõ 
ràng, rất cần thiết để chia nhỏ bản thân 
mình nhưng từ bây giờ, tôi sẽ chỉ sử dụng 
một cuốn mà thôi.” (Tiểu thuyết “Cuốn sổ 
vàng”, trang 521). Việc tập hợp các cuốn sổ 
lại với nhau cũng chính là sự thể hiện việc 
thống nhất những mâu thuẫn nội tại trong 
chính bản thân Anna, cô khẳng định “tất cả 
con người tôi trong một quyển sách” (Tiểu 
thuyết “Cuốn sổ vàng”, trang 528). 
Doris Lessing tạo cho nhân vật Anna 
có cuộc sống tự do, phù hợp với ý tưởng 
đời thực của chính mình. Tự do trong tình 
yêu, tự do trong hôn nhân (người phụ nữ 
có quyền chung sống hay từ bỏ hôn nhân 
khi không còn hạnh phúc) và tự do trong 
việc tự nuôi sống bản thân là điều Doris 
Lessing thực sự quan tâm. Vì vậy trong tác 
phẩm của mình, bà sắp xếp cho những 
nhân vật nữ như Anna, Molly, Elly đều tự 
ý thức được những người phụ nữ hiện đại 
như họ sẽ phải đối mặt với những thử thách 
và khó khăn khi lựa chọn con đường trở 
thành những người phụ nữ tự do. 
Anna từng nói về những ý tưởng đối 
lập của mình với Molly về các chủ đề 
“Đàn ông, phụ nữ, tự do, sự gò bó, tốt, 
xấu”. Mỗi cặp đối lặp ấy đều trở nên 
phức tạp hơn khi Anna luôn cố gắng trở 
thành người phụ nữ tự do. Doris Lessing đã 
khéo léo trong việc sử dụng những cặp tính 
từ tương phản nhau để tạo ra một hiệu ứng 
khác biệt trong sự đối lập về tư tưởng của 
nhân vật Anna. 
Điều quan tâm của Doris Lesing đối 
với Anna là những ý tưởng mới mẻ của cô 
làm lung lay các quan điểm truyền thống 
của xã hội. Qua hình tượng nhân vật Anna, 
Doris Lessing đưa vào quan điểm của mình 
về việc xem xét những mối quan hệ giữa 
nam giới và nữ giới. Thực tế, những nhân 
vật nam trong tiểu thuyết có tính cách rất 
phức tạp. Họ để lại trong kí ức của Anna 
những ấn tượng không phai mà trong 
những lần đau khổ cô phải thốt lên “cảm 
xúc của người phụ nữ vẫn còn chỗ cho một 
xã hội không còn tồn tại”. Nhưng sau mỗi 
lần thất vọng, Anna nhanh chóng đứng dậy 
mạnh mẽ, quên đi nỗi đau. Cô tự nhủ với 
PHẠM THỊ CHÂU THANH 
79 
bản thân “phương thức điều trị cho nỗi cô 
đơn là không được ngồi một mình, hãy để 
cho nó có một công việc” (“Cuốn sổ vàng”, 
trang 563). Anna tập trung vào việc đọc 
sách báo, cô dành hết thời gian cho hàng tá 
những loại báo chí trong căn phòng lớn. 
Nhưng nỗi ám ảnh trong cuộc sống vẫn 
thỉnh thoảng xuất hiện thậm chí trong 
những giấc mơ. Trong mơ, Anna thấy mình 
“nằm dưới vũng nước sâu xung quanh đầy 
những quía vật, cá sấu và những thứ kinh 
tởm khác. Trên đầu cô, một con cọp hung 
dữ đang giơ nanh vuốt như chực vồ lấy cô” 
(“Cuốn sổ vàng”, trang 534). Trong cơn 
hoảng loạn, một ý nghĩ thoáng qua “ Hãy 
đứng lên, chiến đấu, chiến đấu” (“Cuốn sổ 
vàng”, trang 534). Và quả nhiên nỗi kinh 
sợ đã nhanh chóng biến mất, Anna nói “Tôi 
biết tôi không có gì phải sợ con cọp ấy” 
(“Cuốn sổ vàng”, trang 534). Niềm tin, sự 
can đảm, lòng quyết tâm đã chiến thắng tất 
cả. Anna thật sự thay đổi, tự tin và không 
sợ hãi. 
Trong tiểu thuyết của mình, bóng dáng 
Doris Lessing thấp thoáng hiện lên theo 
từng nhân vật. Từ những thông tin về tiểu 
sử của bà, người đọc có thể thấy Doris 
Lessing tái hiện cuộc đời mình qua các 
nhân vật trong tác phẩm. Nhà văn cũng 
từng trải qua những cuộc li hôn trong cuộc 
đời và sống với đứa con trai nhỏ. Bà cũng 
tham gia những hoạt động chính trị. Dù 
chưa bao giờ thừa nhận điều đó nhưng sự 
đồng điệu giữa tác giả và các nhân vật 
trong tiểu thuyết là điều không thể chối bỏ. 
Ở cuối tác phẩm, nhân vật Anna đã 
viết tất cả về mình vào trong cuốn sổ, gọi 
nó là “Cuốn sổ vàng”. Cuốn sổ là lời giãi 
bày những vấn đề của người phụ nữ trong 
xã hội gia trưởng. nơi quyền lợi người phụ 
nữ không tồn tại. Tiểu thuyết chia sẻ những 
cảm xúc của một người phụ nữ đã chọn để 
trở thành “ người tự do”. Người phụ nữ của 
thế hệ mới đòi hỏi phải có sự thay đổi, một 
sự thay đổi thật sự về ý thức hệ tư tưởng. Ở 
đó họ được sống trong sự quan tâm, tôn 
trọng, bình đẳng và an nhiên. Anna một lần 
nữa đã khẳng định quyền lợi của bản thân, 
của người phụ nữ nói chung trong xã hội. 
Từ đây, cuộc sống của Anna mở sang 
trang mới và tiểu thuyết kết thúc với những 
hướng đi tích cực cho việc thay đổi số phận 
của người phụ nữ trong xã hội. Yêu mến 
nhân vật của mình, chính Doris Lessing 
cũng khẳng định “Anna là một nhà văn trẻ, 
đầy nhiệt huyết, có vốn hiểu biết rộng” 
(Lời tựa tiểu thuyết “Cuốn sổ vàng”). 
Nhưng trên hết, Anna là một phụ nữ đã 
vượt lên mọi rào cản đạo đức của xã hội 
vào những năm 1950 của thế kỉ hai mươi 
để làm một người phụ nữ tự do. Doris 
Lessing đã không ngần ngại tạo nên một 
nhân vật Anna kiên cường, đầy năng 
lượng. Cá tính mạnh mẽ của cô được bộc 
lộ qua quá trình tự khẳng định cái tôi cá 
nhân trong cuộc sống. Nghệ thuật khắc họa 
nhân vật của Doris Lessing đã đạt đến đỉnh 
cao của sự độc đáo. Tác giả và nhân vật 
như hòa quyện vào nhau để tạo ra sự đồng 
nhất về cá tính cũng như quan niệm về số 
phận người phụ nữ trong xã hội. Qua đó, 
người đọc có thể thấy được một Doris 
Lessing phóng khoáng với một tâm hồn tự 
do nhưng rất mạnh mẽ, quyết đoán qua 
hình tượng Anna Wulf. 
3. Kết luận 
Doris Lessing rất thành công trong 
việc đề cao vai trò người phụ nữ trong xã 
hội. Ngòi bút mạnh mẽ của Doris Lessing 
đã cổ vũ cho phong trào đấu tranh bảo vệ 
quyền lợi người phụ nữ trên thế giới. Nghệ 
thuật tự sự độc đáo và cách dẫn dắt câu 
chuyện hợp lý đã tái hiện những nỗi đau 
khổ, áp bức mà người phụ nữ phải gánh 
chịu dưới chế độ gia trưởng, độc đoán của 
xã hội thời bấy giờ. Doris Lessing luôn từ 
chối rằng tiểu thuyết “ Cuốn sổ vàng” 
không phải là tiểu thuyết viết về đề tài nữ 
SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DORIS LESSING 
80 
quyền và nó “cũng không phải là tiếng còi 
cho Phong trào giải phóng Phụ nữ. Nó chỉ 
miêu tả những cảm xúc của phụ nữ về sự 
hòa hợp, chống đối hay thù địch” (“Cuốn 
sổ vàng”, trang 8). Nhưng từ những điều bà 
diễn đạt, thể hiện trong tiểu thuyết làm 
chúng ta không thể phủ nhận sự ủng hộ, 
quan tâm về số phận của người phụ nữ nói 
chung. Hơn thế nữa, bà đã nâng cao vai trò 
người phụ nữ, mở ra một đường hướng tích 
cực cho những người phụ nữ bị áp bức tự 
đứng lên giải phóng bản thân. Họ đã trở 
thành người phụ nữ mới của thời đại. 
Bằng sáng tác nghệ thuật, những lời 
văn đầy nội lực của Doris Lessing đã mở 
đường cho hàng nghìn phụ nữ tự đứng lên 
giải phóng bản thân, giành lấy sự tự do cho 
chính mình. “Doris Lessing được xem là 
người tiên phong của việc tự ý thức về nữ 
quyền. Những sự thật được chứa đựng trong 
“Cuốn sổ vàng” thật sự khắc nghiệt.”(Phụ 
nữ chống lại nam giới trang 19 - 20). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Anita Brooker (1982), Women against Men, 
London, UK. 
2. Doris Lessing (1950), The Grass Is Singing, 
Thomas Y. Crowel, USA. 
3. Doris Lessing (1962), The Golden Notebook, 
Flamingo, UK. 
4. Harold Bloom (2003), Doris Lessing, Facts On 
File, USA. 
5. Jean Pickering (1990), Understanding Doris 
Lessing, University of South Carolina Press. 
Ngày nhận bài: 14/5/2015 Biên tập xong: 15/9/2015 Duyệt đăng: 20/9/2015 

File đính kèm:

  • pdfso_phan_nguoi_phu_nu_trong_tieu_thuyet_cua_doris_lessing.pdf