Quản lý thuế và tuân thủ thuế: Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Mục đích của bài viết nhằm tóm tắt và phân tích những nội dung chính trong quản lý thuế nhằm nâng cao mức tuân thủ thuế tự nguyện diễn ra ở một số nước, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bài viết đề cập đến những nét nổi bật trong quản lý thuế theo mục tiêu nâng cao mức độ tuân thủ thuế tại Australia, New Zealand, Anh và Canada. Kết quả nghiên cứu đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao mức tuân thủ thuế, bao gồm: (i) tập trung nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế theo mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế; (ii) xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng; (iii) tăng cường đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý thuế và (iv) tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng nộp thuế
thuế thuận tiện hơn. Phần mềm đã chính thức đưa vào sử dụng từ giữa năm 2016 (OECD, 2017). Ngoài ra, cơ quan thuế New Zealand còn ứng dụng nhiều phần mềm quản lý và hỗ trợ quy trình thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý hiệu quả và khách hàng nộp thuế dễ dàng và thuận lợi. Anh Một trong những nội dung được Cơ quan thuế Anh chú trọng trong quản lý thuế là đầu tư chuyển đổi hệ thống quản lý thuế điện tử. Cơ quan thuế Anh đầu tư 1,3 tỉ Bảng Anh (GBP) để phát triển và ứng dụng chương trình quản lý thuế thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản hơn (OECD, 2017). Chương trình quản lý thuế điện tử mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ quan thuế và làm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế – đối tượng được xem là khách hàng của dịch vụ thuế. Các đối tượng nộp thuế sử dụng tài khoản thuế điện tử để thực hiện các giao dịch với cơ quan thuế. Khách hàng cung cấp thông tin về thuế và cập nhật hàng quý trên tài khoản thuế điện tử. Tài khoản thuế điện tử sẽ tự động tính toán số thuế phải nộp, dựa trên những thông tin được cung cấp, tại thời điểm nhận được các thông tin này, mà không phải đợi đến thời hạn kê khai quyết toán thuế (HMRC, 2017). Chức năng này giúp đối tượng nộp thuế tránh được nhiều lỗi sai khi tính thuế và có thể có kế hoạch hoàn thành nghĩa vụ thuế trước thời hạn. Chương trình này giúp nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện của khách hàng, giảm sai sót trong kê khai nộp thuế, cũng như tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh. Bên cạnh việc hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế Anh chú trọng việc cung cấp và nâng cao dịch vụ tư vấn cho các đối tượng nộp thuế. Theo nghiên cứu và báo cáo của Văn phòng Kiểm toán nhà nước Anh năm 2016, chất lượng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ về thuế của cơ quan thuế Anh tác động tích cực đến mức độ tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Do đó, cơ quan thuế Anh luôn không ngừng nâng cao và hoàn thiện dịch vụ cung cấp cho các khách hàng nộp thuế, thông qua những chương trình, phần mềm quản lý hiện đại hóa và những hướng dẫn, hỗ trợ chủ động, trực tiếp từ cơ quan thuế. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 135 - tháng 1/2019 Canada Cơ quan thuế Canada đặt mục tiêu chiến lược là tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế tuân thủ tự nguyện bằng cách cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin và dịch vụ cần thiết. Cơ quan thuế liên kết và đặt mình trong vai trò đối tượng nộp thuế để hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thuế của họ. Một trong những điểm đáng chú ý là cơ quan thuế nước này cung cấp dịch vụ hỗ trợ riêng biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng cách hỗ trợ và tập huấn về những nội dung chính trong vòng đời hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp từ năm 2015 (OECD, 2017). Viên chức của cơ quan thuế trực tiếp gặp gỡ để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp. Bằng cách giải đáp trực tiếp, kịp thời các câu hỏi và vấn đề phát sinh ngay từ giai đoạn đầu phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt kiến thức về thuế và thuận lợi trong việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về thuế. Thông qua dịch vụ hỗ trợ này, cơ quan thuế Canada thay đổi giải pháp nâng cao mức tuân thủ thuế, từ xử lý hành vi không tuân thủ sang phương pháp chủ động hơn, bằng cách tập trung giải quyết các nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi không tuân thủ. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ những nội dung quản lý thuế hướng đến nâng cao mức tuân thủ thuế tại Úc, New Zealand, Anh và Canada, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm trong quá trình nâng cao quản lý thuế như sau: Thứ nhất, nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế theo mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế giúp cho cơ quan thuế hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ tuân thủ để thiết kế, thực hiện các chiến lược, kế hoạch hỗ trợ, nâng cao mức tuân thủ thuế tự nguyện và ngăn chặn, xử lý các hành vi không tuân thủ. Quản lý theo mức độ tuân thủ tạo ra sự công bằng trong ứng đối với các đối tượng nộp thuế và cũng là một phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả của cơ quan thuế. Hiện nay, hầu hết các cơ quan thuế ở các quốc gia trên thế giới đều ứng dụng phương pháp quản lý theo tuân thủ. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)... đều có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực quản lý thuế và tuân thủ thuế để hỗ trợ các nước trong quá trình cải cách và nâng cao mức độ tuân thủ thuế và hiệu quả quản lý thuế. Thứ hai, xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng. Quan điểm xem đối tượng nộp thuế là khách hàng nhận dịch vụ từ cơ quan thuế đã được áp dụng nhiều ở các nước phát triển. Quan điểm này phù hợp với xu hướng phát triển dịch vụ công của các nước. Khi xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng, là đối tượng mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cơ quan thuế sẽ cải thiện thái độ và cách hành xử trong quá trình quản lý thuế. Để tạo thuận lợi cho khách hàng tuân thủ, cơ quan thuế cần nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách cung cấp thông tin cần thiết kịp thời, hướng dẫn cụ thể, mẫu tờ khai đơn giản dễ hiểu, trợ giúp đúng thời điểm. Khi được đối xử và tôn trọng như khách hàng, đối tượng nộp thuế sẽ dễ dàng chấp nhận và tin tưởng cơ quan thuế trong các giao dịch liên quan đến thuế, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện của họ. Thứ ba, tăng cường đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý thuế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, công nghệ thông tin được ứng dụng trong tất cả các ngành, quản lý thuế cũng không ngoại lệ. Hệ thống quản lý thuế của nhiều nước phát triển được hiện đại hóa, chủ yếu là các KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 135 - tháng 1/2019 phần mềm quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, quản lý thông tin đối tượng nộp thuế, các bước trong quy trình quản lý thuế... Đây là bước phát triển tất yếu để nâng cao hiệu quả trong hệ thống quản lý thuế. Việc ứng dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại giúp cho cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc quản lý rủi ro và xử lý vi phạm, giúp đối tượng nộp thuế giảm chi phí tuân thủ và giảm sai sót trong kê khai, nộp thuế. Do đó, mức độ tuân thủ thuế tự nguyện cũng được nâng lên. Thứ tư, tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Để nâng cao mức độ tuân thủ thuế tự nguyện, đối tượng nộp thuế cần được hỗ trợ thông tin đầy đủ từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế đến khi kê khai, hoàn thành nghĩa vụ thuế. Sự hỗ trợ trực tiếp và kịp thời từ cơ quan thuế sẽ giúp đối tượng nộp thuế có kiến thức đầy đủ, tự tin hơn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tăng hiệu quả dịch vụ hỗ trợ, tối thiểu hóa chi phí tiếp cận thông tin và thúc đẩy mức độ tuân thủ thuế tự nguyện. Bài học kinh nghiệm từ dịch vụ hỗ trợ riêng biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của cơ quan thuế Canada rất đáng nghiên cứu và học hỏi. Cơ quan thuế không chỉ thụ động trong việc hỗ trợ đối tượng nộp thuế mà có thể chủ động hướng dẫn, nhắc nhở và hỗ trợ họ trước khi họ thực hiện nghĩa vụ thuế, để ngăn chặn, giảm thiểu những sai sót về thủ tục, cách tính thuế có thể phát sinh. Như vậy, cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế sẽ có mối quan hệ tương đối chặt chẽ, giảm thiểu cơ hội không tuân thủ của các đối tượng nộp thuế, đồng thời tăng mức độ tuân thủ tự nguyện hoặc không tự nguyện. kết luận Bài viết đã tóm tắt và phân tích những nội dung chính trong quản lý thuế nhằm mục tiêu thúc đẩy tuân thủ thuế tự nguyện của một số nước có hệ thống quản lý thuế phát triển mạnh như Úc, New Zealand, Anh và Canada. Dựa trên những kinh nghiệm quốc tế, bài viết đề xuất bốn bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nâng cao quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế hiện nay, bao gồm: (i) tập trung nghiên cứu và thực hiện quản lý thuế theo mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế; (ii) xác định đối tượng nộp thuế là khách hàng; (iii) tăng cường đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý thuế và (iv) tăng cường chủ động hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, các bài học kinh nghiệm chỉ mang tính định hướng bao quát. Để ứng dụng các giải pháp cụ thể trong thực tiễn, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam để mang lại hiệu quả hơn trong quản lý thuế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Braithwaite, V., Braithwaite, J. Gibson, D. and Makkai, T. (1994), ‘Regulatory Styles, Motivational Postures and Nursing Home Compliance’, Law and Policy, vol. 16(4), pp. 363-94; 2. Braithwaite, Valerie (2003) ‘Dancing with tax authorities: Motivational postures and noncompliant actions’. In Valerie Braithwaite (Ed.) Taxing democracy. Understanding tax avoidance and tax evasion (pp. 15-39). Aldershot, UK: Ashgate; 3. Erard, B., and Feinstein, J. S. (1994), Honesty and evasion in the tax compliance game, Rand Journal of Economics, Vol. 25, No. 1, pp. 1-20; 4. Her Majesty’s Revenue and Custom – HMRC (2017), Overview of Making Tax Digital, Polycy Paper, UK Government Publications; 5. Morris, Tony and Lonsdale, Michele (2004) ‘Translating the Compliance Model into Practical Reality’, The IRS Research Bulletin: Proceedings of the 2004 IRS Research Conference: 57-75; 6. OECD (2017), The Changing Tax Compliance Environment and the Role of Audit, OECD Publishing, Paris, https://doi. org/10.1787/9789264282186-en; 7. Sawyer, Adrian. (2016). Complexity of Tax Simplification: A New Zealand Perspective. 110-132. 10.1057/9781137478696_6; 8. Vito, Tanzi (1991), Public Finance in Developing Countries, Aldershot, UK: Edward Elgar.
File đính kèm:
- quan_ly_thue_va_tuan_thu_thue_mot_so_kinh_nghiem_quoc_te_va.pdf