Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học thơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở trường phổ thông

Abstract: Based on studying of teaching literary works according to genre characteristics, aiming at

developing learners’ competencies to meet the requirements of reforming the general education

program, the article focuses on analyzing the types of students’ aesthetic competencies in teaching

Vietnamese modern poetry after the August Revolution 1945 and proposing competency development

measures. The explanations presented in the article are the way of teaching poetry expected to convey

beauty and human values to nurture the students’ souls, awakening the students’ love and responsibility.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học thơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ưng mẹ của Nguyễn 
Khoa Điềm. 
“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội 
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 167-171; 201 
171 
Trong công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ có 
giấc ngủ chập chờn, của cu Tai trên lưng mẹ. Dường như 
cu Tai cũng thấy được nỗi vất vả và ý nghĩa đẹp đó trong 
việc làm của mẹ nên hơi thở em hoà cùng hơi thở mẹ và 
em cố ngủ ngoan cho mẹ yên lòng. 
Nếu ai từng trải nghiệm hoặc chứng kiến cảnh giã gạo 
bằng chày trong cối gỗ của người dân lao động miền núi 
mới thấy hết sự vất vả khi biến hạt thóc thành hạt gạo 
trắng ngần. Nhà thơ đã chọn lựa những động tác tiêu biểu 
để miêu tả công việc giã gạo nặng nhọc và thể hiện tình 
mẹ con mộc mạc mà sâu nặng của người mẹ miền núi. 
Cảnh tượng chân thật ấy càng làm xúc động người đọc: 
“Mồ hôi mẹ rơi, má em nóng hổi 
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” 
Khi mẹ giã gạo, Cu Tai vần ngủ trên lưng. Trong giấc 
ngủ, em vẫn cảm nhận được mồ hôi của mẹ rơi trên má 
em nóng hổi, cảm nhận được sự vất vả và tình yêu con 
thiết tha của mẹ. 
Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh: 
đôi vai mẹ gầy làm gối cho con, lưng mẹ đung đưa làm 
nôi ru con ngủ và nhịp tim của mẹ hát thành lời yêu 
thương tha thiết. Trong giấc ngủ, lúc nào Cu Tai cũng 
được ấp ủ trong hơi thở và tình thương của mẹ, được 
nghe mẹ hát ru. Khổ thơ đã thể hiện được tình mẫu tử 
thắm thiết, thiêng liêng cùng công việc vất vả của người 
mẹ giã gạo để nuôi con, nuôi bộ đội giải phóng. 
Rõ ràng, trong quá trình phân tích, cắt nghĩa cấu trúc 
kí hiệu tác phẩm để tái hiện và sáng tạo thẩm mĩ vai trò 
của liên tưởng cực kì quan trọng, là dấu hiệu của việc 
chuyển thế giới nghệ thuật của tác phẩm vào thế giới tâm 
linh của người đọc. Pautôpxki từng nói: “Sáng tác là đem 
liên tưởng của mình đến với bạn đọc. Liên tưởng của 
người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh 
nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng 
cao bấy nhiêu” [7; tr 174]. Nhận định trên vừa để khẳng 
định tầm quan trọng của liên tưởng trong sáng tác và tiếp 
nhận tác phẩm văn học, đồng thời vừa nhấn mạnh một 
năng lực rất cần thiết trong cảm thụ thơ. Nhờ có khả năng 
định hướng liên tưởng, việc tái hiện và sáng tạo thẩm mĩ 
trong quá trình tiếp tiếp nhận tác phẩm luôn tìm được tiếng 
nói chung giữa người đọc với người đọc, giữa người đọc 
với tác giả, khắc phục được lối cảm thụ, tác phẩm tùy tiện, 
chủ quan có khi suy diễn ngây ngô, nhảm nhí. 
2.5. Phát triển cảm xúc nhân văn và thẩm mĩ cho học sinh 
bằng cách đưa bài thơ vào những cảnh huống riêng 
Thơ nói bằng cảm xúc, vì thế thơ được xem như sự kết 
tinh của cái đẹp sâu xa hoàn mĩ và vô giá. Đến với thơ, 
người đọc muốn đi tìm cái đẹp, một cuộc sống như mình 
ao ước, một hỗ trợ cho việc điều chỉnh những thiếu hụt, 
những cái chưa có làm phong phú con người mình hơn, 
hài hòa, hoàn thiện, làm cho hiện thực nhập vào lí tưởng. 
Để phát triển cảm xúc nhân văn và thẩm mĩ cho HS 
trong các giờ học thơ, giáo viên tạo tình huống, yêu cầu 
HS ứng dụng thực tiễn, đưa tác phẩm vào những cảnh 
huống riêng, kết nối thực tiễn và kinh nghiệm của bản 
thân để thấu cảm, đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của 
chủ thể trữ tình trên cơ sở đó tự nhận thức, tìm ra ý nghĩa 
ứng dụng cho bản thân. 
Ví dụ, đọc bài thơ Nói với con của Y Phương: Những 
lời người cha nói với con trong bài thơ gợi em nhớ đến 
ai? Người cha ấy làm công việc gì? Cảm xúc của em khi 
đọc những lời của người cha nói với con? 
“Người đồng mình thương lắm con ơi 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” 
Người đọc như thấy hiện lên quê hương, người thân 
của mình. Người đồng mình sống vất vả, nghèo đói, cực 
nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt nuôi chí lớn, 
luôn yêu quý, tự hào và gắn bó với quê hương. Người 
cha áo vải một đời gắn bó với quê nghèo dạy con sống 
phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp 
nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí tình yêu 
và niềm tin của mình, không chê bai, phản bội quê hương 
dù quê hương còn nghèo, buồn, còn gian nan vất vả. Tình 
yêu ấy sẽ nuôi lớn trong con khát vọng xây dựng quê 
hương khi mai này tung cánh muôn phương. 
Nghĩa của bài thơ không chỉ ở văn bản mà là kết quả 
của sự giao tiếp giữa văn bản và người đọc vì khi tiếp 
nhận, người đọc đã đưa tác phẩm vào ngữ cảnh riêng của 
mình với những kinh nghiệm, vốn sống, trình độ nhận 
thức, năng lực tư duy, thị hiếu và quan điểm thẩm mĩ 
mang dấu ấn cá nhân. Đọc bài thơ mà chỉ dừng ở việc 
hiểu nội dung tư tưởng, chủ đề văn bản, hiểu tâm sự, thái 
độ của nhà thơ về con người, cuộc đời, hiểu cấu trúc, 
nghệ thuật, thể loại văn bản thì chưa đủ. Đọc thơ phải xúc 
động, lay động tâm hồn vì văn học giáo dục một cách kì 
diệu bằng cách trò chuyện, tâm tình thông qua đối thoại 
ngầm giữa nhà thơ, thế giới nghệ thuật và người đọc với 
những cảnh huống, thân phận khác nhau. 
Lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ chỉ ra rằng văn bản không 
chỉ nhằm mục đích thông tin mà nhằm để tác động. Như 
vậy, HS chỉ thực sự được phát triển cảm xúc nhân văn và 
thẩm mĩ khi có một cuộc đối thoại nghiêm túc giữa ngữ 
cảnh của tác phẩm, nhà văn và ngữ cảnh của người đọc. 
Giải mã một bài thơ, người đọc hiểu ra nhiều chuyện đời, 
(Xem tiếp trang 270) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 197-201 
201 
0
1
10
V gt V   . 
- Khi tàu dừng hẳn 0V  , nên 
0
0
10.1
0
10
V
gt V t
g
     . 
- Thay t vào phương trình chuyển động, ta có quãng 
đường mà tàu đi được từ lúc hãm đến lúc dừng hẳn là: 
2
2
0 0 0
0
10. 10. 5.1
. .
20
V V V
x V g
g g g
 
   
 
. 
Khi triển khai các ví dụ trên, SV sẽ thực hiện giải toán 
trên lớp, phân tích đề bài, tìm lời giải, ... và thực hiện lời 
giải trên lớp. GV chỉ hỗ trợ, gợi ý các nhóm hay từng SV 
chứ không phải nhắc lại các kiến thức lí thuyết đã có cũng 
như trình bày lời giải. GV cho phép SV sử dụng thiết bị 
truy cập vào website có sẵn để đọc lại các kiến thức lí 
thuyết đã có, khai thác tài liệu khác nữa,... 
3. Kết luận 
Thông qua việc phối thợp sử dụng các hình thức dạy 
học trên lớp và qua mạng internet, có thể tiết kiện được 
thời gian học tập lí thuyết trên lớp của SV, tăng cường khả 
năng và thời gian tự học của SV ngoài giờ lên lớp. Chúng 
tôi dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện các kĩ năng giải 
toán liên quan đến các học phần chuyên ngành, các bài 
toán có nội dung thực tiễn nghề nghiệp sau đào tạo trên lớp 
cho SV. Điều này một mặt rèn luyện kĩ năng giải toán cho 
SV, một mặt tạo sự hứng thú trong học tập của SV. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bergmann, J. - Sams (2012). Flip your classroom: 
Reach every student in every class every day. 
International Society for Technology in Education - 
ASCD, Alexandria, Virginia. 
[2] Nguyễn Quốc Vũ - Lê Thị Minh Thanh (2017). Áp 
dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy kĩ thuật số 
nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho sinh 
viên. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 1, tr 16-28. 
[3] Nguyễn Hoài Nam - Vũ Thái Giang (2017). Mô hình 
lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kĩ năng công nghệ 
thông tin cho sinh viên sư phạm. Tạp chí Khoa học 
dạy nghề, số 43+44, tr 49-52. 
[4] Tô Nguyên Cương (2012). Dạy học kết hợp - một 
hình thức tổ chức dạy học tất yếu của một nền giáo 
dục hiện đại. Tạp chí Giáo dục, số 283, tr 27-28; 38. 
[5] Maab, K. (2006). What are modelling 
competencies?. The International Journal on 
Mathematics Education, Vol. 38(2), pp. 113-142. 
[6] Nguyễn Anh Tuấn - Lê Bá Phương (2014). Tăng 
cường liên hệ với thực tiễn nghề nghiệp trong dạy 
Toán cơ bản cho sinh viên Trường Đại học Công 
nghiệp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm 
Hà Nội, số 59 (1), tr 3-11. 
[7] Mai Văn Thi (2015). Thực trạng giảng dạy xác suất 
thống kê cho sinh viên ngành hàng hải theo hướng 
chuẩn bị năng lực nghề nghiệp tại trường Đại học 
Hàng Hải Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 
tháng 7, tr 147-148. 
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA... 
(Tiếp theo trang 175) 
[3] Quốc hội (2003). Luật Biên giới quốc gia. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[4] Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 
(gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982 - United 
Nations Convention on the Law of the Sea), gọi tắt 
là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có 
Việt Nam, kí tại Montego Bay, Jamaica là một hiệp 
ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về Luật Biển 
Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 
1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp 
ước thi hành năm 1994. Công ước Luật Biển là một 
bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế 
giới. Công ước đã được kí kết năm 1982 để thay thế 
cho 4 Hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có 
hiệu lực từ năm 1994. Tính đến tháng 10/2014, có 
167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia 
Công ước này. Hoa Kì không tham gia vì nước này 
tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế 
và an ninh của Hoa Kì. 
[5] Quốc hội (2012). Luật Biển Việt Nam. NXB Chính 
trị Quốc gia - Sự thật. 
[6] Quốc hội (2013). Hiến pháp sửa đổi năm 2013. 
[7] Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), được Hội 
nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tại 
Manila (Philippin) thông qua ngày 06/8/2017, nhằm 
điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại biển Đông. 
[8] Phán quyết ngày 12/7/2016 tại Lahay của Tòa Trọng 
tài Thường trực (PCA) về vụ kiện Philippines - 
Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông, đã bác 
bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi 
đường lưỡi bò, thực chất là bác bỏ đường lưỡi bò, 
xác định nó không có cơ sở pháp lí và cũng bác bỏ 
luôn cả quyền lịch sử đối với tài nguyên bên trong 
đường lưỡi bò... Đồng thời, Toà cũng đã ra bộ quy 
chế về pháp lí đầy đủ về các cấu trúc trên biển, lần 
đầu tiên nhân loại có một bộ định nghĩa đầy đủ thế 
nào là đảo, là đá, bãi nửa nổi nửa chìm... 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_tham_mi_cho_hoc_sinh_trong_day_hoc_tho_h.pdf