Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội – Giáo lý và thực tiễn

Tóm tắt

An sinh xã hội là trạng thái đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng xã hội sinh tồn

bền vững. Đó là một lĩnh vực rộng lớn, trong đó có sự tham gia của nhà nước, cá nhân,

các tổ chức xã hội khác nhau. Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho

công tác an sinh xã hội, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội hài

hòa, bền vững. Về mặt giáo lý, với tư tưởng thâm sâu của mình, Phật giáo đã cống hiến

cho cộng đồng dân tộc Việt Nam một lối sống lành mạnh, hài hòa, tôn trọng và gìn giữ

môi trường thiên nhiên; tạo ra sự chuyển hóa tinh thần xã hội từ các quan hệ đối kháng

sang quan hệ hợp tác và tùy thuộc lẫn nhau, cùng hướng đến những giá trị nhân văn

sâu sắc. Về thực tiễn, trong nhiều năm qua, cộng đồng Phật giáo Việt Nam đã thực hiện

nhiều chương trình an sinh xã hội to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo trợ nhiều

đối tượng xã hội khó khăn cơ nhỡ; cùng nhà nước và các tổ chức xã hội khác thực hiện

chính sách an sinh xã hội rất hiệu quả

pdf10 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội – Giáo lý và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 Điều 34 Hiến pháp năm 2013 đã xác lập quyền an sinh xã hội của người 
dân. Theo kế hoạch chung, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản hình thành hệ thống an sinh 
xã hội toàn dân, với các yêu cầu như bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; 
tham gia bảo hiểm xã hội và bảo đảm hỗ trợ kịp thời những người có hoàn cảnh đặc biệt 
khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật 
nặng, người nghèo); góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an 
toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân (Đào Quang Vinh, 2017). 
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội gồm 4 nhóm chủ yếu: 
(1) Chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo;(2) Chính sách bảo hiểm 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(45)-2020 
23 
xã hội;(3) Chính sách trợ giúp xã hội (bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp 
đột xuất); (4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản (giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ 
bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông) (Đào Quang Vinh, 2017). 
Trước đây, Phật giáo chủ yếu tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện; hình 
thức chủ yếu là quyên góp tiền bạc để trợ giúp cho đồng bào chịu thiên tai, lũ lụt. Việc 
trợ giúp thường xuyên chủ yếu dành cho một số cơ sở từ thiện (trung tâm bảo trợ, Tuệ 
Tĩnh đường). Hiện nay, Phật giáo đã tham gia tất cả các nội dung cơ bản của an sinh xã 
hội, với những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm 
nghèo bền vững; trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phát 
triển bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế) và tiếp cận dịch vụ xã hội ở mức tối 
thiểu (dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở tối thiểu; dịch vụ nước sạch và dịch vụ thông tin). 
Phật giáo cũng đã mở rộng các hoạt động giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền 
vững, tổ chức trợ giúp cơ bản về giáo dục, y tế và chỗ ở cho người dân (Đào Quang 
Vinh, 2017). Ở mỗi tỉnh thành hầu hết đều có những tổ chức Phật giáo làm công tác bảo 
trợ xã hội cho những nhóm người cơ nhỡ, khó khăn. Đơn cử tại Đà Nẵng, chùa Quang 
Châu do Sư cô Thích Nữ Minh Tịnh trụ trì, chuyên nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi; Tuệ 
Tĩnh đường Pháp Lâm của Thành Hội Phật giáo, Tuệ Tĩnh đường chùa Hoà Nam thuộc 
giáo hội Nam Tông Phật đường Minh sư đạo...các cơ sở bác ái này đã khám chữa bệnh 
cho hàng chục nghìn lượt người, đa số là đồng bào nghèo khó [10]. 
Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI 
(2007-2012) cho biết: Trong những năm này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động 
tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài đóng 
góp, ủng hộ vật chất, tinh thần cho các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh 
xã hội; đã quyên góp cho công tác đảm bảo an sinh xã hội trị giá hơn 2.879 tỷ đồng. 
Riêng năm 2015, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và tăng ni, phật tử trong cả nước 
tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi 
trường sinh thái, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn dân cư; huy động sự 
đóng góp của toàn xã hội trị giá trên 1.164 tỷ đồng. Năm 2016, Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam tiếp tục nỗ lực vận động đóng góp vào công tác xóa đói, giảm nghèo, chữa bệnh, 
cứu giúp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, tạo công ăn việc làm cho người có hoàn 
cảnh đặc biệt; cứu trợ và giúp đỡ bà con ngư dân ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự 
cố môi trường do Công ty Formosa gây ra, giúp đỡ đồng bào vùng bão lũ tại các tỉnh 
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị góp phần khắc phục thiệt hại, sớm ổn định 
cuộc sống. Tổng số tiền và hiện vật quyên góp dành cho công tác từ thiện, nhân đạo và 
đảm bảo an sinh xã hội năm 2016 là hơn 1.330 tỷ đồng. Năm 2018, tổng số tiền từ thiện 
xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hơn 2.200 tỷ đồng (Huy Sơn, 2016). 
Các chương trình an sinh xã hội của Phật giáo luôn có sức hút và lan tỏa rộng rãi, 
góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội trong cả nước. Hoạt động từ thiện- xã hội 
của Phật giáo trong những năm qua đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng xã hội, 
thể hiện rõ chức năng an sinh xã hội của Phật giáo. 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.02.019 
24 
Bên cạnh những đóng góp to lớn, hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo hiện vẫn 
còn một số bất cập. Thứ nhất, các hoạt động xã hội của Phật giáo đa dạng, phong phú 
nhưng hầu hết tập trung vào khía cạnh nhân đạo, từ thiện; chưa chú ý đúng mức tới 
phương diện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội. Thứ hai, tính kết nối hệ 
thống trong hoạt động xã hội từ thiện của Phật giáo chưa cao; trình độ tổ chức của đội 
ngũ làm công tác bảo trợ xã hội còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp. Thứ ba, các 
cơ sở dạy nghề còn phân tán, nhỏ lẻ, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, mới 
chỉ đào tạo được những nghề giản đơn. Một số lý do khác như việc thiếu hiểu biết luật 
pháp và thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, khiến một vài cơ sở 
nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật bị lợi dụng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo (Đào 
Quang Vinh, 2017). Để phát huy hơn nữa vai trò của Phật giáo trong công tác an sinh xã 
hội, rất cần sự đổi mới trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo; và sự hỗ trợ, phối hợp 
của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội. Trong quá trình hội nhập và phát 
triển, những chuyển biến kinh tế - xã hội làm xuất hiện thêm nhiều vấn nạn xã hội mới, 
gây trở ngại cho quá trình phát triển bền vững của đất nước. Cộng đồng Phật giáo Việt 
Nam - một tổ chức xã hội to lớn - chắc chắn vẫn là một lực lượng quan trọng, góp phần 
đáng kể trong việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội đặt ra. 
4. Kết luận 
Về bản chất, an sinh xã hội là sự khắc phục những khiếm khuyết xã hội do tình 
trạng bất công, nghèo đói, bệnh tật, tai họa, tham lam, xung đột, chiếm đoạt lẫn nhau 
của con người trong quan hệ xã hội. Trong xã hội hiện đại, thực hiện an sinh xã hội đã 
trở thành một chức năng xã hội của bộ máy nhà nước. 
Đối với nhà nước, an sinh xã hội vật chất hiện nay là bảo đảm người dân có việc 
làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội và bảo đảm hỗ trợ kịp thời những 
người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, 
người nghèo; góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình 
đẳng và hạnh phúc cho họ; từ đó mà xây dựng các chương trình phúc lợi xã hội phù 
hợp. Đây là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, bác ái. Hơn nữa, an sinh xã hội 
không chỉ giải quyết các vấn đề xã hội mà còn góp phần quan trọng trong việc bình ổn 
và phát triển xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp, văn minh hơn. Vì thế, trong xã hội hiện đại, 
an sinh xã hội ngày càng được củng cố, hoàn thiện để trở thành một chức năng xã hội 
của bộ máy nhà nước. 
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng hoạt động an sinh xã hội do nhà 
nước hay các tổ chức xã hội thực hiện - theo chúng tôi - chỉ là giải quyết hiện tượng (phần 
ngọn), còn bản chất (phần gốc) của an sinh xã hội nằm ở khái niệm „an sinh xã hội tinh 
thần”. Muốn thay đổi căn bản những vấn đề nan giải của xã hội, cần có cách tiếp cận thay 
đổi con người từ bên trong. Tư tưởng Phật giáo - mang bản chất an sinh xã hội hoàn hảo - 
chính là phương tiện để chuyển hóa nội tâm con người, từ đó dẫn đến chuyển hóa xã hội 
theo hướng công bằng, bác ái, tương trợ lẫn nhau trong quan hệ xã hội. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(45)-2020 
25 
Thực hành đạo đức Phật giáo sẽ tạo dựng nền tảng an sinh gốc rễ ngay từ cấp độ cá 
nhân, gia đình đến xã hội. Một khi tư tưởng đạo đức Phật giáo ăn sâu vào đời sống xã hội, 
nó sẽ trở thành một lực lượng vật chất, làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp, ít 
khiếm khuyết; cũng có nghĩa là công tác an sinh xã hội khi ấy sẽ trở nên tối giản. 
Trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp to lớn 
vào công tác an sinh xã hội; thể hiện tinh thần nhập thế cao cả và trách nhiệm lớn lao 
với cộng đồng. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách xã hội hiện hành, chấn 
chỉnh tổ chức; phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các đoàn thể xã hội, tổ chức tôn 
giáo để công tác an sinh xã hội nước ta ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đào Quang Vinh (2017). An sinh xã hội ở Việt Nam: Những thành tựu, thách thức và định 
hướng phát triển. Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). 
[2] L. Iannaccone (1998). Introduction to the Economic of Religion. Journal of Economic 
Literature, Vol. 36, pp. 1465-96. 
[3] Liên Hiệp Quốc (1948). Universal Declaration of Human Rights (Tuyên ngôn Quốc tế Nhân 
quyền. Nghị quyết số 217A – III). https://www.un.org/en/universal-declaration-human-rights/ 
[4] Huy Sơn (2016). Giáo hội Phật giáo: Năm 2015 làm từ thiện xã hội trên 1.164 tỷ đồng. Báo 
VOV online, ngày 13/01/2016. 
[5] National Academy of Social Insurance - NASI. What is Social Security? 
https://www.nasi.org/learn/socialsecurity/overview 
[6] Nguyễn Ngọc Dung (2014). Phật giáo với những vấn đề toàn cầu hiện nay. Thích Nhật Từ, 
Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý (đồng chủ biên, 2014). Phật giáo với các mục tiêu 
thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. NXB Đại học Quốc gia TPHCM. 
[7] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (1952). Quy phạm tối thiểu an toàn xã hội. Công ước 102. 
https://thukyluat.vn/vb/cong-uoc-102-nam-1952-quy-pham-toi-thieu-an-toan-xa-hoi-
193a5.html 
[8] Thích Minh Châu dịch (1993). Kinh Tương ưng bộ - mục XV. Kaccàyanagotta - Ca-chiên-
diên Thị, Tập 12.19 Đại 2,85c (S.ii, 16); Đại tạng kinh Việt Nam. 
[9] Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2007). Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự của 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007-2012). Giáo hội Phật giáo Việt Nam 
[10] Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2016). Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự của 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2016. Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfphat_giao_viet_nam_voi_an_sinh_xa_hoi_giao_ly_va_thuc_tien.pdf