Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (Từ 1960 đến nay)
TÓM TẮT
Một chặng đường năm mươi năm, một nửa thế kỷ hình thành và phát triển, cho đến nay, văn xuôi
miền núi phía Bắc Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể: ngoài sự hoàn chỉnh về thể
loại, số lượng các tác giả, tác phẩm không ngừng được tăng nhanh thì chất lượng nghệ thuật của
văn xuôi cũng ngày một nâng cao, tính truyền thống và hiện đại được thể hiện đại sâu sắc hơn, chủ
đề, đề tài cũng được mở rộng và phong phú hơn rất nhiều.
hị Cành - hai, Cao Duy Sơn - hai, Vương Trung - một [2]. Về ký, có Số phận đàn bà của Hoàng Thị Cành, bút ký Cao nguyên trắng của Mã A Lềnh, Gió Mù Căng của Hà Lâm Kỳ Đề tài, chủ đề được mở rộng và phong phú hơn. Vi Hồng với Người trong ống, Gã ngược đời (1990) đã đề cập đến vai trò của người trí thức dân tộc trong các nhà trường đại học; Hoàng Thị Cành với Số phận đàn bà (1990) lại phản ánh số phận không may mắn của những người phụ nữ miền núi. Đặc biệt, tiểu thuyết Người lang thang (1992) của Cao Duy Sơn đã đạt đến độ “chín” khi tạo cho nhân vật của mình những cá tính riêng đặc sắc trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu. Có thể nói, những thành tựu mà văn xuôi giai đoạn này đạt được xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những thành tựu chung của văn học Việt Nam hiện đại. Cao Thị Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 9 - 13 11 CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM QUA NỬA THẾ KỈ PHÁT TRIỂN Hiện thực cuộc sống đồng bào dân tộc trong thực tiễn lớn của đất nước và trong những sinh hoạt đời thường Nếu như thơ các dân tộc thiểu số phản ánh cả một thời kỳ kháng chiến chống Pháp thì văn xuôi lại chủ yếu phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ. Rất ít tác phẩm viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nguyên nhân chính là do hầu hết các tác phẩm được ra đời trong thời kỳ chống Mỹ và luôn bám sát mục tiêu phục vụ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này. Tiêu biểu như Đoạn đường ngoặt (Nông Viết Toại), Trận địa giữa ruộng bậc thang, Mẹ con chị Nải (Nông Minh Châu) Những tác phẩm này đã thể hiện rõ tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc sâu sắc của đồng bào dân tộc trong kháng chiến. Bên cạnh đó, một mảng đề tài khác cũng được các nhà văn tập trung phản ánh - công cuộc xây dựng cuộc sống trong hòa bình của nhân dân các dân tộc thiểu số. Đó là những truyện viết về nông thôn đổi mới (Cao nguyên trắng - Mã A Lềnh), vấn đề định canh định cư (Đêm mùa Hạ - Hoàng Minh Tường...), xây dựng thủy điện (Sông gọi - Hoàng Hạc), vào ra hợp tác xã (Sạn, Gánh nước cuối cùng - Nông Viết Toại) hay phê phán những tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, lừa bịp (Thầy ma, Kỷ - Nông Viết Toại) Ngoài mảng đề tài chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn ghi lại cuộc sống của đồng bào trong những sinh hoạt đời thường, với những phong tục tập quán, tình cảm quê hương hay tình yêu đôi lứa. Rất nhiều phong tục, tập quán được miêu tả cụ thể như tập tục ở rể trong Mây tan (Triều Ân): anh Pjao vì yêu Chẹ Tàn mà phải ở rể ba năm. Đây cũng là những tháng ngày vất vả và tủi nhục đối với anh [3]. Trong Mùa săn (La Quán Niệm), tác giả hồi tưởng lại những phong tục tập quán, nếp sống, tình cảm, mơ ước của đồng bào Thái ở miền tây Nghệ An trong những năm sáu mươi của thế kỷ XX. Trong truyện ngắn Nông Viết Toại, ta bắt gặp những hình ảnh quen thuộc, những cảnh sinh hoạt gần gũi của người dân tộc: tục ma chay trong Hăn Phi, tục “đi sứ” cho con trẻ trong Cái Pử. Con người công dân - hình ảnh con người mới trong văn xuôi dân tộc thiểu số Đây là những con người sống trong tập thể vì một mục tiêu chung nhất: chiến đấu, sản xuất vì quê hương, đất nước. Họ hòa lợi ích của bản thân trong lợi ích của cả cộng đồng, cả dân tộc. Trong quan hệ với làng bản, với đồng bào, đồng đội, họ là những con người công dân thực sự: một thanh niên hăng say tham gia cách mạng (Lưu trong đoạn đường ngoặt), những chị dân quân quyết tâm bám đường cho giao thông thông suốt dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù (Những cô gái đảm bảo cầu đường- Nông Minh Châu), những anh vệ quốc quân, những cô gái đảm đang trong sản xuất, chung thuỷ chờ chồng (Tam, Slao, Cốc, Bèn trong Núi cỏ yêu thương) Thay vì ngập lặn trong bóng tối, họ kề vai nhau cùng bước ra trước ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ. Bên cạnh hình ảnh con người công dân của quê hương, đất nước, rất nhiều nhân vật còn được xây dựng chân dung ở khía cạnh đời tư. Con người đời tư bị chi phối bởi con người công dân, được miêu tả từ góc nhìn cộng đồng. Họ cũng có những tình cảm yêu thương, hờn giận, cũng có lúc toan tính hay dao động. Bản chất và tính cách của người miền núi đều được các tác giả phản ánh cụ thể qua từng trang viết, trong các mối quan hệ cá nhân - cá nhân, cá nhân - gia đình, làng bản (Gió xoáy - Đoàn Ngọc Minh, Một chuyện ở chân núi Hồng Ngài - Sa Phong Ba ). BẢN SẮC RIÊNG TRONG HÌNH THỨC VÀ NGÔN NGỮ TỰ SỰ Nghệ thuật xây dựng nhân vật Cũng như các nhà văn người Kinh, các tác giả người dân tộc thiểu số đã xây dựng chân dung nhân vật của mình ở hai phương diện: ngoại hình và tính cách. Các nhân vật chính thường có ngoại hình đẹp đẽ và nhân cách cao quý, còn nhân vật phản diện thì ngược lại. Các nhân vật cũng có tâm trạng và được đặt trong mối quan hệ xã hội - gia đình, quan hệ địch - ta, Cao Thị Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 9 - 13 12 bạn bè, quan hệ vợ chồng, anh em. Tuy nhiên, những quan hệ đó thường xảy ra ở một không gian nhỏ: một làng, một xã hoặc một huyện. Bên cạnh đó, các nhà văn thiểu số miền núi phía Bắc còn có sự hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình nên khi xây dựng nhân vật, tác giả thường lấy nguyên mẫu ngoài đời làm đối tượng phản ánh. Ví dụ nhân vật Đàng trong Vãi Đàng của Vi Hồng có nguyên mẫu thật ngoài đời. Xây dựng nhân vật này, Vi Hồng đã lần đầu tiên đưa hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số vào văn học Việt Nam hiện đại. Một số nhà văn cũng chú ý khai thác nhân vật từ nhiều góc độ, bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, từ độc thoại nội tâm tới miêu tả trần thuật, giữa miêu tả trần thuật với lời nói của nhân vật. Ngoại hình nhân vật thường được tập trung miêu tả nhiều hơn với thủ pháp so sánh, tượng trưng, ước lệ. Ngôn ngữ tự sự * Ngôn ngữ giàu tính tạo hình Trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, hình ảnh về thiên nhiên luôn chiếm vị trí quan trọng. Các nhà văn thường dùng thiên nhiên để phản ánh tâm trạng nhân vật hay lấy đó làm điểm nhấn cho tác phẩm. Tác giả coi thiên nhiên như một sinh thể sống, chia sẻ vui buồn và tác động đến con người. Bởi vậy, ngôn ngữ dùng để miêu tả thiên nhiên thường được chú trọng nhiều hơn cả. Đó là thứ ngôn ngữ đẹp, trong sáng, thuần khiết. Do đó, thiên nhiên trong văn xuôi của các nhà văn miền núi thường đẹp, giàu tính tạo hình hơn so với thiên nhiên của các nhà văn người Kinh. Ví dụ: thiên nhiên trong truyện Một chuyện ở chân núi Hồng Ngài (Sa Phong Ba) hiện lên thật thơ mộng “đêm chân núi Hồng Ngài mù sương. Những khu vườn nhãn, xoài, mơ, mận của bản Pè bọc quanh chân núi đang chìm vào màn sương đêm” (tr 25). Hay hình ảnh trăng trong tác phẩm của Nông Minh Châu “Chị Hằng nhô hẳn mặt ra khỏi chiếu bài xanh, hình như đang tủm tỉm cười”, thiên nhiên trong truyện của Nông Viết Toại lại mang vẻ đẹp tiềm ẩn của con người “sương mù tháng chạp chưa tan hết nhưng nắng tháng giêng đã tỏa ra ấm áp rạng rỡ”. Với cách cảm thụ thiên nhiên khác nhau cùng ngôn ngữ đầy chất thơ trong cách miêu tả, các tác giả đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ và chân thực về bức tranh miền núi trữ tình hùng vĩ. * Các biện pháp nghệ thuật với nhiều nét đặc sắc và riêng biệt Thứ nhất là lối ví von, so sánh. Điều này phản ánh rõ sự ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn xuôi các dân tộc thiểu số. Với việc sử dụng cách nói bóng bẩy, giàu hình ảnh như lối nói của dân ca và lối nói khúc chiết của tục ngữ, thành ngữ đã giúp người đọc phần nào cảm nhận được nét đẹp của con người và cuộc sống miền núi. Thứ hai là nhân cách hóa các sự vật, hiện tượng - một lối tư duy mang đặc điểm của người dân tộc. Biện pháp nghệ thuật thứ ba được sử dụng là mỹ lệ hóa. Những hình ảnh về thiên nhiên, con người, cuộc sống trong các tác phẩm văn xuôi miền núi được nâng lên với vẻ đẹp lý tưởng hóa. Thông qua hệ thống ngôn ngữ đã được cường điệu và phóng đại, nhiều tác phẩm văn xuôi đã tạo được dấu ấn riêng. Tuy nhiên, nhiều khi các tác giả lại sử dụng cách nói này quá nhiều khiến tác phẩm có phần nặng nề và thiếu sự lôi cuốn. KẾT LUẬN Với những thành tựu đạt được trong giai đoạn từ 1960 đến nay, văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã đóng góp vào sự hoàn chỉnh thể loại của nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Bên cạnh nội dung phản ánh cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước của nhân dân các dân tộc thiểu số, các tác phẩm còn là bức tranh sinh động về cuộc sống và con người miền núi trong sinh họat đời thường với những phong tục, tập quán hay những mối quan hệ với quê hương, làng bản. Văn xuôi các dân tộc miền núi phía Bắc và triển vọng phát triển của nó trong thời gian tới: tiềm năng và sức bật trong mười năm qua cùng những điều kiện thuận lợi trong sự phát triển chung của văn học cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb VHDT, tr 95. [2]. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, Nxb VHDT. [3]. Nhiều tác giả (2002), Văn xuôi dân tộc và miền núi, Nxb VHDT. Cao Thị Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 9 - 13 13 SUMMARY THE HALF CENTURY OF PROSE DEVELOPMENT OF THE ETHIC MINORITIES IN THE MOUTAINOUS NORTHERN OF VIET NAM (FROM 1960 TO PRESENT) Cao Thi Thu Hoai College of Education - TNU Novels of mountainous Nostrum VN have achieved many successes since the 50 years of establishment and development: besides the completeness in genres, authors, works have been increasing and quality of these words has been in proving, the traditional and modern features have been represented profoundly, also themes and topics are much more various. Keywords: Novels, mountainous, genres, traditional, modern
File đính kèm:
- nua_the_ki_phat_trien_van_xuoi_cac_dan_toc_thieu_so_mien_nui.pdf