Những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong dòng chảy văn học đương đại

Tóm tắt:

Nguyễn Minh Châu là trường hợp đặc biệt của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, với vai trò một người mở đường trong giai đoạn giao thời. Là một trong những nhà văn thành công của thế hệ chống Mỹ nhưng ông đã sớm nhận thấy cần thiết phải thay đổi quan niệm, nhận thức và lối viết, điều đó được thể hiện một cách mạnh mẽ trog các tác phẩm và các tiểu luận. Bài viết nhìn lại những đổi mới của Nguyễn Minh Châu và ý nghĩa của những đổi mới ấy trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. Không chỉ góp phần mở đường cho tiến trình đổi mới, những chuyển động trong hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã phản chiếu chuyển động của nền văn học trên hành trình đổi mới.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong dòng chảy văn học đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
chun mũi hít hít, chỉ nó mới cảm 
nhận được đầy đủ mọi hương vị của đất mới được cày lật lên 
đang tỏa ra từ hai bên vệ đường, lão Khúng ngửi mùi mồ hôi 
của con bò thấm vào trong cái vòng dây chão nó vẫn mang 
trên mình. Nhà văn cũng để cho nhân vật Định luôn ngẫm 
nghĩ về món nợ không bao giờ trả được đối với những người 
thân thích, ruột rà ở làng, “cái làng quê thân yêu và lâu đời” 
chỉ cần nghe giọng nói người làng cất lên trong đêm hành 
quân đã xiết bao mừng rỡ. Trong chuyến về thăm quê của 
Định vào phiên chợ Tết, nhân vật cảm nhận rằng thời gian 
ngưng đọng lại hàng mấy chục năm bởi mọi thứ dường như 
không có gì thay đổi, những thế hệ sau lớn lên lại là phiên 
bản của thế hệ trước (Chợ Tết). Chính vì vậy, một người đã 
“in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ” như Nhĩ, những ngày 
cuối đời đã nhận ra sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp nơi Bến quê - 
bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, đó chính là chốn trở về 
nương náu của tâm hồn con người. 
Nếu như trong văn học giai đoạn trước 1975, cái tôi cộng 
đồng được quan tâm chú ý, con người luôn được đặt trong 
cái “đời sống bao la của đoàn thể” thì với những cuộc trở về 
với cái tôi cá nhân của Nguyễn Minh Châu có ý nghĩa như 
một khúc ngoặt/sự khai mở trong hành trình đi tìm cái tôi 
của văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu cùng 
với những tác giả cùng thời như Nguyễn Khải, Ma Văn 
Kháng, Lê Lựu đặt ra vấn đề truy tìm “cái tôi đã mất” để 
văn học giai đoạn tiếp sau đó chứng kiến sự khẳng định ý 
thức cái tôi mạnh mẽ khi gia tăng chất vấn về sự tồn tại của 
con người.
52
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
Nhận thức thế giới bằng tư duy của tiểu thuyết
Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở về cuốn tiểu thuyết để 
đời: “Có lẽ phải viết một cuốn tiểu thuyết cho đời mình như 
người ta hay nói (...) Hay là cứ viết truyện vừa như thế này? 
Hoặc vừa viết truyện vừa, vừa viết cuốn tiểu thuyết ấy” [4]. 
Thời điểm Nguyễn Minh Châu bày tỏ những băn khoăn đó 
là khi ông đã thành công với truyện vừa Người đàn bà trên 
chuyến tàu tốc hành (1983), Khách ở quê ra (1985) và vừa 
hoàn thành xong Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam (1987). 
Nguyễn Minh Châu dẫu đã trở thành tên tuổi đáng chú ý của 
văn học chiến tranh với các tiểu thuyết Cửa sông, Dấu chân 
người lính, Miền cháy, nhưng với ông, đó vẫn chưa phải 
là “cuốn tiểu thuyết cho đời mình”. Không phải lúc mắc 
trọng bệnh ông mới tìm đến truyện vừa mà đó như là một 
sự lựa chọn thể loại: truyện vừa là một cách nhận thức thế 
giới. Đến với truyện vừa, phải chăng Nguyễn Minh Châu 
muốn bàn đến nhiều vấn đề hơn, đa giọng hơn cái khung 
khổ mà truyện ngắn không đáp ứng hết. Nguyễn Minh Châu 
từng nhấn mạnh đến “chất tiểu thuyết - những khám phá 
của chiều sâu tâm lý và tính cách, cũng như tầm khái quát 
xã hội của ngòi bút tiểu thuyết khi trình bày những số phận 
con người” [5]. Theo ông tiểu thuyết rồi đây sẽ có hai loại: 
tiểu thuyết mang bối cảnh lịch sử và tiểu thuyết tâm lý, tiểu 
thuyết triết luận [5]. Điều đó cho thấy Nguyễn Minh Châu 
suy nghĩ khá nhiều về sự lựa chọn thể loại bởi đó không đơn 
giản là viết dài hay ngắn mà là cách tư duy về đời sống. 
Sau khi chiến tranh kết thúc, Nguyễn Minh Châu vẫn 
tiếp tục viết tiểu thuyết nhưng cũng bắt nhịp nhanh chóng 
với các thể loại có dung lượng ngắn, kịp thời theo sát những 
chuyển động trong đời sống (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu 
luận). Từ các cuốn tiểu thuyết Miền cháy, Những người đi 
từ trong rừng ra đến tập truyện Cỏ lau đều cho thấy những 
mối quan tâm lớn nhất của Nguyễn Minh Châu: chiến tranh 
và hậu chiến, người nông dân và nông thôn. Các tác phẩm ở 
giai đoạn này vừa cho thấy bút lực mạnh mẽ, vừa cho thấy 
những chuyển động trong hành trình sáng tác của một cây 
bút ở giai đoạn giao thời với những dùng dằng tiếp nối và 
cuộc bứt thoát dần khỏi từ trường của văn học sử thi. Điểm 
đặc biệt là trong các sáng tác của ông những năm 1980 đã 
có truyện ngắn, truyện vừa mang tư duy tiểu thuyết. Khách 
ở quê ra và Phiên chợ Giát chính là những lát cắt khác nhau 
về cuộc đời lão Khúng. Nếu đọc độc lập, riêng lẻ, hoàn toàn 
là một cốt truyện riêng nhưng nhìn một cách tổng thể có thể 
xem đây là những mảnh ghép của tác phẩm dài hơi. Truyện 
Phiên chợ Giát có thể đọc như phần tiếp nối của Khách ở 
quê ra. Kiểu truyện liên hoàn cho thấy sức sáng tạo dồi 
dào của nhà văn khi cùng viết về miền đất nông thôn và 
số phận người nông dân nhưng có thể xoay nhìn từ những 
góc khác nhau. Điều đó cũng cho thấy Nguyễn Minh Châu 
luôn nghĩ tiếp, và cần viết tiếp, đào sâu tiếp như là những 
trăn trở không nguôi. Những truyện ngắn, truyện vừa của 
Nguyễn Minh Châu lại chứa đựng chất tiểu thuyết nhiều 
hơn cả những tiểu thuyết. Đó chính là lý do khiến tác phẩm 
của ông không dễ được tiếp nhận một cách đồng thuận, 
không dễ hiểu, bởi tư duy tiểu thuyết là cách đặt ra những 
vấn đề không dễ trả lời. Trong cuộc thảo luận về truyện 
ngắn Nguyễn Minh Châu trên Báo Văn nghệ, đã có không ít 
ý kiến cho rằng truyện ngắn của tác giả “rối rắm, lan man, 
không để người đọc nắm chủ đích”, “không sao nắm bắt 
được cái điều anh muốn nói”, “có phần khó hiểu”3... Trong 
bối cảnh văn học “hiện thực xã hội chủ nghĩa” ngự trị một 
thời gian khá dài, người đọc quen với tư duy đơn giản, rõ 
ràng nên cảm thấy khó tiếp nhận tác phẩm có tính phức điệu 
của Nguyễn Minh Châu. Nhưng điều đó cho thấy, Nguyễn 
Minh Châu đã đi trước một bước bằng tư duy tiểu thuyết. 
Bằng việc ra tạo ra nhiều điểm nhìn trong tác phẩm, 
Nguyễn Minh Châu tạo ra những giọng kể và tiếng nói khác 
nhau. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, có đến 
hai nhân vật “tôi” kể chuyện trong cốt truyện lồng ghép: tôi 
- người kể chuyện gặp nhân vật Quỳ, sau đó Quỳ xưng tôi 
kể chuyện, tạo nên sự bất ngờ khi lời kể của mỗi người dần 
hé lộ tính cách, cuộc đời nhân vật. Trong Sống mãi với cây 
xanh cũng có sự lồng ghép điểm nhìn: 1) Người kể chuyện 
xưng “tôi” - một người hàng xóm của bác Thông “phiên 
dịch ra tiếng người” thiên hồi ký của cây sấu và cây cột 
điện; 2) Người kể chuyện xưng “chúng tôi” - tức cây sấu 
và cây cột điện; 3) Người kể chuyện khách quan (không rõ 
có phải là cây sấu và cây cột điện). Rõ ràng tác giả muốn 
đa dạng hóa điểm nhìn thay vì trần thuật từ một điểm nhìn 
đơn nhất và đa thanh hóa giọng điệu kể chuyện. Cảm hứng 
triết luận và tính luận đề là xu hướng chi phối các cây bút 
“giao thời” như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn 
Kháng... Trong nhiều tác phẩm vẫn còn sự can thiệp khá sâu 
của người kể chuyện “biết tuốt” tham gia vào mạch truyện, 
đưa ra quan niệm và kết luận của mình như là chỉ dẫn cho 
độc giả. Cách kể này thừa hưởng từ truyền thống và sau này 
vẫn được tiếp tục trong văn học, vẫn là một lựa chọn được 
nhà văn và độc giả yêu thích. Tinh thần hoài nghi, tra vấn 
của tiểu thuyết trong những truyện ngắn và truyện vừa của 
Nguyễn Minh Châu là cách để cho người đọc tò mò về con 
người và nghi ngờ những thứ tưởng đã trở thành chân lý, 
khiến cho tác phẩm của ông đến nay vẫn còn gợi mở đối 
thoại của người đọc.
Bên cạnh đó, cái hài hước chính là một trong những yếu 
tố của tiểu thuyết, giúp cho tác phẩm thoát khỏi “khoảng 
cách sử thi”, biến những gì nghiêm túc thành hài hước, biến 
mọi thứ trở thành nhập nhằng nước đôi. Sống mãi với cây 
xanh có cách vào chuyện dí dỏm: bác Thông nổi tiếng thật 
thà và là người có khả năng nói chuyện với đồ vật, cây cối, 
3Báo Văn nghệ, số 27, ra ngày 6/7/1985.
53
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
đã kể cho nhà văn một thiên hồi ký của đất được dịch ra 
tiếng phổ thông của loài người, nhưng nhà văn tính “vốn 
cẩn thận cứ lo sợ cho hàm răng của mình, chỉ sợ chép sai lạc 
đi thì khốn” nên làm việc dễ hơn là ghi lại nguyên văn thiên 
hồi ký của cây sấu và cột điện. Cách giải thích hóm hỉnh của 
người kể chuyện để dẫn dắt người đọc và khẳng định tính 
xác thực của chuyện tạo nên điểm nhấn và sự hấp dẫn cho 
tác phẩm này. Phiên chợ Giát hội tụ đầy đủ yếu tố của một 
tiểu thuyết với tinh thần hài hước giễu nhại. Tác phẩm có cái 
hài hước thâm thúy với nụ cười ý nhị, chua xót, chẳng hạn 
như chi tiết "lão Khúng tỉnh dậy sau ác mộng biến thành bò, 
lão duỗi thẳng chân tay, sờ nắn từng cái bắp tay bắp chân 
một, thấy vẫn là loài người nguyên vẹn, lão yên tâm". Mặc 
dù không nhiều, nhưng sự xuất hiện của cái hài hước trong 
một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, cùng với Lê Lựu, 
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đang dần đưa tiểu thuyết trở 
lại chính là tiểu thuyết. 
Từ sáng tác đến tiểu luận phê bình, Nguyễn Minh Châu 
đã thể hiện sự nhất quán tư tưởng đổi mới, mặc dù trong 
những bước chuyển đầu tiên, ông vẫn còn lưu luyến, dùng 
dằng với kiểu nhân vật và mô hình tác phẩm của giai đoạn 
trước. Trên hành trình sáng tạo không mệt mỏi và đầy quyết 
liệt, sự tìm tòi trong những hình thức nghệ thuật khác nhau 
khiến cho tác phẩm của Nguyễn Minh Châu như đang tiếp 
diễn những đối thoại, không thỏa hiệp và không hoàn kết. 
Vượt qua những giới hạn của bản thân và thời đại mình, 
Nguyễn Minh Châu xứng đáng trở thành “người mở đường 
tài năng và tinh anh nhất” [6].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Ngọc Hiến (1979), “Về một đặc điểm của văn học và 
nghệ thuật của ta giai đoạn vừa qua”, Văn nghệ, số 23, tr.4.
[2] Nguyễn Minh Châu (1994), “Viết về chiến tranh”, trong Trang 
giấy trước đèn (Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), 
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr.54.
[3] Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995: 
những đổi mới cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, tr.79.
[4] Nguyên Ngọc (2009), Di cảo Nguyễn Minh Châu, Nhà xuất 
bản Hà Nội, tr.335.
[5] Nguyễn Minh Châu (1994), “Bên lề tiểu thuyết”, trongTrang 
giấy trước đèn (Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), 
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr.281-296.
[6] Nguyên Ngọc (2002), “Nhớ về một nhà văn tài năng và tâm 
huyết”, Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật (Mai 
Hương tuyển chọn và biên soạn), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 
tr.9-13.

File đính kèm:

  • pdfnhung_doi_moi_cua_nguyen_minh_chau_trong_dong_chay_van_hoc_d.pdf