Nguyễn Công Trứ, nhà nho tài tử hào kiệt

TÓM TẮT

Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX, cơ sở kinh tế – xã hội Việt Nam có những

thay đổi, chính vậy mà đã xuất hiện lớp nhà Nho tài tử (trước đây chỉ có nhà Nho hành đạo và

nhà Nho ẩn dật). Trong các nhà Nho tài tử này, Nguyễn Công Trứ nổi bật với tính chất hào kiệt

hào mại. Bài viết nhằm lý giải sơ bộ các tác nhân tạo nên đặc điểm ưu trội nói trên của nhà Nho

tài tử Nguyễn Công Trứ, và cũng như là “góp lời thiên cổ sự” nhân kỷ niệm 151 năm ngày mất

của ông (18/12/1858 – 18/12/2009).

pdf4 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nguyễn Công Trứ, nhà nho tài tử hào kiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ới vua chúa” 
(Bàn về đạo Nho, 36). Có điều, Nho giáo lúc này, ngay ở Trung Quốc đã phơi bày trần trụi tính 
chất chuyên chế, bảo thủ, lỗi thời, thế mà nhà Nguyễn vẫn phục hồi Nho giáo truyền thống đã 
đành, lại gần như bê nguyên xi thứ Tống Nho cực đoan, phản động để ứng dụng cho dân tộc 
mình. Bộ luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ), lẫn lệ Tứ bất của triều Nguyễn là những chứng cứ 
khó biện minh. Mở đầu là Gia Long, sau đó nhất là Minh Mạng, càng ngày càng khai thác triệt 
để những mặt có lợi từ phía Nho giáo , đặc biệt là Tống Nho, để củng cố và độc tôn cho vương 
triều chuyên chế. Xem ra, nhà Nguyễn đã triệt tiêu hoàn toàn các đối thủ chính trị. Các vụ án cha 
con Hữu quân Nguyễn Văn Thành, Tả quân Lê Văn Duyệt và ngay cả những lần Nguyễn Công 
Trứ vô cớ bị giáng chức, cách chức đều là kết cục của bàn tay sắt đó. 
Tuy nhiên, cũng chính do nhà Nguyễn với cách lựa chọn đường lối cơ bản không phù hợp với 
yêu cầu của thực tiễn, nên trí tuệ của dân chúng không được tập hợp, tiềm lực dân tộc không 
được bồi dưỡng. Chính sách trọng nông chỉ là hình thức, vì mọi quyền lợi chỉ nhằm tập trung 
nhiều hơn cho giai cấp địa chủ. Công nghiệp thủ công bị đình đốn, nền kinh tế hàng hóa manh 
nha từ sớm với sự ra đời của các chợ – đô thị kiểu phương Đông, nhưng do nhà Nguyễn bế môn 
tỏa cảng, khiến nó tuy có phát triển nhưng với tốc độ hết sức chậm chạp. Một người Mỹ là John 
White đến nước ta vào thời đó đã viết trong cuốn A voyage to Cochinchina (Một chuyến hành 
trình đến xứ Cochinchina): “Tính cách tham tàn, thất tín, chuyên chế và ức hiếp buôn bán của 
nhà cầm quyền đã biến xứ Cochinchina thành một nơi không được người ta ưa thích nữa 
Những ai vị tha, và cả thế giới văn minh nói chung, chỉ có thể nhận thấy ở đất nước có thiên 
nhiên tươi đẹp này không khác gì hơn là một nỗi ân hận và thương hại sâu sắc”[1]. 
2. Trên một cơ sở kinh tế như thế, các nhà Nho, phần lớn là những người qua học hành, thi cử 
hoặc làm quan, đã phân hóa thành phần một cách tương đối. Đã có nhà Nho hành đạo, nhà Nho 
ẩn dật, thì bây giờ có thêm nhà Nho tài tử. Mỗi một loại nhà nho như thế hình như đều có điều 
kiện sống riêng. Nếu nhà nho ẩn dật vốn sống theo phương thức kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, 
nhà nho hành đạo, phần lớn là đội ngũ quan lại đang hành chức, sống bằng dạng lương bổng và 
lộc (từ việc chia sẻ, chiếm dụng phần tô thuế thu được qua phân phối của triều đình), thì đặc biệt 
nhà nho tài tử đã có thể được hỗ trợ một phần từ nền sản xuất hàng hóa nhỏ, tuy còn manh mún 
và cá thể , nhưng cũng không còn là thuần túy nông nghiệp cổ truyền nữa. Tất nhiên, trong một 
xã hội trì trệ, kém phân hóa như thế, không thể đòi hỏi một sự độc lập thuần túy. Hình như giữa 
họ thường có sự “chu chuyển” và đổi chỗ. Cũng không nên tìm kiếm sự đối lập giữa nhà nho tài 
tử với hai loại nhà nho hành đạo và ẩn dật. Đành rằng, sự xuất hiện của nhà nho tài tử như là đi 
ngược lại tiêu chí giá trị đã được xác định ở nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật, vì người tài tử 
coi tài và tình, chứ không phải là đạo đức mới thực sự làm nên giá trị của con người. Tuy nhiên, 
trên thực tế, chất tài tử có thể có ở cả người hành đạo lẫn ẩn dật. Như vậy, nhà Nho tài tử chỉ đối 
lập với nhà Nho chính thống (nhà Nho quân tử – cai trị) mà thôi. Có điều, các nhà nho tài tử vẫn 
khác với nhà nho hành đạo và ẩn dật ở chỗ họ đã phá vỡ quan niệm sống, quan niệm hành xử 
vốn quá rành mạch và phân cực lâu nay, bằng cách trộn lẫn chúng lại. Không nhất thiết là phải 
làm quan hay ẩn dật, nhưng để đáp ứng những nhu cầu của mình, nhà Nho tài tử không thể 
không tạo ra những ứng xử phi truyền thống, và tất nhiên sẽ trở nên khá kỳ dị với các bậc chân 
Nho. Họ đã như giải quyết được cái mâu thuẫn, cái thao thức Nho gia vốn tồn tại dai dẳng ở các 
thế hệ trước đó (nhập thế mà vẫn xấu hổ vì tham luyến công danh, xuất thế mà vẫn băn khoăn vì 
không làm tròn trách nhiệm). Cũng có thể xem đây là sự dị biệt độc đáo của nhà nho tài tử . Họ 
tìm thấy ở Lão – Trang những sự tương đồng về phương diện triết lý nhân sinh. Khi mà đô thị 
thương mại và tư tưởng thị dân tác động, nhà Nho tài tử đồng loạt xuất hiện như là một tầng lớp, 
thì các yếu tố Lão – Trang phù hợp lại được tiếp thu có vẻ ồ ạt hơn. Nhưng, nói như Trần Đình 
Hượu, vẫn là cách tiếp thu biến tướng theo kiểu Trang Tử đa dục : “Họ không phải Nho thuần 
túy, mà cũng không phải Trang thuần túy. Thường thường, họ là loại văn nhân gần với Đường 
Tống bát đại gia hơn là một nhà Nho tư tưởng, một học giả kiểu Đổng Trọng Thư, Chu Hy hay 
Trang Chu”[2]. Quả là, trong nhiều trường hợp, họ là tráng sĩ, là sứ giả, là thiên sứ, là các đấng 
“trích tiên”, đại diện cho ý thức cá nhân và tư tưởng thị dân – động lực to lớn của sự phát triển 
văn học. Chính vậy mà khi xét trên phương diện loại hình học tác giả văn học, do có ranh giới 
khá rõ rệt, nên sẽ rất dễ khu biệt ba mẫu hình nhà nho. Nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật như 
là cặp bài trùng, thay thế nhau xuất hiện trong những tình thế khác nhau của xã hội quân chủ cố 
hữu. Trong khi đó, gắn với sự phát triển eo hẹp của đô thị thì người tài tử lại ra đời chậm hơn. 
Cái mà nhà nho tài tử luôn tìm cách đối lập lại là giữa Tài với Đức, Tình với Tính. Họ như đã 
ngầm tuyên bố về giá trị con người (sở thích cá nhân, tự do phóng khoáng và thụ hưởng lạc thú). 
Từ đó, họ sẽ là chủ nhân (chủ soái) của nền văn học chứa đựng mầm mống chống Nho giáo, 
hướng về nhân đạo chủ nghĩa. Có lẽ, đây là mảng văn học chịu sự tác động của văn hóa đô thị và 
ý thức thị dân, là lần đầu tiên của sự thức tỉnh ý thức cá nhân nhằm thoát ra khỏi ràng buộc cộng 
đồng. Tư tưởng thị dân xuất hiện và trở thành xu thế chính nhằm đòi hỏi hưởng lạc, hạnh phúc, 
chống lại thói an bần lạc đạo. Các tài tử ra đời để thay thế cho các quân tử độc chiếm văn đàn 
trước đây. Tuy vẫn học đạo thánh hiền, nhưng các tài tử lại tư duy theo lối thị dân. Họ đã tạo ra 
được sự đột biến của thời kì văn học này, bằng cách làm ra đời các thể loại mới: ngâm khúc, 
truyện Nôm và Hát nói,v.v. Dù muốn, dù không, nhu cầu tự sự, nội cảm hóa và bộc lộ cá tính của 
tư tưởng thị dân, của nền văn hóa đô thị (dẫu là đô thị phương Đông đi chăng nữa), phải đợi đến 
các thể loại văn học phù hợp này mới chuyển tải được. Các tài tử đều có một ý thức văn nghệ 
mới, tức là đã đề cao tính hiện thực, đề cao con người cá nhân và cá tính trong sáng tác của 
mình. Họ còn đề cao nghệ thuật tài tử, tách văn nghệ ra khỏi học thuật và rất có ý thức phát triển 
thứ văn học quốc âm (chữ Nôm). Những cố gắng của họ, quả như N.I.Niculin từng nhận xét 
“mang tinh thần phục hưng và khai sáng”. Tuy nhiên, đó vẫn chưa thể là định hướng phủ định 
mang tính cách mạng đối với cơ chế xã hội truyền thống. Bản thân cuộc đời lẫn tác phẩm của các 
nhà nho tài tử mới chỉ là sự thể hiện giới hạn cuối cùng sự phát triển xã hội, đời sống tinh thần 
lẫn ý thức cá nhân thời phong kiến, cho dù họ đã cố gắng làm tất cả những điều gì có thể làm, 
cũng như thử nghiệm ngay tại hành trạng bản thân. 
3. Trong thế hệ các nhà nho tài tử, Nguyễn Công Trứ, trên tư cách của một ý thức cá nhân, mang 
dấu ấn khá đậm nét và đặc biệt. Đó là tính chất hào kiệt, nói đúng hơn là tài tử – hào kiệt (chữ 
dùng của Đoàn Lê Giang). Ông kiên cường trong cái thản nhiên, sốt ruột trong cái bình tĩnh. Ông 
biết làm chủ trong mọi tình thế, tức là con người “hào mại” (chữ dùng của Tản Đà, hiểu theo 
nghĩa tài giỏi và luôn luôn cố gắng). Thành thử, việc thể hiện cá tính qua sáng tác , Nguyễn 
Công Trứ có phần dữ dội , bạo gan hơn. 
Đặc điểm hào kiệt, hào mại ở Nguyễn Công Trứ do nhiều nguyên nhân tạo ra. Trước hết, ông 
trưởng thành, đi thi, làm quan, hoạt động hoàn toàn vào thời kỳ tân triều nhà Nguyễn. Ông hầu 
như không có mối liên hệ nào với triều đại Lê trước đó, nên không có mặc cảm như những ai lỡ 
mang tiếng phải phò “nhị quân”, của cái tâm sự hàng thần nhớ chúa cũ. Ngay đến việc thân phụ 
ông chống Tây Sơn để phù Lê thất bại, khi đó Nguyễn Công Trứ mới mười tuổi. Cùng lắm, ông 
chỉ chịu cảnh nghèo khổ, loạn lạc. Và khi ông lớn lên thì cục diện chính trị trong nước đã dần 
dần ngã ngũ. Tuổi thanh niên của ông cùng lúc nhà Nguyễn đang tích cực củng cố địa vị thống 
trị. Bộ mặt xã hội dang có vẻ ổn định, thịnh trị. Như vậy, bối cảnh thực tế cho mọi hoạt động của 
Nguyễn Công Trứ là lúc này đất nước đã được hòa bình, giang sơn thu về một mối, một cơ hội 
đóng góp được sống lại. Xét về mặt sử dụng nhân lực cũng như xây dựng quan chế, Gia Long và 
Minh Mạng rất chú ý phương châm “chiêu hiền đãi sĩ” nên lập Quốc tử giám (1803), mở ra các 
khoa thi để kén chọn nhân tài, đào tạo quan lại, bổ dụng bộ máy quản lí Nguyễn Công Trứ 
hoàn toàn là một trí thức thành danh vào thời nhà Nguyễn, nên tân triều là thời vận thi thố tài 
năng của ông. 
Mặt khác, về cá tính (khí chất), Nguyễn Công Trứ là một con người cường kiện, đầy tinh thần 
kiêu dũng, vốn ôm ấp những hoài bão lớn, thích vẫy vùng, thích hành động, sẵn sàng đảm đương 
những trách nhiệm khó khăn, để làm những việc phi thường “đâu đấy tỏ”. Ông là con người của 
chữ Chí, kể cả những khi “vỡ mộng và thất vọng” trước thực tế cay đắng trớ trêu. Ở Nguyễn 
Công Trứ, chí khí đóng vai trò giúp ông giữ thế quân bình. Ông vừa là văn nhân vừa là tráng sĩ, 
tay bút nghiên, tay cung kiếm. Người anh hùng thư kiếm này đã phản ánh một cách đặc trưng về 
chính trị, kinh tế , về sự phát triển lịch sử tư tưởng và sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần nói 
chung của xã hội Việt Nam thời kỳ đó. Là sản phẩm của thời kì Nho giáo đang được phục hồi 
chứ không hẳn là kiểu con người cá nhân đô thị thuần tuý , nên ý thức cá nhân của Nguyễn Công 
Trứ, một trang tài tử hào kiệt có cốt cách trượng phu, mới chỉ dừng lại ở chỗ biến đổi khá nhiều 
những quan niệm của Nho gia về con người mà thôi. 
CHÚ THÍCH 
[1]. Nhiều tác giả (1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb Giáo dục, Hà 
nội, Tr.11. 
[2]. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr. 30. 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_cong_tru_nha_nho_tai_tu_hao_kiet.pdf