Nghiên cứu hành động: Một cách tiếp cận khác cho các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng

Tóm tắt: Nghiên cứu hành động được áp dụng khá hạn chế trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng ở Việt Nam, mặc dù nó có một số ưu điểm lớn. Để xem xét khả năng áp dụng cách tiếp cận này trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, bài báo đã tóm tắt lại khái niệm, ưu nhược điểm và làm rõ ba quan điểm khác nhau về quy trình thực hiện nghiên cứu hành động. Bài báo đã làm rõ phạm vi áp dụng và mức độ phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của cách tiếp cận này. Bài báo cũng chỉ ra khả năng áp dụng cũng như chủ đề, phạm vi áp dụng phù hợp của nghiên cứu hành động trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng tại Việt Nam. Ví dụ minh họa trong một hoạt động quản lý giá trị cho thấy tính khả thi và sự phù hợp của loại hình nghiên cứu này khi áp dụng trong các lĩnh vực bài báo đề xuất.

pdf8 trang | Chuyên mục: Kinh Tế Xây Dựng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghiên cứu hành động: Một cách tiếp cận khác cho các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c thực hiện đối với các hoạt động quản lý giá trị (xác định thời 
điểm cần tiến hành các hội thảo quản lý giá trị cho dự án, xác định các chỉ tiêu giá trị cho dự án, lựa chọn chuyên 
gia tham gia các hội thảo quản lý giá trị, tổ chức các hội thảo quản lý giá trị và áp dụng các giải pháp được lựa 
chọn vào thực tế) chứ không phải cho việc áp dụng các giải pháp nâng cao giá trị được lựa chọn. Ba hoạt động 
quản lý giá trị được thực hiện này cũng có thể coi là các chu kỳ khác nhau trong nghiên cứu hành động. Các hoạt 
động chẩn đoán được Giám đốc dự án tự mình thực hiện, ở các hoạt động quản lý giá trị sau có rút kinh nghiệm 
từ các hoạt động quản lý trước theo tất cả các nội dung: xác định thời điểm cần tiến hành các hội thảo quản lý 
giá trị cho dự án, xác định các chỉ tiêu giá trị cho dự án, lựa chọn chuyên gia tham gia các hội thảo quản lý giá 
trị, tổ chức các hội thảo quản lý giá trị và áp dụng các giải pháp được lựa chọn vào thực tế.
a) Chu kỳ 1:
Đây là thời điểm đầu tiên tổ chức hoạt động quản lý giá trị cho dự án, Giám đốc Ban quản lý dự án chưa 
có kinh nghiệm tổ chức hoạt động này, nhưng vẫn quyết định tổ chức do thấy được sự cần thiết phải có được 
giải pháp thiết kế tối ưu (bao gồm các giải pháp kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, sử dụng vật liệu và giải 
98
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
pháp thi công) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Kế hoạch tổ chức hoạt động quản lý giá trị 
chỉ được lập cho việc tổ chức hội thảo quản lý giá trị.
Các chuyên gia tham gia hội thảo quản lý giá trị đến từ Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng 
(đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng); Viện Khoa học Công nghệ và Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng 
(đại diện cho các đơn vị chuyên môn về xây dựng); và các đơn vị chuyên môn thuộc Kiểm toán Nhà nước là Kiểm 
toán Nhà nước chuyên ngành 5, Phòng Quản lý đầu tư và Ban Quản lý dự án -Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, 
vừa đại diện cho đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý dự án, vừa là cơ quan chuyên môn của Kiểm toán Nhà nước. 
Do chưa có kinh nghiệm, Giám đốc Ban quản lý dự án không xác định hệ chỉ tiêu giá trị cho dự án trước mà để các 
chuyên gia tự đánh giá các phương án thiết kế theo cảm nhận chủ quan của mình. Do đó, buổi hội thảo bị kéo dài 
ra do các chuyên gia tham gia hoặc đưa ra các đề xuất không tập trung, hoặc chưa sát với yêu cầu dự án, khiến 
hiệu quả của buổi hội thảo giảm đi. Vấn đề tiếp theo là chỉ có một số chuyên gia được người tổ chức chỉ định mời 
đích danh, còn các chuyên gia khác, nhất là chuyên gia nội bộ, do đơn vị tổ chức chỉ gửi giấy mời chung về các 
đơn vị và để các đơn vị tự cử người tham gia, nên có một số chuyên gia chưa có hiểu biết nhiều về dự án, hoặc là 
các chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn khác chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của giai đoạn này. Tuy nhiên, 
sau khi xử lý các vấn đề nảy sinh, hội thảo quản lý giá trị cũng thành công và các thành phần tham gia đã thống 
nhất và lựa chọn được phương án thiết kế, thiết bị phù hợp với đặc điểm quy mô công trình. Theo đó, số lượng 
chỗ để xe ô tô dưới tầng hầm đã tăng từ 100 xe lên 186 xe (loại 4 chỗ ngồi); diện tích làm việc đã tăng thêm 800m2 
(tương ứng với 2,3%) do giảm được không gian phục vụ công cộng (như không gian giao thông nội bộ, WC). Sau 
khi đánh giá và ước lượng sơ bộ, giá trị đem lại cho dự án là 67.95 triệu đồng [12].
Các kết luận nói trên được rút ra từ các cuộc họp rút kinh nghiệm được tổ chức ngay sau hội thảo quản 
lý giá trị và sau khi áp dụng giải pháp đề xuất vào thực tế. Có thể nói, các cuộc họp rút kinh nghiệm này tương 
ứng với bước Đánh giá hành động. Các kinh nghiệm được rút ra được ghi chép lại và áp dụng vào việc tổ chức 
hoạt động quản lý giá trị thứ hai [12,13].
b) Chu kỳ 2
Chủ đầu tư nhận định rằng vị trí tiếp giáp giữa tường vây của công trình với các công trình xung quanh có 
khả năng xảy ra sự cố về lún, nứt khi thi công hố đào. Do đó, Giám đốc Ban quản lý dự án quyết định tổ chức một 
hoạt động quản lý giá trị thứ hai để đánh giá về biện pháp thi công phần ngầm của công trình.
Trước khi tiến hành hoạt động quản lý giá trị thứ hai, Giám đốc Ban quản lý dự án thấy rằng vẫn còn những 
tồn tại cần phải rút kinh nghiệm từ hoạt động quản lý giá trị thứ nhất, như việc chưa lập kế hoạch cho toàn bộ hoạt 
động quản lý giá trị mà chỉ tập trung vào buổi hội thảo, chưa xây dựng rõ hệ chỉ tiêu giá trị phù hợp với giai đoạn 
dự án, chưa có tiêu chí rõ ràng cho việc lựa chọn chuyên gia tham gia vào hội thảo. Việc tổ chức hoạt động quản 
lý giá trị thứ hai đã đảm bảo không lặp lại các thiếu sót này, đã có kế hoạch cho toàn bộ hoạt động quản lý giá trị, 
xây dựng hệ thống chỉ tiêu giá trị cụ thể cho giai đoạn này (tập trung vào biện pháp thi công phần ngầm và hậu quả, 
hiệu quả của các biện pháp) và đã làm rõ các tiêu chí cần thiết về chuyên gia, đưa vào giấy mời gửi đến các đơn 
vị hoặc đích danh các chuyên gia đã được sàng lọc dựa trên thông tin Ban quản lý dự án nắm bắt được.
Hội thảo quản lý giá trị được thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Cục Quản lý hoạt động 
xây dựng, Cục Giám định chất lượng - Bộ Xây dựng; Viện Khoa học Công nghệ; một số nhà thầu thi công như 
Tổng công ty 36 - Bộ Quốc phòng và Công ty Xây dựng công nghiệp Delta (một đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh 
vực thi công phần ngầm khác); một số đơn vị tư vấn quản lý dự án là Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam 
- VNCC và Công ty Cổ phần TEXO Tư vấn và Đầu tư, cùng với các chuyên gia có chuyên môn phù hợp đến từ 
các đơn vị chuyên môn thuộc Kiểm toán Nhà nước là Phòng Quản lý đầu tư và Ban Quản lý dự án - Văn phòng 
Kiểm toán Nhà nước, vừa đại diện cho đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý dự án, vừa là cơ quan chuyên môn của 
Kiểm toán Nhà nước. Kết quả là phương án thi công phần ngầm được thống nhất và lựa chọn được đảm bảo 
không làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình liền kề cũng như thời gian thi công đào đất và kết cấu tầng hầm.
Một số cuộc họp hậu các quá trình quản lý giá trị cũng đã được tổ chức nhằm đánh giá các giải pháp 
được áp dụng là kết quả của các hội thảo quản lý giá trị. Kết quả từ các cuộc họp cho thấy hệ chỉ tiêu giá trị 
được đề xuất vẫn còn mang tính tổng quát cho toàn bộ dự án, chưa xem xét đến yêu cầu của các bên hữu quan 
một cách cụ thể, gắn liền với hoạt động thi công tầng hầm và kết quả của hoạt động này. Tồn tại tiếp theo là vẫn 
chưa có phương pháp ra quyết định thực sự khoa học, thuận tiện và phù hợp để lựa chọn giải pháp thi công, 
nên người tổ chức hội thảo phải sử dụng phương pháp biểu quyết để lựa chọn phương án cuối cùng. Những 
tồn tại này sẽ được lưu ý đến trong các hoạt động quản lý giá trị tiếp theo cho dự án, đã được thực hiện hoặc 
dự kiến được thực hiện cho các thời điểm sau:
- Tháng 3/2015: Thời điểm Tư vấn thiết kế hoàn thiện giải pháp thiết kế kiến trúc mặt ngoài công trình;
- Tháng 2/2016: Thời điểm trước khi quyết định lựa chọn nhà thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị cho dự án.
Có thể thấy, mặc dù còn những vấn đề cần hoàn chỉnh, việc sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu hành động 
cho các hoạt động quản lý giá trị cho dự án trên là rất phù hợp.
99
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
4. Kết luận
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tiến hành các nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vấn đề 
thực tế trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Tuy nhiên, nghiên cứu hành động, mặc dù có khả năng áp 
dụng lớn trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, khi người nghiên cứu cũng là người thực hiện các nhiệm 
vụ có vấn đề cần giải quyết, vẫn hầu như chưa được biết đến và áp dụng trong lĩnh vực này ở Việt Nam. Việc 
giới thiệu và tiến hành các nghiên cứu chỉ ra cách thức áp dụng cách tiếp cận này là cần thiết, nhằm giúp các 
nhà nghiên cứu và chuyên môn có hiểu biết và bài học kinh nghiệm về một công cụ mới để giải quyết các vấn 
đề trong hoạt động chuyên môn kinh tế và quản lý xây dựng một cách khoa học.
Tài liệu tham khảo
1. McNiff, J. (2013), Action research: Principles and practice, Routledge.
2. MacIsaac, D. (1996), An Introduction to Action Research. [cited 2015 15-06]; Available from: 
buffalostate.edu/danowner/actionrsch.html.
3. Maksimović, J. (2010), Historical development of action research in social sciences, Facta universitatis-series: 
Philosophy, Sociology, Psychology and History, 9(1): 119-124.
4. Corey, S.M. (1953), Action research to improve school practices, Teachers College, Columbia University: New 
York 27: Bureau of Publications.
5. Coughlan, P. and D. Coghlan (2002), “Action research for operations management”, International journal of oper-
ations & production management, 22(2): 220-240.
6. Zikos, D. and A. Thiel (2013), “Action research’s potential to foster institutional change for urban water manage-
ment”, Water, 5(2): 356-378.
7. Susman, G.I. (1983), Action research: a sociotechnical systems perspective, Beyond method: Strategies for social 
research, 95-113.
8. Azhar, S. (2009), I. Ahmad, and M.K. Sein, “Action research as a proactive research method for construction engi-
neering and management”, Journal of Construction Engineering and Management, 136(1): 87-98.
9. Lưu Ngọc Hoạt, Tổng quan về nghiên cứu và các loại thiết kế nghiên cứu thường áp dụng trong bệnh viện, Viện 
YHDP và YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục 
quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, Hà Nội.
11. Vo Dai Quang, Trinh Thi Dieu Hang (2008), “Action research: An overview”, VNU Journal of Science, Foreign 
Languages, 24: 203-206.
12. Nguyễn Hải Lộc (2015), Vận dụng giải pháp tổ chức hoạt động quản lý giá trị trong giai đoạn thực hiện dự án đầu 
tư xây dựng Trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước cơ sở 2, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
13. Nguyễn Hải Lộc, Nguyễn Thế Quân (2016), “Thực hiện quản lý giá trị trong dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan 
kiểm toán Nhà nước cơ sở 2”, Tạp chí Kinh tế Xây dựng.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hanh_dong_mot_cach_tiep_can_khac_cho_cac_nghien_c.pdf