Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng ở Việt Nam: Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng

Tóm tắt: Hợp đồng xây dựng là công cụ giúp chủ đầu tư nói riêng và các bên giao thầu trong xây dựng nói chung quản lý hoạt động của bên nhận thầu. Bài viết phân tích nội dung công tác quản lý hợp đồng xây dựng theo các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời chỉ ra các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này để đề xuất những khuyến nghị cho công tác quản lý hợp đồng trong xây dựng được thực hiện tốt hơn.

pdf7 trang | Chuyên mục: Kinh Tế Xây Dựng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng ở Việt Nam: Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
N CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
bị chậm tiến độ và phải điều chỉnh giá gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư, chất lượng công trình bị ảnh 
hưởng. Ví dụ một hợp đồng trong ngành giao thông được báo chí đã nói trong thời gian qua. Hợp đồng được ký 
kết giữa chủ đầu tư phía Việt Nam và nhà thầu Nhật Bản. Hợp đồng được thực hiện theo hình thức hợp đồng 
theo đơn giá điều chỉnh, được thanh toán bằng hai loại đồng tiền: Đồng Việt Nam và Yên Nhật. Giá hợp đồng 
được điều chỉnh theo công thức điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng. Đến khi thanh toán hợp đồng, chủ đầu 
tư mới tá hỏa khi phát hiện ra rằng, nhà thầu có cách hiểu hoàn toàn khác với chủ đầu tư về điều chỉnh giá hợp 
đồng. Chủ đầu tư phía Việt Nam đinh ninh rằng, việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng đối với phần công việc 
được thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam. Trong khi đó, nhà thầu Nhật Bản thì khẳng định, việc điều chỉnh giá 
hợp đồng áp dụng cho cả phần công việc thanh toán bằng Yên Nhật. Sự không rõ ràng về điều khoản điều chỉnh 
giá hợp đồng là nguyên nhân khiến mỗi bên lý giải hợp đồng theo cách có lợi cho mình. Cho đến thời điểm này, 
tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu nước ngoài vẫn chưa ngã ngũ. Rõ ràng năng lực của chủ đầu tư cũng 
là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hợp đồng.
Năng lực chuyên môn của chủ đầu tư chính là khả năng, trình độ chuyên môn và đạo đức của các thành 
viên tham gia quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng của chủ đầu tư (gọi chung là nhà quản lý). Nhà quản 
lý có trình độ quản lý tốt, trình độ chuyên môn giỏi và có đạo đức tốt sẽ quản lý tốt hơn những nhà quản lý có 
trình độ chuyên môn, trình độ quản lý yếu kém và đạo đức không tốt. Ý thức chấp hành pháp luật trong quản lý 
hợp đồng thể hiện đạo đức của nhà quản lý. Nhà quản lý chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước sẽ ảnh hưởng 
tốt đến chất lượng, thời gian và chi phí hợp đồng xây dựng. Ngược lại, nếu xảy ra vi phạm pháp luật vô tình hay 
hữu ý của các nhà quản lý đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và các cam kết mà các bên đã thỏa thuận 
trong hợp đồng và có thể làm phát sinh thêm chi phí. 
- Trang thiết bị: Trang thiết bị của chủ đầu tư có đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của 
dự án. Nếu chủ đầu tư được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc nó 
sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý của chủ đầu tư. Ví dụ cụ thể như chủ đầu tư được trang bị máy 
đo đạc, tốt với độ chính xác cao sẽ hạn chế được các sai sót không đáng có
5.3 Năng lực chuyên môn của nhà thầu thi công xây lắp
Năng lực của nhà thầu thi công xây lắp là một yếu tố tiên quyết và quan trọng số một đối với việc thành 
công của hợp đồng xây dựng. Năng lực chuyên môn tốt của nhà thầu thể hiện qua nhiều yếu tố như tính chuyên 
nghiệp cao, khả năng, kinh nghiệm, trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ, trang thiết bị máy móc, khả 
năng tài chính, số lượng và tay nghề của đội ngũ công nhân Nhà thầu có năng lực chuyên môn tốt, có uy tín 
cao sẽ dễ dàng đáp ứng và thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Ngược lại nhà thầu có năng lực yếu, 
đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề kém (ví dụ như việc sử dụng công nhân mùa vụ) không được đào tạo tại 
các cơ sở đào tạo có uy tín của Nhà nước hoặc không được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao 
tay nghề, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý hợp đồng của chủ đầu 
tư. Ví dụ điển hình như nhà thầu Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt (Trung Quốc) làm tổng thầu EPC 
tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông có quá nhiều yếu kém dẫn đến công trình chậm tiến độ, mất an toàn và khiến 
dự án bị đội vốn lên cao, như báo chí đã tốn nhiều giấy mực phản ánh trong thời gian qua.
5.4 Năng lực chuyên môn của nhà thầu tư vấn xây dựng
Năng lực chuyên môn của nhà thầu tư vấn xây dựng thể hiện qua nhiều yếu tố như số năm kinh nghiệm 
trong lĩnh vực tư vấn xây dựng của cả tổ chức và các cá nhân trong tổ chức, năng lực chuyên môn và đạo đức 
nghề nghiệp của đội ngũ các cán bộ trong cơ quan và đặc biệt là các cán bộ làm chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm 
khảo sát công trình, họ có đủ kinh nghiệm và có đủ các văn bằng chứng chỉ đảm bảo theo quy định của pháp 
luật hiện hành không, trang thiết bị máy móc của đơn vị thế nào (Nhà thầu có năng lực chuyên môn tốt, có 
uy tín cao sẽ luôn luôn đề cao uy tín của nhà thầu lên trước hết, từ đó coi trọng viêc đảm bảo thực hiện tốt các 
hợp đồng đã ký và nghiêm túc thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng). Ngược lại nhà thầu có năng lực 
yếu, thậm chí có thể có quan hệ mua bán chuyển nhượng trong các hợp đồng, thiếu trách nhiệm trong chuyên 
môn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực hiện hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng khảo sát xây dựng kém 
dẫn đến sai sót, thiếu chính xác có thể gây nên hậu quả thiệt hại lớn về kinh tế, bản thiết kế nhiều sai sót có 
thể gây hậu quả nghiêm trọng, công tác lập dự toán tính thiếu khối lượng, lập tổng mức đầu tư thiếu chi phí dự 
phòng, khối lượng phát sinh, có thể dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến công tác quản lý hợp 
đồng của chủ đầu tư. 
5.5 Chất lượng của hồ sơ hợp đồng đã được ký kết 
Một số các nước phát triển trên thế giới, hồ sơ của một hợp đồng xây dựng gồm: các tập về khối lượng 
và giá; tập quy định về các yêu cầu kỹ thuật; quy định về khối lượng phát sinh; thời gian thực hiện, các tài liệu 
tham chiếu tại các tập được thể hiện rất đầy đủ các thông tin cần thiết đảm bảo thực hiện hoàn thành các 
công việc, các thông tin này được trình bày một cách mạch lạc, chi tiết và rất khoa học. Ví dụ quy trình nghiệm 
thu từng nhóm công việc xây dựng thế nào, thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu tham chiếu kèm theo hợp 
35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
đồng, trường hợp nếu có phát sinh công việc thì áp dụng theo đơn giá mà các bên đã thỏa thuận và có dự kiến 
từ trước cho từng trường hợp, từng nhóm công việc cụ thể... Tuy nhiên ở Việt Nam thì chỉ có một số hợp đồng 
có yếu tố nước ngoài mới được áp dụng theo các quy định khắt khe của nước tham gia. 
Ở Việt Nam hiện nay, để phục vụ việc quản lý hợp đồng, nhiều quy định pháp luật đã được Nhà nước 
ban hành, các quy định này sẽ là khung pháp lý để bắt buộc các chủ thể tham gia phải tuân thủ pháp luật. Tuy 
nhiên, có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Một là: Các quy định của Nhà nước ban hành còn chậm, còn thiếu cũng như một số nội dung còn chưa 
cụ thể hóa được hết. Cụ thể như Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ban hành ngày 22/4/2015 và có hiệu lực từ ngày 
15/6/2015; nhưng tới hơn 10 tháng sau, đến ngày 10/3/2016 Bộ Xây dựng mới ban hành Thông tư 07/2016/
TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; TT08/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp 
đồng tư vấn xây dựng; TT09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, có hiệu lực từ 
ngày 01/05/2016...
Hai là: Hồ sơ hợp đồng phải thể hiện đầy đủ tại các điểm, khoản mục theo Điều 63 Luật Đấu thầu số 
43/2013/QH13 [1, 5]. Qua khảo sát mức độ hạn chế tại một số đơn vị chủ đầu tư quản lý nguồn vốn Ngân sách 
nhà nước thuộc cấp huyện trên địa bàn Hà Nội cho thấy khâu thương thảo, hoàn thiện hợp đồng vẫn còn thực 
hiện ở mức độ hình thức. Chất lượng các nội dung, cam kết, thỏa thuận trong các hợp đồng gần như chỉ đạt ở 
mức độ chung chung và tương đối giống nhau, do đó hợp đồng xây dựng chưa thể hiện hết được yêu cầu của 
các bên tham gia trên phương diện pháp lý. Tuy nhiên tại các đơn vị chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài Nhà 
nước, nội dung từng văn bản trong hồ sơ hợp đồng được quy định chi tiết và có tính pháp lý, chặt chẽ hơn.
Ba là: Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước chưa quy định được các chế tài đủ mạnh, đủ 
sức răn đe đối với những đối tượng cố tình vi phạm về quy định quản lý về đầu tư xây dựng để có thể bắt buộc 
và điều chỉnh hành vi của con người khi tham gia vào công việc đó phải tự giác, phải nghiêm túc thực hiện theo 
quy định của pháp luật, nên nguy cơ có thể có hiện tượng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng (chủ đầu tư, 
tư vấn, nhà thầu) để chuộc lợi cá nhân.
 Trên cơ sở những điểm đã nghiên cứu có thể nói chất lượng của hồ sơ hợp đồng đã ký kết có ảnh hưởng 
rất lớn tới việc quản lý hợp đồng xây dựng.
6. Kết luận
Quản lý, thực hiện hợp đồng là khâu quan trọng. Nếu các khâu khác đều hoàn hảo nhưng quản lý hợp 
đồng không tốt sẽ không có ý nghĩa bởi dự án đầu tư đã không đạt hiệu quả. Quản lý hợp đồng yếu kém sẽ ảnh 
hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng và chất lượng của hợp đồng. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung quản 
lý hợp đồng xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý hợp đồng là điều cần thiết để 
từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hợp đồng xây dựng góp phần nâng cao 
hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng. Nghiên cứu này cũng là cơ sở, nền tảng để thực hiện các nghiên cứu 
tìm ra các giải pháp mang tính pháp lý cao trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam trước tình 
hình đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
 Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu 
về lựa chọn nhà thầu.
2. Chính phủ, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
3. Chính phủ, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Chính phủ, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng.
5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành năm 
2013, Nhà Xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, 
Nhà Xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 
18/06/2014, Nhà Xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_thuc_hien_hop_dong_xay_dung_o_viet_nam_noi_dung_va_c.pdf
Tài liệu liên quan