Nghệ thuật trang trí bao lam tại chùa Giác Viên ở thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Chùa Giác Viên là một di tích kiến trúc được tôn tạo vào khoảng đầu thế kỉ XIX tại Thành

phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Các bao lam chạm khắc ở chùa Giác Viên là một công trình nghệ

thuật tiêu biểu, mang dấu ấn dân tộc rõ nét, khá điển hình về mĩ thuật ở vùng đất phương Nam. Do

đó, việc nghiên cứu, phổ biến và bảo tồn vốn quý nghệ thuật dân tộc là điều cần thiết và cấp bách

đối với mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay.

pdf7 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Mỹ Thuật | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nghệ thuật trang trí bao lam tại chùa Giác Viên ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ỗi bên 5 con, con đậu, 
con tung cánh chuẩn bị bay, con đang bay. 
Phía dưới bao lam mỗi bên có hai tảng đá. 
Ở thân cây mọc từ tảng đá trên, tảng đá 
dưới có một vị ngư phủ đang trong tư thế 
cúi, nón đeo sau lưng, đầu quấn khăn, phía 
sau tảng đá là giỏ cá, nhân vật được trang 
trí nút thắt vải ngang bụng, quần xắn lên 
gần ngang đầu gối, một tay nắm hờ đưa ra 
sau, còn tay kia đưa ra phía trước với hai 
ngón tay chỉ thẳng trong khi các ngón khác 
nắm lại như cử chỉ làm phép cho một chú 
cò đang vươn hai cánh lên, đầu gục xuống 
đất. Ở trung tâm bao lam là hình hoa cúc 
lớn cách điệu, dưới cùng là hình hoa văn 
trang trí kiểu bệ đỡ có chạm lá cách điệu. 
Với phong cách thể hiện vừa cách 
điệu vừa tả thực, phần thể hiện nội dung 
chính mang tính tả thực, trong khi đó các 
họa tiết trung tâm phía trên và phần kết của 
hai bên cánh gà bao lam được cách điệu 
theo phong cách truyền thống. Toàn bộ bố 
cục chuyển động uốn lượn lên trên và từ 
hai bên chạy tụ vào giữa trung tâm của bao 
lam. Các khoảng trổ thủng được nghệ nhân 
bố trí khéo léo, lớn nhỏ khác nhau. Các 
mảng trang trí cũng có sự thay đổi về hình 
dáng, thân cây bố trí hợp lí nhằm mục đích 
liên kết các mảng trang trí và khoảng trống 
chạm thủng. Việc sắp xếp khoảng trống 
phía trên nhiều, phía dưới ít, tạo cảm giác 
chắc chắn và dẫn mắt người xem từ dưới 
lên, càng lên cao cảm giác càng nhẹ nhàng, 
bay bổng. Các họa tiết chạm khắc khá chi 
tiết, tỉ mỉ như các cánh, mắt, mỏ và vẩy ở 
chân con cò được thể hiện rõ. Không 
những vậy, các thân, cành, lá còn rõ cả chi 
tiết gân lá, mắt, mấu của thân cây. Trên trái 
mãng cầu, nghệ nhân thể hiện các gai, 
cuống và thân hình cong theo các hướng 
khác nhau và rất được chú ý về mặt mĩ 
thuật. Các trái mãng cầu cũng thay đổi về 
kích thước lớn, nhỏ khác nhau, trái chìm 
sâu vào trong, trái lồi hẳn ra ngoài tạo một 
không gian mở trong trang trí. 
Với tất cả các thủ pháp nghệ thuật 
như trên đã nêu, nghệ nhân muốn tập trung 
thể hiện rõ ý nghĩa mình muốn biểu đạt, 
thể hiện một hình ảnh sống động về cuộc 
sống vùng đồng quê. Sự cách tân thể hiện 
trong việc sử dụng hình tượng trái mãng 
cầu để diễn tả những trái cây thân quen 
trong cuộc sống hàng ngày, gắn bó với đời 
thường, khác xa các loại trái cây trong điển 
tích các đồ án truyền thống như lựu, đào... 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Tâm 
111 
Ý nghĩa của trái mãng cầu xuất hiện trong 
mâm ngũ quả ngày tết của người dân Nam 
Bộ cũng mang ý nghĩa như những điều mà 
nghệ nhân muốn chuyển tải trong bao lam 
đặc biệt này. Họa tiết vị ngư phủ với con 
cò gợi cho người xem hình ảnh rất đời 
thường, dân dã, đồng thời thể hiện sự gắn 
kết giữa con người với thiên nhiên. 
Sau gian chính điện, sát cửa sau của 
khu nhà Trai (khu giảng kinh Phật) là một 
bao lam dài 3,5m, cao 2,5m và bản rộng 
0,25m. Mỗi bên bao lam trang trí 13 trái 
khổ qua, tổng cộng cả bao lam là 26 trái. 
Các trái được sắp xếp khi thì đơn lẻ, khi 
thành cặp hai trái, ba trái, xen kẽ là cây 
trúc và cành trúc. Càng lên trên các đốt 
trúc lại càng ngắn lại. Trên cành trúc, bên 
những trái khổ qua, lá trúc, lá khổ qua là 
những con chim. Mỗi bên 9 con, tổng cộng 
18 con có dáng dấp sinh động, con đậu, 
con thì bay hoặc xòe cánh. Phần trung tâm 
được trang trí hai trái khổ qua được sắp 
xếp đăng đối trên nền chùm lá, tạo thành 
một đồ án đẹp tại trung tâm của bao lam. 
Nghệ nhân sắp xếp các cụm lá trúc, 
lá cây khổ qua xen kẽ tạo nên bố cục hòa 
quyện, các nét chạm khắc tinh xảo, có 
những cành trúc nhỏ chạm lộng chừng 1cm 
và nhỏ như cọng tăm. Các chi tiết nhỏ ở 
con chim cũng được chú ý từ lông cánh 
đến lông đuôi. Các con chim đứng thành 
cặp, có cả những chú chim nhỏ bên cạnh 
chim bố chim mẹ được thể hiện trong trang 
thái bình yên của một gia đình, các chi tiết 
nhỏ như lông, mắt, mỏ, chân chim được 
diễn tả chi tiết, sắc sảo. Hầu hết trái khổ 
qua được chạm nổi rồi ghép vào tấm chính, 
ta như nhìn rõ từng mấu lồi sần sùi trên 
thân trái, hình trái đa dạng gần với trái khổ 
qua thật. Các cây trúc thanh thoát, nhỏ 
nhắn, các mắt được chạm rõ ràng, lá trúc 
tạo thành từng chùm hay đơn lẻ đều được 
chú ý tới từng chi tiết. Các dây leo quấn 
quanh cây trúc tinh tế, mềm mại, sinh 
động. Phong cách nghệ thuật rất riêng biệt 
trong cách sắp xếp bố cục các mảng chạm 
khắc lá, cành, chim thay đổi liên tục không 
lặp lại, đồng thời các khoảng trống cũng 
không giống nhau về hình, về diện tích, các 
mảng thoáng dần ở phần trên. Dù chú ý 
từng chi tiết nhỏ như vậy song không làm 
phá vỡ bố cục chung, vừa vững vàng, chặt 
chẽ vừa thanh thoát, không gây cảm giác 
nặng nề hay dày đặc trong toàn bộ bao lam. 
Bố cục tạo cảm giác chuyển động từ dưới 
và từ hai phía lên, gặp nhau ở giữa rồi bung 
ra, như một sự mãn nguyện, thăng hoa. 
Nghệ nhân đã thể hiện được ý đồ của nội 
tâm là mong muốn một cuộc sống yên 
bình, hạnh phúc. 
Theo quy luật tự nhiên, các đốt trúc 
dưới gốc thường ngắn hơn các đốt trúc ở 
trên ngọn, nhưng ở đây, nghệ nhân cố tình 
tạo các đốt ở trên ngọn ngắn sát nhau để 
thể hiện rằng càng lên cao thân càng chắc 
khỏe. Việc dùng hình tượng tre trúc vốn 
tượng trưng cho bậc quân tử trí nhân bên 
cạnh những trái cây thật dân dã Nam Bộ 
như khổ qua, nhằm ca ngợi tinh thần khí 
phách của người dân khai hoang mở cõi. 
Theo sự nhìn nhận của chúng tôi, bao lam 
này có phong cách và nội dung thuần Việt, 
cách diễn tả phóng khoáng, hiện thực, 
không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một phong 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 107-113 
112 
cách nào trong cách thể hiện, mang đặc thù 
của cư dân Việt trên vùng đất Nam Bộ. 
Tóm lại, các bao lam chạm khắc của 
chùa Giác Viên ngoài giá trị về mặt tạo 
hình trong đường nét chạm khắc trang trí, 
ta còn thấy sự phát triển của đồ án trang trí, 
sự thoát li các đồ án điển tích truyền thống, 
tiếp nhận các đồ án mang tính dân dã, đời 
thường, thể hiện lối sống phóng khoáng, 
hào sảng đặc trưng. Các tác phẩm phản ánh 
những mong ước của người dân mà nghệ 
nhân Nam Bộ gửi gắm trong nội dung 
được chuyển tải qua nghệ thuật chạm khắc. 
Đằng sau ý nghĩa ẩn sâu ấy, hai tác phẩm 
nghệ thuật này dường như còn mang một ý 
nghĩa về tôn giáo sâu sắc. Bao lam trái 
mãng cầu và khổ qua đã thể hiện đậm nét 
dân gian thuần Việt của vùng đất phương 
Nam so với các bao lam khác trong chùa 
Giác Viên và các chùa khác tại TPHCM. 
3. Kết luận 
“Nghệ thuật điêu khắc gỗ Nam Bộ có 
nguồn gốc từ Trung, Bắc. Những người thợ 
chạm, theo chân những di dân Thuận, 
Quảng vào hành nghề ở miền đất này. Mặc 
dù, ngay từ buổi đầu chắc đã có những tay 
thợ giỏi, nhưng cuộc sống lúc đó chưa có 
yêu cầu cao. Nhà cửa, đồ dùng bằng gỗ chỉ 
cần bền chắc là đủ thì có lẽ tài năng của 
họ chưa phát huy đúng mức. Tuy nhiên 
thời gian “thất nghiệp” của những người 
thợ chạm khắc gỗ kéo dài không lâu, vì tốc 
độ phát triển kinh tế xã hội ở vùng đất mới 
này rất nhanh chóng” [15, tr.535]. Cũng 
chính trong thời gian “thất nghiệp” đó, 
những người thợ chạm khắc phải bươn chải 
bằng việc song hành khai phá cùng di dân 
ở vùng đất mới. Chính vì vậy mà họ đã 
thấu hiểu những suy nghĩ, tình cảm, ước 
vọng của cư dân vùng đất phương Nam 
này, để rồi bộc lộ điều đó qua các công 
trình chạm khắc trang trí ở chùa. Họ thể 
hiện chân thực những nguyện ước, mong 
mỏi của người dân và sự phóng khoáng 
trong suy nghĩ cũng như trong cách tạo tác. 
Tác phẩm mang đậm chất địa phương Nam 
Bộ và dân gian người Việt, triết lí nhà Phật 
trên nền của ý tứ, kĩ thuật chạm khắc từ 
Trung, Bắc. Mỗi bao lam ở chùa Giác Viên 
là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị về 
văn hóa, là bằng chứng sống động về tâm 
tư tình cảm của con người ở vùng đất Nam 
Bộ xưa. 
Bài viết này góp phần bổ sung làm rõ 
thêm giá trị về các yếu tố tạo hình cũng như 
ý nghĩa về những biểu tượng đó. Chùa Giác 
Viên không chỉ có giá trị về mĩ thuật, lịch sử, 
văn hóa và khoa học, mà còn mang giá trị về 
mặt xã hội, tín ngưỡng nên cũng cần gắn với 
những hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị 
nghệ thuật hơn nữa để xử lí hài hòa mối quan 
hệ giữa bảo tồn và phát triển. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Tâm 
113 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đào Duy Anh (hiệu đính, chú giải và khảo chứng) (2013), Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Thời đại. 
2. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
3. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt, 
Nxb Mĩ thuật, Hà Nội. 
4. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 
5. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2001), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người Việt, Nxb 
Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 
6. Trần Lâm Biền (2013), Con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 
7. Trần Văn Cẩn (biên soạn) (1975), Việt Nam - Điêu khắc dân gian, Nxb Ngoại văn, Hà Nội. 
8. Phạm Anh Dũng (2013), Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 
9. Lê Quý Đôn, (Trúc viên Lê Mạnh Liêu dịch) (1973), Đại Việt thông sử, Tủ sách cổ văn, Ủy 
ban dịch thuật, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên. 
10. Nguyễn Hiền Đức (1993), Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (1558 – 1802), Nxb Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
11. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí 
Minh, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 
12. Đại đức Thích Thiện Hoa (Pl 2550 - Dl 2006), Phật học phổ thông, Nxb Tôn giáo. 
13. Thạch Phương, Lê Trung Hoa (chủ biên) (2008), Từ điển Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, 
Nxb Trẻ. 
14. Sở Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (1993), Hồ sơ di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp Quốc 
gia chùa Giác Viên, quận 11, Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
15. Huỳnh Ngọc Trảng, Đỗ Duy Ngọc (1998), “Nghệ thuật chạm khắc gỗ Thành phố Hồ Chí 
Minh”, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_trang_tri_bao_lam_tai_chua_giac_vien_o_thanh_pho.pdf