Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Logistics Việt Nam hiện nay
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế khiến việc luân chuyển hàng hóa giữa các khu
vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, lưu kho bãi và
các dịch vụ hỗ trợ khác. Tại nhiều quốc gia phát triển, ngành giao nhận vận tải đã phát
triển mạnh và đóng góp không nhỏ vào GDP. Logistics trở thành ngành có vai trò then
chốt trong quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu
nối thương mại toàn cầu. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của hoạt
động logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế. Ngành logistics của Việt
Nam hiện là một ngành còn non trẻ, vì vậy ngành này hiện nay cần có sự chú trọng đầu
tư, tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các công ty
logistics của nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Bài viết tập trung khái
quát thực trạng cũng như đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay
stics và còn chịu sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông, đây là điều rất bất hợp lý. Các rào cản phi thuế quan trong logstics, Nhà nước chưa có chính sách mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động logistics tại Việt Nam. Còn phân biệt đối xử trong thuế và biểu phí cảng biển. Thủ tục thông quan còn nhiều khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí. 2.3. Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp logistics Việt Nam Trên cơ sở hiện trạng của hoạt động logistics ở nước ta như đã nêu trên đây, để ngành logistics thực sự là chìa khóa cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị của thương mại, nhằm tháo gỡ khó khăn - đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu, chúng ta cần phải: Thứ nhất, thiết lập cơ chế liên kết hữu hiệu giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics Để có sự liên kết thường xuyên và hữu hiệu, các doanh nghiệp logistics cần chủ động nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành thương mại, các quy tắc, các hiệp định thương TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 10 mại song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Thường xuyên trao đổi thông tin có liên quan để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics nắm bắt tình hình, hỗ trợ nghiệp vụ tiến tới xây dựng cổng thông tin giao dịch logistics tại mỗi khu vực phục vụ. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cần chủ động làm việc với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam, tư vấn và thuyết phục các doanh nghiệp này thay đổi phương thức “mua CIF, bán FOB”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng cần nâng cao năng lực xây dựng mạng lưới ở nước ngoài và tính chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng có chất lượng và uy tín. Bản thân các doanh nghiệp logistics phải quảng bá hoạt động của mình và cùng doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cam kết đồng hành trong việc sử dụng và cung cấp dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cũng cần nhận thức các lợi ích trong việc thay đổi tập quán mua, bán truyền thống, chú ý đàm phán để giành quyền vận tải và logistics cũng như bảo hiểm để vừa tiết kiệm và chủ động trong chi phí, vừa tạo ra thế cạnh tranh giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng của mình. Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với vai trò chủ chốt cần kết nối các doanh nghiệp trong ngành, tạo ra các doanh nghiệp đầu đàn, hợp tác chia sẻ các lợi thế nhằm giảm chi phí logistics, tạo ra sân chơi lành mạnh và mang tính cạnh tranh cao trong ngành logistics... nhằm gắn kết doanh nghiệp xuất - nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics. Thứ hai, phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics Phát triển các loại hình dịch vụ logistics là yêu cầu rất quan trọng khi phần lớn doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, mà hình thức phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics. Các doanh nghiệp cần phát triển thêm các dịch vụ đa dạng như giao nhận hàng không, giao nhận hàng hải, gom hàng nhanh, quản lý đơn hàng Để có thể tiếp cận việc cung ứng các dịch vụ mới, các doanh nghiệp logistics cần đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm giá thành các dịch vụ đang cung ứng bằng cách như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng mới, áp dụng các phương pháp quản trị logistics tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện đại Trong quá trình hoạt động và phát triển, các doanh nghiệp cần nhất quán chiến lược đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, hướng tới dịch vụ trọn gói và tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng logistics Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của ngành logistics. Theo đó, cần sớm hoàn thiện cảng, cảng thông quan nội địa, đường bộ, kho bãi, trang thiết bị và các định chế có liên quan. Nâng cao kết cấu hạ tầng hiện có bằng cách xây dựng cảng nước sâu và cảng khu vực trên các vùng. Hình thành các trung tâm logistics đặt ở những đầu mối giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở. Từng bước nâng cấp các tuyến đường bộ trọng yếu, hình thành mạng lưới đường bộ đồng bộ và TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 11 hiện đại ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế, phát triển các trục nối với các nước láng giềng. Đối với kết cấu hạ tầng đường biển thì cần tập trung nâng cấp hệ thống cảng và đội tàu. Đối với kết cấu hạ tầng đường sông thì cần xây dựng các cảng trên cơ sở xác định các tuyến chính cùng với việc đầu tư trang thiết bị phù hợp. Đối với kết cấu hạ tầng đường sắt thì tập trung cải tạo và nâng cấp các tuyến hiện có, nghiên cứu và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ thì tập trung nâng cấp chất lượng các tuyến đường hiện có, mở rộng mặt đường và tăng tỉ lệ đường được trải nhựa. Thứ tư, liên doanh, liên kết với các công ty logistics nước ngoài Với tiềm lực nhỏ, doanh nghiệp trong nước cần tham gia vào những liên kết để phát huy lợi thế riêng trong cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, một công ty giao nhận có thể gắn kết cùng tổ chức kho bãi, vận tải, môi giới hoặc dịch vụ khác để hình thành chuỗi liên kết của một ngành hàng. Các đơn vị trong cùng ngành hàng cũng cần tính đến khả năng sáp nhập để trở thành đơn vị cung ứng lớn gồm nhiều tổ chức để đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài nước. Mặt khác, có thể liên doanh liên kết với các tổ chức logistics nước ngoài hướng vào tiếp nhận công nghệ, chuyển giao, tích lũy năng lực, vốn và kinh nghiệm để có thể hoạt động độc lập sau này. Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo logistics Chính phủ và các cơ quan chức năng cần hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn. Thứ sáu, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế chính sách Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý vững chắc và một khung thể chế phù hợp nhằm tạo dựng, nuôi dưỡng và thúc đẩy thị trường dịch vụ logistics phát triển, làm đòn bẩy các ngành kinh tế khác, mặt khác, đảm bảo sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần tham gia. Hải quan là một trong các khâu quan trọng nhưng cũng là điểm yếu của logistics Việt Nam. Để có thể coi đây là khâu đột phá tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cần thiết lập hệ thống hải quan một cửa, thông quan điện tử với danh mục thuế biểu hài hòa, minh bạch và đặc biệt coi trọng việc kiểm tra. Hải quan có vai trò quan trọng trong đẩy nhanh chuỗi cung ứng hàng hóa, giảm thời gian đến với thị trường. Mỗi một ngày chậm trễ trong quy trình xuất khẩu sẽ làm giảm 1% kim ngạch xuất khẩu đối với các sản phẩm không nhạy cảm và 7% với các sản phẩm nhạy cảm với thời gian. Vì vậy, thủ tục hải quan cần được cải tiến nhanh hơn nữa. Song song với hành lang pháp lý, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý, việc cần làm là tiêu chuẩn hóa quy định về điều kiện kinh doanh, cấp phép. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 12 3. KẾT LUẬN Tại Việt Nam, logistics là một ngành còn mới mẻ và nhiều tiềm năng, nó đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế quốc gia. Nhận thức được điều đó, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã được Chính phủ quan tâm hơn về mặt quy hoạch, chiến lược phát triển, các chính sách tạo thuận lợi về kinh doanh, thương mại XNK, hải quan, thuế Nhưng các chính sách, thể chế ấy chưa thực sự đồng bộ, thiếu cập nhật đầy đủ, phù hợp với các tiến bộ, cũng như các yêu cầu đối với ngành dịch vụ trong bối cảnh mới. Do đó, để các doanh nghiệp logistics Việt Nam thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, cũng như cạnh tranh được với các doanh nghiệp logistics nước ngoài cần phải có sự hỗ trợ và quan tâm hơn nữa từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô của Việt Nam, trên hết là bản thân các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị Logistics, Nxb. Thống kê. [2] Thái Anh Tuấn, Lê Thị Minh Tâm, Thái Thị Tú Phương (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam, Tạp chí Tài chính. [3] Luật Thương mại 2005. [4] Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. ENHANCING COMPETITIVE CAPACITY FOR VIETNAM’S LOGISTICS ENTERPRISES TODAY Le Thi Mai Anh ABSTRACT The globalization of the economy makes the transfer of goods between the regions increase dramatically, accompanied by new demands on transport, storage and other support services. In many developing countries, freight industry has thrived and contributed significantly to GDP. Logistics become an industry which has main role in the distribution process of goods from the producer to the consumer and that are the global trade bridge . Thereby, we can see the importance of logistics activities in the economy. Vietnam's logistics industry is an infant industry, so this industry need investment, and improve its performance to be able to compete with foreign logistics companies which are expanding their markets in Vietnam. The paper will generalize real situations as well as provide some basic measures to improve competitive capacity for Vietnam’s logistics enterprises today. Keywords: logistics, services, freight, competitive capacity
File đính kèm:
- nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cac_doanh_nghiep_logistics_viet.pdf