Nâng cao chất lượng kiểm toán ngân hàng chính sách xã hội của kiểm toán nhà nước Việt Nam
Bài viết nghiên cứu về các hoạt động của kiểm toán nhà nước trong việc kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho các năm tài chính 2014, 2015 và 2017. Bằng việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kiểm toán của KTNN năm 2015, 2016 và 2018 cũng như báo cáo tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội các năm 2014, 2015 và 2017 cùng các
văn bản Luật, nghị định, thông tư của Nhà nước Việt Nam có liên quan để phân tích thực trạng, ưu nhược
điểm của Kiểm toán nhà nước thông qua kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ
thực trạng kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ chính của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ưu điểm,
hạn chế. bài viết đề xuất các nhóm giải pháp vi mô, vĩ mô nhằm tạo thêm điều kiện, môi trường để hoạt
động kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn,
qua đó nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý và điều hành góp phần ổn định hệ thống tài chính
quốc gia.
i Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó, tác giả đề xuất chỉnh sửa, bổ sung Thông tư số 24/2005/TT-BTC theo hai hướng, cụ thể: (i) Tại phần IV “Cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý” khoản mục 3 “Xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý thực tế” của Thông tư số 24/2005/TT-BTC đề nghị bổ sung, xác định số dư nguồn vốn bình quân cần tính đến số dư nguồn vốn ủy thác tạm thời nhàn rỗi chưa giải ngân. (ii) Tại phần IV “Cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý” khoản mục 3 “Xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý thực tế” của Thông tư số 24/2005/TT-BTC đề nghị bổ sung xác định rõ các khoản giảm trừ (khoản phải thu ngân sách nhà nước) khi tính số dư nguồn vốn bình quân để tính cấp bù lãi suất. Đề nghị Bộ Tài chính rà soát, căn cứ vào số quyết toán thực tế hàng năm để xem xét việc tạm cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng quý cho Ngân hàng Chính sách xã hội, tránh tình trạng tạm cấp thừa lớn, gây lãng phí nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính cần có những chỉ đạo, đôn đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và các đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước và báo cáo kết quả thực hiện về Kiểm toán nhà nước. Đề nghị trong Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán cần nêu rõ: Những kiến nghị đã thực hiện; kiến nghị đang thực hiện; kiến nghị chưa thực hiện với những kiến nghị đã thực hiện cần ghi rõ tên bằng chứng, đính kèm theo bản sao các chứng từ, tài liệu... để chứng minh; với kiến nghị đang thực hiện và kiến nghị chưa thực hiện phải giải thích rõ lý do. Đề nghị Bộ Tài chính rà soát, căn cứ vào số quyết toán thực tế hàng năm để xem xét việc tạm cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng quý cho Ngân hàng Chính sách xã hội, tránh tình trạng tạm cấp thừa lớn, gây lãng phí nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước. Các khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước quy định Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng nhà nước phải duy trì tiền gửi 2% tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán và an toàn theo Thông tư số 23/2013 TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19/11/2013. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 145 - tháng 11/2019 xuất phương án, biện pháp xử lý dứt điểm khoản Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay 9.000 tỷ đồng để cho vay học sinh sinh viên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 51/VPCP-KTTH, ngày 08/01/2015 của Văn phòng Chính phủ. Các khuyến nghị đối với UBND các cấp: Tăng cường bố trí vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn theo đúng yêu cầu của Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 3.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ Chất lượng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán, nhưng một trong các giải pháp quan trọng đó là liên quan đến nghiệp vụ và quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó, để nâng cao chất lượng kiểm toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội, cuộc kiểm toán trước hết phải tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nói chung, trong đó cần đảm các định hướng chung của Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Cụ thể, hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước về Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng của Kiểm toán nhà nước như sau: Tại bước 1: Chuẩn bị kiểm toán: Kiểm toán nhà nước cần phải tập trung các nội dung kiểm toán có tính thời sự và quan tâm lớn của xã hội trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội có tính chất quan trọng trong việc an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển hạ tầng và đầu tư của xã hội phải được coi là nhiệm vụ quan trọng. Ban hành hướng dẫn về xây dựng, mục tiêu, nội dung kiểm toán từ khâu lựa chọn chủ đề kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực hiện kiểm toán để áp dụng hiệu quả trong các cuộc kiểm toán. Tăng cường khảo sát, thu thập thông tin ngay từ khâu khảo sát để có đủ dữ liệu và căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán ngân hàng. Kế hoạch kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội cần được lập với đầy đủ các nội dung đảm bảo bao quát được toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, phù hợp tình hình thực tế trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Kiểm toán nhà nước cần phải chủ động phối hợp với cơ quan thanh tra các cấp để khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành, địa phương và hoạt động kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được phổ biến thống nhất đến từng thành viên đoàn kiểm toán và được triển khai cụ thể và chi tiết ở từng tổ kiểm toán. Tại bước 2: Thực hiện kiểm toán: Các thành viên đoàn kiểm toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội khi thực hiện kiểm toán cần phải tuân thủ kế hoạch kiểm toán đã được ban hành, các chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán và các quy định về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, các quy định nghiệp vụ khác và pháp luật có liên quan đối với các nghiệp vụ trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Các kiểm toán viên thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho việc hình thành các ý kiến và kết luận kiểm toán. Các bằng chứng kiểm toán khi thực hiện kiểm toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội đều là các tài liệu quan trọng gắn với hoạt động của đơn vị do đó, việc thu thập cũng khó khăn hơn. Vì vậy, để đảm bảo ý kiến đưa ra có đủ cơ sở, kiểm toán viên cần sử dụng các biện pháp thu thập bằng chứng theo đúng chuẩn mực về bằng chứng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Tại bước 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 145 - tháng 11/2019 phải phù hợp với chuẩn mực và các quy định về báo cáo kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban hành; phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả kiểm toán và kết quả kiểm toán thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán đã đề ra trong Kế hoạch kiểm toán, Đề cương kiểm toán; những vấn đề sai sót, gian lận, tồn tại của đơn vị được kiểm toán trình bày trong báo cáo đã được xem xét, giải quyết thỏa đáng; các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm toán được căn cứ vào những bằng chứng kiểm toán đầy đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện hành. Bố cục báo cáo cần trình bày cô đọng, súc tích, logic và rõ ràng. Tại bước 4: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán: Quan tâm công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Thu thập đầy đủ bằng chứng thực hiện kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, kịp thời giải quyết khiếu nại, thắc mắc của đơn vị được kiểm toán nhằm đảm báo các kiến nghị được thực hiện nghiêm túc. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác kiểm toán. Ngoài ra, cần nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, kiểm toán viên về kiến thức liên quan đến hoạt động ngân hàng; tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức cho kiểm toán viên hiểu rõ bản chất, nội dung của các chính sách mà Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Từ đó, trang bị cho các kiểm toán viên đầy đủ kiến thức, có cách nhìn tổng thể về hoạt động ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin A. Arens, James K. Loebbecke (1997). Business & Economics. Prentice Hall; 2. Bradshaw, M. T., Richardson, S. A., & Sloan, R. G. (2001). Do analists and auditors use information in accruals? Journal of Accounting Research, 39(1), 45–74. doi: 10.1111/1475-679x.00003; 3. Báo cáo tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2014, 2015, 2017; 4. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước năm 2015, 2016, 2018; 5. Chen, C. J. P., Su, X., Wu, X., 2005. Abnormal audit fees and the improvement of unfavorable audit opinion. China Accounting and Finance Review 7: 1-28; 6. Đỗ Trung Dũng và Cù Hoàng Diệu (2017), Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực kiểm toán ngân sách Bộ, ngành. Đề tài nghiên cứu khoa học Cơ sở , Kiểm toán nhà nước; 7. Francis, J. R. (2004). What do we know about audit quality? The British Accounting Review, 36(4), 345–368. doi:10.1016/j. bar.2004.09.003; 8. John Dunn (1996). Auditing: Theory and Practice Hardcover . Prentice Hall Direct; Subsequent edition (November 1). 9. Krishnan K, J. Raghunandan and V.R. Dasarathe, 2001. Audit committee composition, “Gray directions” and Interaction with internal auditing accounting horizons, 15 : 105; 10. INTOSAI (2004), Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán, Tài liệu dịch, Kiểm toán nhà nước; 11. Quyết định 558/QĐ-KTNN ngày 22/3/2016 Ban hành quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; 12. Nguyễn Hữu Phúc (2009), Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội; 13. Vũ Thị Thu Huyền (2019), Hoàn thiện công tác kiểm toán hoạt động chi tiêu ngân sách của các bộ, ngành. Tạp chí Tài chính. http:// tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/ hoan-thien-cong-tac-kiem-toan-hoat- dong-chi-tieu-ngan-sach-cua-cac-bo- nganh-302166.html; 14. Vương Văn Quang chủ nhiệm (2013), Hoàn thiện Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
File đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_kiem_toan_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_cu.pdf