Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng tại kiểm toán nhà nước

Chất lượng kiểm toán luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định uy tín, hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, KTNN phải bảo đảm kết quả kiểm toán tin cậy và được kiểm soát chất lượng đầy đủ, thích hợp. Việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ bản thân mỗi tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, đến các Kiểm toán trưởng và Tổng Kiểm toán nhà nước (thông qua Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán). Đặc biệt, việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng tại KTNN là thực sự cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN

pdf8 trang | Chuyên mục: Kế Toán Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng tại kiểm toán nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
h đầy đủ, thích hợp của các bằng 
chứng chứng minh cho các phát hiện sai sót của 
KTV, bảo đảm các kết luận, kiến nghị kiểm toán 
có đủ căn cứ pháp lý và có tính khả thi, hạn chế tối 
đa khiếu nại tố cáo; kiểm soát cơ sở đưa ra kết quả 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 135 - tháng 1/2019
kiểm toán và cơ sở điều chỉnh kết quả kiểm toán; 
việc tổng hợp kết quả kiểm toán; tính nhất quán 
trong việc phát hiện, xử lý kết quả kiểm toán giữa 
các tổ kiểm toán, các đoàn kiểm toán; tăng cường 
kiểm soát hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của 
KTV trong việc thực hiện kế hoạch kiểm toán, nhất 
là các trọng tâm kiểm toán; việc chọn mẫu kiểm 
toán; áp dụng phương pháp kiểm toán; tuân thủ 
thủ tục, trình tự kiểm toán và quy định chuyên 
môn, nghiệp vụ theo quy trình kiểm toán, chuẩn 
mực kiểm toán và các hướng dẫn kiểm toán có liên 
quan thể hiện qua hồ sơ, tài liệu của Đoàn kiểm 
toán; việc đánh giá, thu thập, sắp xếp, lưu trữ bằng 
chứng kiểm toán.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung, phương 
pháp, quy mô, đa dạng hóa hình thức và phương 
pháp kiểm soát hồ sơ, tài liệu của Đoàn kiểm toán
Đổi mới phương pháp kiểm soát chất lượng 
kiểm toán theo định hướng trọng yếu kiểm soát và 
rủi ro kiểm soát, từ đó hạn chế tối đa rủi ro, nâng 
cao chất lượng hiệu quả hiệu lực của hoạt động 
kiểm toán. Triển khai đồng bộ và đa dạng hóa các 
hình thức kiểm soát như kiểm soát trực tiếp tại đơn 
vị được kiểm toán, kiểm soát đột xuất...; đồng thời 
có cơ chế đảm bảo chế độ đi lại, ăn ở cho Tổ kiểm 
soát khi thực hiện nhiệm vụ.
b, Kiểm soát thông qua chế độ thông tin, báo cáo, 
kiểm tra định kỳ, đột xuất các Đoàn KTNN, Tổ kiểm 
toán, thành viên Tổ kiểm toán
Thứ nhất, tăng cường kiểm soát việc thực hiện 
nghiêm chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy 
định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn 
kiểm toán, Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán 
và yêu cầu của các cấp lãnh đạo.
Thứ hai, tăng cường kiểm soát sự phù hợp về 
số liệu và tình hình kiểm toán giữa các báo cáo 
định kỳ, đột xuất với nhật ký kiểm toán; giữa báo 
cáo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, khu 
vực với báo cáo của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán 
và yêu cầu Đoàn kiểm toán làm rõ nguyên nhân, 
trách nhiệm để có biện pháp xử lý phù hợp (về cả 
số liệu, đánh giá và thời gian phát sinh các kết quả 
kiểm toán).
Thứ ba, tăng cường kiểm soát chỉ đạo đối với 
các Đoàn kiểm toán có kết quả kiểm toán lớn, phức 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 135 - tháng 1/2019
tạp mà bằng chứng chưa cụ thể, rõ ràng trên nhật 
ký kiểm toán, trên báo cáo định kỳ cần yêu cầu 
Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán báo cáo và cung cấp 
bằng chứng kiểm toán cụ thể.
Thứ tư, đối với một số chuyên đề kiểm toán 
mang tính chất đặc thù, Kiểm toán trưởng cần 
nghiên cứu chỉ đạo KTNN chuyên ngành, khu vực 
xây dựng mẫu biểu báo cáo, tổng hợp số liệu, tình 
hình kiểm toán riêng để phục vụ cho công tác kiểm 
soát các Đoàn kiểm toán.
Thứ năm, xây dựng chế tài cụ thể đối với các 
trường hợp Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, KTV 
không báo cáo trung thực, không đầy đủ, không 
kịp thời kết quả kiểm toán. 
c, Thực hiện việc trao đổi thông tin với đơn vị 
được kiểm toán
Thứ nhất, Kiểm toán trưởng cần chủ động trao 
đổi thông tin với đơn vị được kiểm toán nhằm 
nâng cao hiệu quả giám sát chất lượng kiểm toán 
của Kiểm toán trưởng. Thông qua trao đổi thông 
tin với đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán trưởng 
có thể kịp thời chỉ đạo và xử lý các vấn đề phát sinh 
trong quá trình kiểm toán, đặc biệt là các vấn đề 
liên quan đến quy trình kiểm toán, chuẩn mực đạo 
đức và nghề nghiệp của KTV.
Thứ hai, mở rộng các kênh thông tin đối với 
đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán trưởng không 
chỉ trao đổi thông tin với lãnh đạo đơn vị được 
kiểm toán mà phải mở rộng thêm các đối tượng 
tìm hiểu thông tin về Đoàn kiểm toán, các bộ phận 
trực tiếp làm việc với Đoàn kiểm toán trong suốt 
quá trình kiểm toán như: Giám đốc tài chính, Kế 
toán trưởng, nhân viên kế toán, nhân viên thuộc bộ 
phận có liên quan đến nghiệp vụ được kiểm toán...
d, Nâng cao vai trò các cá nhân và tổ chức giúp 
việc cho Kiểm toán trưởng
Thứ nhất, tăng cường phổ biến, nâng cao nhận 
thức cho cán bộ, KTV về kiểm soát chất lượng 
kiểm toán; cần quy định bắt buộc đối với KTV 
phải tham dự các khoá bồi dưỡng, cập nhật và nâng 
cao kiến thức về kiểm soát chất lượng kiểm toán. 
Trong các chương trình đào tạo cần bổ sung, lồng 
ghép chương trình hội thảo chuyên đề về các vấn 
đề vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán 
để phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế, 
tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục. KTNN 
có thể thông qua các cuộc họp, diễn đàn thảo luận, 
bản tin... nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của 
cán bộ, KTV về kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa Tổ kiểm 
soát giúp việc cho Kiểm toán trưởng với Đoàn, Tổ, 
thành viên kiểm toán được kiểm soát và các bộ 
phận kiểm soát khác. Tăng cường sự phối hợp giữa 
Tổ kiểm soát của KTNN chuyên ngành, khu vực 
với Đoàn kiểm toán trong việc cung cấp kịp thời, 
đầy đủ hồ sơ và giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa theo 
ý kiến kiểm soát. Tăng cường sự phối hợp, trao 
đổi giữa Tổ kiểm soát của KTNN chuyên ngành, 
khu vực với bộ phận kiểm soát của Vụ Chế độ và 
KSCLKT trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm 
toán nhằm đạt được mục tiêu chung.
Thứ ba, thực hiện phân cấp mạnh về kiểm soát 
chất lượng cho KTNN chuyên ngành, khu vực, quy 
định rõ trách nhiệm kiểm soát, trách nhiệm của 
Kiểm toán trưởng trong việc vận hành hệ thống 
kiểm soát do mình quản lý. Quy định rõ trách 
nhiệm của từng cấp kiểm soát, nâng cao trách 
nhiệm kiểm soát của Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ 
trưởng Tổ kiểm toán và KTV. Nâng cao chất lượng 
và trách nhiệm của Tổ kiểm soát chất lượng từ việc 
thành lập Tổ kiểm soát (năng lực, trách nhiệm), 
xây dựng kế hoạch kiểm soát, thực hiện kiểm soát 
(phạm vi, nội dung, phương pháp) và lập báo cáo 
kiểm soát (kết quả kiểm soát). Quy định rõ trách 
nhiệm đối với sai sót về kết quả kiểm toán, sai sót 
đối với việc vi phạm quy định trong hoạt động kiểm 
toán gắn liền với trách nhiệm của các cấp kiểm soát 
liên quan.
Thứ tư, tăng cường vai trò của Phó Kiểm toán 
trưởng được phân công ủy quyền của Kiểm toán 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 135 - tháng 1/2019
trưởng trong việc kiểm soát hoạt động kiểm toán. 
Hiện nay, việc thực hiện ủy quyền này chưa được 
các Kiểm toán trưởng phân cấp nhiều do đó công 
tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán 
trưởng thường nhiều và đôi khi chưa sát sao vì mỗi 
đợt kiểm toán thường có nhiều Đoàn kiểm toán 
triển khai và kết thúc vào cùng một thời điểm. Do 
đó, để việc kiểm soát đạt hiệu quả thì Kiểm toán 
trưởng cần thực hiện phân công công việc cho các 
Phó Kiểm toán trưởng nhiều hơn căn cứ vào sở 
trường của các cá nhân này, để hoạt động kiểm soát 
được sát sao và nâng cao hơn.
Thứ năm, tăng cường vai trò tham mưu của 
Phòng Tổng hợp trong việc kiểm soát chất lượng 
kiểm toán. Nâng cao trách nhiệm của Phòng Tổng 
hợp trong khâu thẩm định KHKT và BCKT, tránh 
tình trạng hình thức, sơ sài. Ngoài việc nêu ý kiến 
tham mưu qua báo cáo thẩm định, Phòng Tổng 
hợp cần tham mưu cho Kiểm toán trưởng ngay 
trong quá trình các Đoàn kiểm toán thực hiện 
kiểm toán như gặp phải những vấn đề mới, những 
phát hiện khó cần có sự nghiên cứu sâu... Khi thực 
hiện trình nhân sự Tổ kiểm soát chất lượng kiểm 
toán cho mỗi đợt kiểm toán, Phòng Tổng hợp cần 
có đầy đủ thông tin về sở trưởng, kinh nghiệm của 
Tổ trưởng, các thành viên tham gia vào các Tổ kiểm 
soát; đồng thời cần phải có sự cân đối nhân sự giữa 
các Tổ kiểm soát trong cùng một đợt kiểm toán để 
đảm bảo trình độ, chất lượng nhân sự các Tổ kiểm 
soát phù hợp với nhiệm vụ kiểm soát đối với Đoàn 
kiểm toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), Giáo trình 
Kiểm toán tài chính, Nxb ĐHKTQD, Hà Nội;
2. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình Lý 
thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội;
3. Học viện Tài chính (2013), Giáo trình Kiểm 
toán Báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội;
4. Hoàng Phú Thọ (2011), Kiểm soát chất lượng 
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước - Thực 
trạng và giải pháp, Luận án Tiến sỹ;
5. Lê Minh Khái (2011), Các giải pháp nâng 
cao chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm 
toán của Kiểm toán nhà nước chuyên 
ngành, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ;
6. Kiểm toán nhà nước (2016), các Báo cáo 
kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Chế độ 
và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
7. Kiểm toán nhà nước (2017), các Báo cáo 
kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Chế độ 
và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
8. Kiểm toán nhà nước (2018), các Báo cáo 
kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Chế độ 
và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
9. Nguyễn Trọng Thủy (2010), Hoàn thiện 
tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất 
lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, 
Đề tài khoa học nghiên cứu cấp Bộ;
10. Quốc hội (2015), số 81/2015/QH13 ngày 
24/6/2015, Luật Kiểm toán nhà nước, Hà Nội;
11. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), Quyết định số 
02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 Ban hành 
Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước;
12. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), Quyết 
định số 558/QĐ-KTNN ngày 22/3/2016 
Ban hành Quy chế Kiểm soát chất lượng 
kiểm toán;
13. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), 
Quyết định số 01/2016/QĐ-KTNN ngày 
20/6/2016 Ban hành Quy chế tổ chức và 
hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
14. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), 
Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 
23/12/2016 Ban hành Quy trình kiểm toán 
của Kiểm toán nhà nước;
15. Tổng Kiểm toán nhà nước (2017), 
Quyết định số 01/2017/QĐ-KTNN ngày 
24/02/2017 Ban hành Quy định trình tự 
lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo 
cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
16. Vương Văn Quang (2013), Hoàn thiện Quy 
chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của 
Kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp Bộ.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_hoat_dong_kiem_soat_chat_luong_kiem_toan_cua_kiem.pdf
Tài liệu liên quan