Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
TÓM TẮT
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế,
xã hội và có sức lan tỏa nhanh chóng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Cuộc cách mạng này đã tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống, kinh
tế, xã hội đặc biệt là giáo dục - đào tạo. Đây cũng là thách thức cho các cơ sở đào
tạo nói chung, các cơ sở đào tạo ngành Kế toán nói riêng trong việc đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Nghiên cứu này tập trung
phân tích thực trạng đào tạo nhân lực ngành Kế toán Việt Nam hiện nay và sự tác
động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến hoạt động này. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nhân lực ngành Kế toán Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
ị trường lao động. Áp lực đối với các cơ sở đào tạo kế toán càng lớn khi chương trình đào tạo vừa phải đáp ứng tính chuyên môn, tính liên ngành (công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng, kiến thức chuyên ngành) cao, vừa phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng như: khả năng suy nghĩ có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng liên kết giữa thế giới thực và ảo, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm... (iv) CMCN 4.0 yêu cầu phương pháp đào tạo cần thay đổi theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số, hệ thống mạng. Các hình thức đào tạo online, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Điều này tạo áp lực lớn cho các cơ sở đào tạo về chuẩn bị nguồn lực tổ chức giảng dạy, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, không gian học tập. Có thể gọi giáo dục trong thời đại CMCN 4.0 là “Giáo dục 4.0”, nền giáo dục được sinh ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường công nghiệp 4.0. Đặc điểm của các nền giáo dục qua các thời kỳ được mô tả trong bảng 1 (Đinh Đức Anh Vũ, trích dẫn bởi Minh Châu, 2017)1. Bảng 1. Đặc điểm nền giáo dục qua các thời kỳ (Nguồn: Minh Châu, 2017) (v) Khả năng gần như vô tận của Internet đã từng bước làm chuyển đổi hoạt động đào tạo từ “teaching” sang “coaching”. Điều này sẽ thúc đẩy đội ngũ giáo viên lao vào thực tế để có thể hướng dẫn người học giải quyết từng trường hợp cụ thể trong đời sống sản xuất dựa trên nền tảng kiến thức đã được trang bị; góp phần tăng tính ứng dụng, thực tiễn cho người học để có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường sản xuất dưới tác động của CMCN 4.0. 1 5. KHUYẾN NGHỊ Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, đào tạo nhân lực kế toán ở Việt Nam cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Dựa vào phân tích thực trạng được trình bày ở trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán ở Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0 như sau: Về phía Nhà nước: (i) Nên quy hoạch lại các cơ sở đào tạo lĩnh vực kế toán một cách hợp lý, khoa học. Hỗ trợ phát triển các cơ sở đào tạo đã có thế mạnh về đào tạo nhân lực kế toán. Chấm dứt, giải thể các cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng đầu ra, nhằm giảm bớt nguồn cung nhân lực kế toán có chất lượng không đảm bảo, tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước. (ii) Có cơ chế chính sách để kế toán Việt Nam và các nước trên thế giới đẩy nhanh quá trình hòa hợp, hội tụ. Trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo sẽ tiến hành giảng dạy theo nội dung mới, đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập. (iii) Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống, phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến; khuyến khích các cơ sở giáo dục công lập xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa, hệ thống thiết bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo (iv) Chú trọng đến hoạt động dự báo về nhu cầu nhân lực kế toán. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh kịp thời về đào tạo để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn. (v) Tăng cường các hoạt động hợp tác đa phương, song phương về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, như đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, quản trị nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và xã hội để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Việt Nam. (vi) Tăng cường công tác tuyên truyền về cuộc CMCN 4.0 một cách sâu rộng hơn để mọi người dân cùng Nhà nước sát cánh đón làn sóng công nghiệp 4.0. Về phía các cơ sở đào tạo: (i) Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo để thích ứng với CMCN 4.0, xác định lĩnh vực trọng tâm cần đào tạo, các lĩnh vực đào tạo hướng về tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thời đại và chuẩn bị nguồn lực đào tạo đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp 4.0. (ii) Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu thế của thời đại. Thiết kế chương trình đào tạo linh động hơn, cập nhật kiến thức hơn, hướng tới phát triển các kỹ năng, phát triển tư duy hệ thống và liên ngành phù hợp với CMCN 4.0. Trang bị thêm cho sinh viên những kiến thức về công nghệ thông tin, quản lý mạng và một số kỹ năng quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, tư duy hệ thống giúp sinh viên thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ, làm việc hiệu quả trong môi trường có tính kết nối cao, thế giới giữa ảo và thật. Giảm bớt tính hàn lâm, tăng tính thực hành trong chương trình đào tạo. Đồng thời, cần có sự tham chiếu, so sánh với chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học và các tổ chức nghề nghiệp có uy tín trên thế giới. (ii) Thay đổi cách thức tổ chức và ECONOMICS-SOCIETY Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 29 phương pháp giảng dạy tại. Bên cạnh hình thức giảng dạy trực tiếp cho sinh viên, cần sử dụng nhiều hơn các hình thức khác như đào tạo online, thiết kế môi trường ảo để người học và người dạy có thể tương tác với nhau, truyền đạt thông tin, tổ chức thực hành tại các phòng thí nghiệm hay phòng mô phỏng ảo. Sử dụng hệ thống máy tính và dữ liệu big data để thiết kế chương trình, tổ chức giảng dạy cho từng đối tượng một cách hiệu quả, đẩy mạnh việc sử dụng các thức tổ chức đào tạo và học tập này. (iii) Chuẩn bị đội ngũ giảng viên phải có trình độ cao về chuyên môn, công nghệ thông tin, hệ thống mạng Giảng viên phải liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn, công nghệ bằng cách thường xuyên tham gia các lớp huấn luyện, hội thảo, hội nghị. Ngoài ra, mở rộng đối thoại, hợp tác với doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, tập huấn và tư vấn, qua đó giảng viên có cơ hội tiếp cận điều kiện sản xuất, kinh doanh thực tế, nắm bắt được những thay đổi của thị trường để thực hiện điều chỉnh trong giảng dạy. (iv) Nâng cao và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng đào tạo. Nâng cao thu nhập cho các nhà khoa học, xây dựng hệ thống thư viện, phòng thực hành là các yếu tố cần thực hiện đồng bộ trong thời đại công nghiệp 4.0. (v) Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo, gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao. Chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác giữa người và máy. (vi) Tăng cường tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm để thông tin về CMCN 4.0 được lan tỏa giúp sinh viên tiếp cận, tránh lạc hậu với xu thế chung của thế giới. Đồng thời, cần tăng cường kết nối với doanh nghiệp giúp sinh viên có thêm lợi thế khi gia nhập vào thị trường lao động. 6. KẾT LUẬN Các cơ sở đào tạo kế toán là nơi cung cấp nguồn nhân lực kế toán cho xã hội. Vì vậy để có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0 các cơ sở đào tạo kế toán cần phải có những bước chuyển mình để nâng cao chất lượng đào tạo. Để làm được điều này, các cơ sở đào tạo cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra thích hợp, thiết kế chương trình đào tạo có tính ứng dụng và liên thông cao, phát triển đội ngũ giảng viên, thay đổi phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đầu vào, cải thiện và phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Nâng cao chất lượng đào tạo không những là điều kiện sống còn của các cơ sở đào tạo kế toán mà còn thể hiện trách nhiệm của các cơ sở đào tạo này đối với xã hội trong việc cung cấp nguồn nhân lực kế toán có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp 4.0./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM, 2017.Báo cáo thị trường lao động tháng 7 năm 2017 và nhu cầu nhân lực tháng 8 năm 2017 tại TP. HCM, 12/2017. truong-lao-dong-thang-7-nam-2017-va-nhu-cau-nhan-luc-thang-8-nam-2017-tai-tp- ho-chi-minh.html [2] Nam Dương, 2017.10 ngành nghề khát nhân lực nhất, cứ học ra không lo thất nghiệp, 12/2017. lo-that-nghiep-20170728135259866.chn [3] B.H, 2017. Những lĩnh vực nào đang hút nhân lực nhiều nhất tại Việt Nam. nhieu-nhat-tai-viet-nam-575623/ [4]. Đỗ Thị Tuyết và Cao Thị Thanh Hường, 2017. Hướng đi nào cho sinh viên ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Hội thảo khoa học quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn, tháng 10/2017. Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 150-154. [5]. Đăng Khoa, 2017. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Việt Nam đang “đứng” đâu. 12/2017. https://viettimes.vn/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-viet-nam- dang-dung-dau-118838.html [6]. Minh Châu, 2017. Giáo dục đại học trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. 12/2017. cong-nghiep-4-0/3530316864html [7]. Trần Thị Hằng, 2017. Phát triển nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Hội thảo khoa học quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn, tháng 10/2017. Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 121-126. [8]. Trần Thị Phương và Hoàng Thị Ái Thủy. Cách mạng Công nghiệp 4.0: Kế toán không thể đứng ngoài cuộc. Hội thảo khoa học quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn, tháng 10/2017. Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 167-171. [9]. Trần Thị Cẩm Thanh và Trần Thị Yến, 2017. Nghề kế toán dưới sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Hội thảo khoa học quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn, tháng 10/2017. Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 110-115. [10]. Vũ Mai Phương, 2017. Đào tạo kế toán kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 12/2017. nghiep/dao-tao-ke-toan-kiem-toan-trong-boi-canh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te- 105046.html [11]. Nguyễn Hữu Ánh, 2017. Đổi mới đào tạo ngành Kế toán của các trường đại học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập. 07/2017. hoi-thao-1/doi-moi-dao-tao-nganh-ke-toan-cua-cac-truong-dai-hoc-o-viet-nam-dap- ung-yeu-cau-xa-hoi-trong-xu-the-hoi-nhap-226.html
File đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_dao_tao_nhan_luc_ke_toan_viet_nam_trong.pdf