Một số vấn đề về bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho lao động di cư vùng biên
TÓM TẮT
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm cơ hội
việc làm và cải thiện cuộc sống đã tạo nên sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng di cư lao động
quốc tế. Bên cạnh sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của cả nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu lao động, vấn đề này cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức với việc thực thi pháp luật và bản
thân người lao động di trú. Từ thực tiễn cho thấy, tính chất đặc thù về vị thế và quyền lợi của người
lao động di cư tại vùng biên giới chưa được ghi nhận, quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng họ bị
phân biệt đối xử, bóc lột, bị xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản. Bài viết tập trung phân tích thực
trạng vấn đề lao động di cư quốc tế tại vùng biên nước ta hiện nay, qua đó đề xuất một số khuyến
nghị trong quản lý, bảo vệ, hỗ trợ lao động Việt Nam di trú tại vùng tiếp giáp với đường biên giới
trên đất liền của Việt Nam.
tình huống khẩn cấp liên quan đến lao động di cư trên địa bàn 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Một là, vấn đề cốt lõi nhất đóng vai trò chủ đạo chính là tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của bản thân người lao động song song với việc tăng cường khả năng bảo vệ họ cũng chính là đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan. Trong đó, cần tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị-xã 43 hội, phát huy vai trò những người có uy tín trong cộng đồng, nhất là cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số để tiếp cận, phối hợp thực hiện nỗ lực trang bị cho người lao động di cư vùng biên kiến thức, thông tin về quyền lợi, những rủi ro, nguy cơ mà họ cần biết; đào tạo ở nhiều mức độ, cấp độ khác nhau tùy thuộc theo điều kiện cụ thể để giúp họ thích nghi điều kiện sống, làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ họ khả năng kết nối, tiếp cận với các kênh, địa chỉ trợ giúp trong những trường hợp khẩn cấp. Hai là, trong pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật lao động và các văn bản dưới luật cần xem xét khả năng bổ sung việc thừa nhận tính chất đặc thù và sự đa dạng về nguồn gốc, vị thế của người lao động di cư một cách phù hợp để đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng của họ. Trên cơ sở đó xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý để đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản liên quan đến những khía cạnh người lao động thường gặp khó khăn và dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như: quyền về giấy tờ tùy thân, về tiếp cận hệ thống tư pháp, các quyền về dịch vụ y tế, xã hội thiết yếu nhất là đối với phụ nữ mang thai, trẻ em được sinh ra do lừa đảo, buôn người, nô lệ tình dục và quan tâm đến đối tượng lao động nữ trong các công việc như phụ giúp việc gia đình, hộ lý. Các quy định của pháp luật Việt Nam đối với xuất khẩu lao động theo hợp đồng có các chi phí: tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ không phù hợp và không mang tính khả thi với mức sống, thu nhập thực tế của người lao động nông nghiệp vùng biên, cần quan tâm nghiên cứu quy định đặc thù phù hợp hơn nhằm giảm thiểu tình trạng lao động di cư bất hợp pháp. Cần bổ sung những chính sách, quy định dựa trên cơ sở giới hay gắn kết với bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng tài liệu, cơ chế tuyên truyền vận động, thông tin nhạy cảm giới thông qua: cơ hội việc làm, dạy nghề, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn xã hội. Ba là, tiếp tục quan tâm cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động di cư tại vùng biên. Cụ thể như: yêu cầu chuẩn hóa Hợp đồng lao động với các điều khoản, điều kiện rõ ràng về việc làm, quyền lợi và trách nhiệm của nam, nữ lao động di cư và người sử dụng lao động, chú trọng các ngành nghề, lĩnh vực mà người lao động dễ bị tổn thương hoặc khó tiếp cận như hộ lý, giúp việc gia đình. Xử phạt nghiêm người sử dụng lao động không tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động cũng như pháp luật về lao động, dữ liệu thông tin về những chủ sử dụng lao động vi phạm này phải được các quốc gia thành viên của ASEAN lưu giữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Các dịch vụ một cửa và trung tâm hỗ trợ người lao động di cư cần được thành lập tại cấp địa phương, cấp quốc gia và khu vực để bảo đảm cơ chế tốt hơn trong công tác bảo vệ lao động di cư. Bốn là, bên cạnh việc xây dựng, bổ sung chính sách, pháp luật cần quan tâm xây dựng cơ chế giám sát, chế tài và động viên, khuyến khích cụ thể để đảm bảo quá trình thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhất là trong đặc thù vùng biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Hoàn thiện cơ chế khiếu nại trong đó có thông tin để liên hệ trong trường hợp cần thiết, hệ thống trợ giúp pháp lý để khiếu nại. Năm là, lao động di cư quốc tế nói chung và tại vùng biên nói riêng vẫn có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Theo Hoàng Mạnh (2018) nếu Việt Nam có thể cùng Thái Lan thống nhất cơ chế nâng thời hạn visa lên 2 năm thì cơ hội làm việc của lao động Việt Nam tại Thái Lan sẽ là 50.000 người (hiện nay là 20.000 người). Do đó, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán và thực hiện ký kết các thỏa thuận song phương với các quốc gia bên cạnh việc tiếp tục duy trì, Một số vấn đề về bảo vệ... 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đảm bảo chất lượng, hiệu quả thực thi của hoạt động ký kết thỏa thuận giữa các tỉnh trong nước với các nước láng giềng. 4. KẾT LUẬN Bài viết tập trung xem xét những thách thức cần được quan tâm trong vấn đề lao động di cư quốc tế tại vùng biên trong thời gian qua với mong muốn hướng đến những chính sách lâu dài, giải quyết căn cơ những khó khăn đang đặt ra. Trong đó, vấn đề giới mặc dù chưa được phân tích sâu nhưng đã phản ánh những thực trạng cần được quan tâm cải thiện trong điều kiện, ngành nghề lao động, làm việc dễ tổn thương và những vụ việc thực tế đau lòng đang diễn ra tại vùng biên. Nhân dân các địa bàn giáp biên, trong đó người lao động đóng vai trò then chốt, là lực lượng quan trọng trong bảo vệ đường biên, mốc giới của Tổ quốc. Do vậy, việc quan tâm, ghi nhận tính chất đặc thù, đa dạng về vị thế và vấn đề bảo vệ quyền lợi của lao động di cư quốc tế trên địa bàn là hết sức cần thiết để góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng biên. Bài viết cũng đã đề xuất một số giải pháp trong cơ chế, chính sách một số khuyến nghị trong quản lý, bảo vệ, hỗ trợ lao động di cư vùng biên hướng đến việc tạo sự quan tâm, hỗ trợ cho các đối tượng lao động di cư tại vùng tiếp giáp biên giới để đảm bảo những quyền con người cơ bản, tránh những tổn thương về tính mạng, tài sản. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài, bền vững bên cạnh xu hướng di cư lao động tự phát sang biên giới hiện nay phải là việc khuyến khích các địa phương đầu tư tạo việc làm tại chỗ thông qua thu hút, phát triển các mô hình, chương trình, dự án thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội vùng biên; tiếp tục hỗ trợ nhân dân địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, áp dụng được khoa học kỹ thuật, tạo việc làm và thu nhập bền vững từ đó góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực trọng điểm như các vùng biên giới nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asean. (2014). Khuyến nghị diễn đàn Asean lần thứ 7 về lao động di cư. Bùi Xuân Đính & Nguyễn Ngọc Thanh. (2013). Một số vấn đề cơ bản về kinh tế các vùng biên giới Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Đặng Thị Hoa. (2016). Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Chấm dứt buôn bán người: Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người Việt Nam– UNIAP. (2015). Lấy từ https://cvdvn.net/2015/08/08/cham-dut-buon- ban-nguoi-du-an-lien-minh-cac-to-chuc-lien- hop-quoc-ve-phong-chong-buon-ban-nguoi- viet-nam-uniap/ Bộ Lao động-Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính. (2007). Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ban hành ngày 04/9/2007. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính. (2007). Thông tư liên tịch số 17/2007/ TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định việc quản lý và sử dung tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ban hành ngày 04/9/2007. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính. (2009). Thông tư liên tịch số 31/2009/ TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, ban hành ngày 09/9/2009. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội. (2015). Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2011 – 2015. Lấy từ: Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24052 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. (1990). Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ. 45 Đỗ Ngân Bình & Nguyễn Thị Bích. (2012). Tra cứu Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội. Lam Hạnh. (ngày 13 tháng 4 năm 2018). Hệ lụy từ ‘canh bạc’ lao động ‘chui’ vùng biên: Chờ giấy thông hành hợp pháp. Báo Pháp luật. Lấy từ canh-bac-lao-dong-chui-vung-bien-cho-giay- thong-hanh-hop-phap-388231.html Hoàng Mạnh. (ngày 05 tháng 6 năm 2018). Khoảng 100.000 lao động vùng biên sang Trung Quốc tìm việc. Báo Dân trí. Lấy từ: https://dantri.com.vn/viec-lam/khoang- 100000-lao-dong-vung-bien-sang-trung- quoc-tim-viec-20180605124910371.htm Nhóm P.V. (ngày 10 tháng 11 năm 2017). Hơn 12.000 lao động dịch chuyển qua biên giớiBáo Lao động. Lấy từ: https://laodong.vn/xa-hoi/ hon-12000-lao-dong-dich-chuyen-qua-bien- gioi-569314.ldo Hội Luật gia Việt Nam. (2008). Những điều cần biết về lao động di trú. Hà Nội: Nxb Hồng Đức. Thủ tướng Chính phủ. (2015). Quyết định 964/ QĐ-TTg về Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020, ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015. Thủ tướng Chính phủ. (2009). Quyết định số 71/2009/QĐ-TTG của phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, ban hành ngày 29 tháng 04 năm 2009. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân. (2009). Bảo vệ người lao động di trú, tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú. Hà Nội: Nxb Lao động. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân. (2011). Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội. Một số vấn đề về bảo vệ...
File đính kèm:
- mot_so_van_de_ve_bao_ve_quyen_loi_ich_chinh_dang_cho_lao_don.pdf