Một số nguyên nhân cơ bản tác động đến đổi mới lý Luận văn học Việt Nam (từ 1986 đến nay)

TÓM TẮT

Bài viết đã hệ thống và phân tích những nguyên nhân cơ bản tác động đến sự đổi mới của lý luận

văn học Việt Nam (từ 1986 đến nay), trong đó nhấn mạnh đến những nguyên nhân quan trọng

hàng đầu như đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, sự phát triển của đời sống sáng tác văn học,

đội ngũ những người nghiên cứu lý luận. Việc nghiên cứu về những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy

lý luận văn học đổi mới hơn hai mươi năm qua sẽ góp phần giúp chúng ta có một cái nhìn đối

sánh, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong tiến trình hiện đại hóa lý luận nước

nhà trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

pdf8 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số nguyên nhân cơ bản tác động đến đổi mới lý Luận văn học Việt Nam (từ 1986 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ừ một hệ tư tưởng khép kín, chuyển 
sang cái nhìn rộng mở, đối thoại; từ ý thức 
chính trị độc tôn chuyển sang coi trọng các 
nhân tố văn hóa, khoa học. Dân chủ hóa trên 
mọi mặt của đời sống xã hội được xem là một 
thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới 
do Đảng ta phát động từ 1986 đến nay.Tư duy 
dân chủ với tinh thần cốt lõi “nhìn thẳng vào 
sự thật”- Đó là một đặc trưng khác biệt trong 
đường lối chỉ đạo văn hóa văn nghệ của Đảng 
ta thời đổi mới. Trên lĩnh vực văn học nghệ 
thuật nói chung, lý luận và phê bình nói riêng, 
tinh thần dân chủ thực sự trở thành động lực 
thúc đẩy tiến trình đổi mới tư duy lý luận và 
hoạt động sáng tạo . 
Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt 
Nam về văn hóa văn nghệ thời đổi mới là 
đúng đắn, phù hợp với tiến trình vận động của 
văn học Việt Nam khi đất nước trở lại với 
cuộc sống bình thường muôn mặt. Đây là cơ 
sở quan trọng nhất, quyết định hướng đi cũng 
như cơ cấu nội dung của lý luận văn học. Có 
thể ví nó như chiếc chìa khóa để mở cánh cửa 
thành công của công cuộc đổi mới văn học 
nghệ thuật nói chung và lý luận văn học nói 
riêng. 
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG 
TRÀO ĐỔI MỚI TRONG VĂN NGHỆ CỦA 
LIÊN XÔ VÀ TRUNG QUỐC 
Ảnh hưởng của phong trào “cải tổ” văn 
nghệ ở Liên Xô: 
Công cuộc đổi mới ở Liên Xô diễn ra bắt đầu 
vào năm 1985 đã tác động mạnh đến giới trí 
thức, giới văn nghệ sĩ của Việt Nam. Mọi 
thông tin về công cuộc “cải tổ” ở Liên Xô gần 
như xuất hiện trên mặt báo chí Việt Nam một 
cách kịp thời nhất. Tiếp nhận những vấn đề 
mới mẻ trong công cuộc cải tổ của Liên Xô, 
tinh thần chung của giới trí thức, văn nghệ sĩ 
Việt Nam là đồng tình với tư tưởng đổi mới, 
tinh thần dân chủ, tự phê của giới lí luận phê 
bình văn học Liên Xô. Những vấn đề gì của 
lý luận văn học Liên Xô được xem xét lại 
trong thời kỳ “cải tổ” được quan tâm giới 
thiệu và có ảnh hưởng đến tư tưởng học thuật 
của các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam? 
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu lý luận Liên Xô 
đánh giá lại lý luận văn học Xô Viết và dần đi 
đến thống nhất quan điểm chung là: Lý luận 
văn học Xô Viết còn bị gò ép, chật chội. Đã 
đến lúc phải xem xét và phục hồi lại các vấn 
đề lý luận, các khuynh hướng nghệ thuật 
trước đây bị đánh giá không đúng. Đây là một 
tinh thần đổi mới mang tính khoa học, khách 
quan, nghiêm túc. Họ mong muốn đặt đúng vị 
trí những gì đáng được tôn vinh và loại bỏ 
những gì không còn phù hợp, thậm chí là lực 
cản đối với sự tiến bộ của một nền văn học. 
 Thứ hai, đó là việc các nhà nghiên cứu nhìn 
nhận lại phương pháp sáng tác hiện thực xã hội 
chủ nghĩa, ngọn cờ của nền văn học vô sản. 
Đây là vấn đề được thảo luận sôi nổi trên văn 
đàn. Không ai phủ nhận văn học Xô Viết với 
nhiều thành tựu đã đạt, nhưng lý luận về 
phương pháp này còn có nhiều vấn đề cần bàn 
cãi. Quan niệm “ sự phản ánh cuộc sống bằng 
chính những hình thức của bản thân đời sống” 
bị hoài nghi và không được đồng tình. Các nhà 
nghiên cứu cho rằng khái niệm hiện thực xã 
hội chủ nghĩa bị hiểu chung chung, sáo mòn, 
cần phải cụ thể hóa nó trong từng thời kỳ khác 
nhau, chẳng hạn tính đảng cộng sản, tính lạc 
Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 11 - 17 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
quan phải được nghiên cứu thêm và hiểu theo 
những cách mới. 
Thứ ba, vấn đề “tính hiện thực của phản ánh” đã 
được giới thiệu ở Việt Nam và thu hút được sự 
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn. Ý 
kiến của các nhà lý luận Xô Viết cho rằng cái 
mới của văn học đương đại là phải thể hiện 
được mặt trái của đời sống xã hội chủ nghĩa. 
Công cuộc “cải tổ ” văn học nghệ thuật nói 
chung và lý luận văn học nói riêng của các nhà 
nghiên cứu khoa học nhân văn Xô Viết đã giúp 
các nhà nghiên cứu lý luận phê bình Việt Nam 
có thêm kinh nghiệm học thuật để vận dụng 
trong công cuộc đổi mới văn học ở Việt Nam. 
Ảnh hưởng của tinh thần “cải cách mở 
cửa” của văn nghệ Trung Quốc. 
Đại hội văn nghệ Trung Quốc lần thứ tư họp 
vào tháng 10- 1979 đã mở ra một giai đoạn 
mới cho văn nghệ ở quê hương của chủ nghĩa 
Mao và “cách mạng văn hóa”. Nhà lãnh đạo 
Đặng Tiểu Bình trong bài Tình hình và nhiệm 
vụ trước mắt tuyên bố : Thứ nhất, “không tiếp 
tục” sử dụng nguyên lý “văn học tùng thuộc 
chính trị” nữa”,vì thực tế cho thấy nó chỉ là 
căn cứ để can thiệp thô bạo vào văn nghệ, “lợi 
ít, hại nhiều”; Thứ hai, giải phóng tư tưởng, 
mở cửa cải cách, tiến theo thời đại, sáng tạo 
cái mới. Từ lời tuyên bố của ông Đặng Tiểu 
Bình, lý luận văn học Trung Quốc có thêm 
động lực thúc đẩy và đã đạt được những 
thành tựu đáng kể trong thời kỳ đổi mới. 
Vấn đề gì của học thuật lý luận Trung Quốc 
có ảnh hưởng tới Việt Nam? Trước hết là tinh 
thần “phản tư”. Theo nhà phê bình Trương 
Nhẫn (1988) “phản tư” (réflexion) “là quy 
luật của văn học, là đòi hỏi bên trong của văn 
học luôn luôn phải tự nhìn lại mình và lịch sử, 
truyền thống, luôn đổi thay hệ quy chiếu của 
mình để nhìn nhận hiện thực sâu sắc hơn”[7]. 
Ở giai đoạn “phản tư”, lý luận văn nghệ 
Trung Quốc diễn ra cuộc “thanh toán chủ 
nghĩa tả khuynh trong văn họcnổi lên hàng 
đầu là quan hệ văn học và chính trị”, đòi hỏi 
bức xúc nhất là tháo gỡ những quan niệm 
chính trị thiển cận như vòng kim cô thít chặt 
toàn bộ đời sống, trong đó có văn nghệ. 
Nếu nhìn lại giai đoạn đầu của thời kỳ đổi 
mới ở nước ta, mô hình “phản tư” cũng được 
triển khai sôi nổi và đạt được một số thành 
tựu nhất định trong việc phát triển tư duy lý 
luận văn học lên một cấp độ mới.Hành trình 
đổi mới lý luận văn học của đất nước ta đi sau 
Trung Quốc, và tất nhiên chúng ta còn phải 
thực sự cởi mở, cầu thị để tiếp thụ, đối thoại 
với những thành tựu của nước bạn. 
ĐỘI NGŨ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG 
TÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VĂN HỌC 
Nối tiếp truyền thống của các nhà nghiên cứu 
lý luận lớp trước, các nhà nghiên cứu lý luận 
thời đổi mới đã ý thức rõ hơn bao giờ hết vai 
trò, vị trí quan trọng của lý luận trong thời kỳ 
mới của đất nước, “chưa bao giờ lí luận văn 
học cần cho văn học như bây giờ”(Hà Minh 
Đức), và họ đã nỗ lực vượt qua những giới 
hạn, những rào cản để tìm về chân lý của học 
thuật, mỗi người phát huy một thế mạnh 
riêng, cùng nhau xây dựng nền lý luận văn 
học hiện đại Việt Nam.Họ là những nhà khoa 
học nghiêm túc và thực sự tâm huyết với khoa 
học, khát vọng được góp phần thúc đẩy nền lý 
luận văn học Việt Nam phát triển, bước đầu 
vượt qua những thách thức của thời đại. 
Một đặc điểm quan trọng của đội ngũ những 
người trực tiếp xây dựng nền lý luận văn học 
Việt Nam thời đổi mới là họ có năng lực khoa 
học và nhạy bén trong việc nắm bắt tư duy lý 
luận hiện đại. Họ đã mạnh dạn,tiên phong đề 
xuất những vấn đề học thuật mới mẻ, rất có 
thức trong việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn 
lọc những tư tưởng triết học và mỹ học của cả 
phương Đông và phương Tây. 
Các nhà nghiên cứu lý luận giai đoạn đổi mới 
rất có ý thức xây dựng lý luận gắn liền với 
thực tiễn. Đối với họ, lý luận văn học không 
chỉ là sự „„bàn luận văn chương‟‟ mà vượt lên 
điều đó, tư duy lý luận văn học phải xuất hiện 
như là hệ quả của sự phát triển của văn học và 
giải quyết những vấn đề văn học đương thời. 
Điểm lại một số nguyên nhân cơ bản có ít 
nhiều tác động đến tiến trình phát triển của lý 
luận văn học giai đoạn từ 1986 đến nay, thiết 
nghĩ rằng những đổi mới của lý luận văn học 
Việt Nam đã và đang đi theo đúng dòng chảy 
Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 11 - 17 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
của nhân loại và dân tộc. Lý luận văn học 
Việt Nam đương đại đang đứng trước những 
đòi hỏi ngày một gay gắt của quá trình hội 
nhập với văn học thế giới, những câu hỏi về 
các vấn đề lý luận một lần nữa, không ngừng 
được đặt ra. Hy vọng rằng việc lý giải thấu 
đáo các nguyên nhân cơ bản sẽ phần nào giúp 
chúng ta tự tin, bình tĩnh, sáng suốt, rút ra 
những bài học kinh nghiệm cho việc: “tổ chức 
nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc thành quả lý 
luận văn học, nghệ thuật của ông cha ta và 
của thế giới, vận dụng sáng tạo, làm phong 
phú cho hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật 
Việt Nam hiện đại; tạo môi trường, điều kiện 
thuận lợi cho mọi năng lực sáng tạo có cơ hội 
phát huy, phát triển, khích lệ những tìm tòi, 
tôn trọng những ý kiến khác nhau về lý luận 
và phê bình văn nghệ vì lợi ích chung và sự 
phát triển lành mạnh của văn nghệ ”[8]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hoàng Ngọc Hiến (2008), Đổi mới, sự nhốn 
nháo vĩ đại, Tạp chí Sông Hương, số 230. 
[2],[3]. Thời cơ vàng của chúng ta (2006), 
Nxb.Trẻ và VN Nét (bài của Nguyễn Trung). 
[4],[7].Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình 
văn học, Nxb.Giáo dục, Tr.13,28. 
[5],[6].Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật 
trong công cuộc đổi mới,(2001) Nxb.CTQG, Hà 
Nội,tr.10, tr.45. 
[8]. Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa 
X Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ 
thuật trong thời kỳ mới. 
Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 11 - 17 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
SUMMARY 
SOME MAIN REASONS AFFECTED TO THE RENOVATION 
OF VIETNAMESE LITERATURE ARGUMENTS (FROM 1986 UP TO NOW) 
Cao Thi Hong

College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University 
The article has been listed and analysed the main reasons that affected to the renovation of 
Vietnamese literature arguments (from 1986 up to now), in which, there are some important 
reasons has been emphasised, such as : the literature orientation of Party, the development of 
literature creation, the literature argumentative study team. The study of main reasons that has 
been made literature argument renovating over past twenty (20) years will give us a comparison- 
contrary view, from then on, we learn from precious experience in the progress of our country 
argument modernisation in the current globalisation situation. 
Keywords: Argumentative literature, renovation. 
 Tel:0974088979 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_nguyen_nhan_co_ban_tac_dong_den_doi_moi_ly_luan_van_h.pdf
Tài liệu liên quan