Một số khuyến cáo đối với nhà thầu khi tham gia đấu thầu xây lắp theo các văn bản pháp luật mới

Tóm tắt: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành một số văn bản liên quan đến đấu thầu, trong đó có Thông tư 03/2015/ TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp. Đây là một văn bản hướng dẫn rất tỉ mỉ, chi tiết giúp ích cho chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu rất nhiều. Nhưng, do các quy định về đấu thầu thay đổi quá lớn, có tính cách mạng, nên nhiều nội dung giải thích chưa rõ, còn khó hiểu, một số nội dung còn chưa thật thống nhất. Từ kinh nghiệm bản thân, tác giả đi sâu lập luận, lý giải một số điều trong Thông tư cho rõ hơn.

pdf5 trang | Chuyên mục: Kinh Tế Xây Dựng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số khuyến cáo đối với nhà thầu khi tham gia đấu thầu xây lắp theo các văn bản pháp luật mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
phí bảo trì công trình (mục 5 của Hạng mục chung): Đây là khoản mục Bảo hành công trình, không 
phải là bảo trì công trình; vì trách nhiệm bảo trì thuộc chủ đầu tư, còn trách nhiệm bảo hành là của nhà sản xuất-
nhà thầu. Hơn nữa, trong mục 5 bảng Tổng hợp giá dự thầu (trang 105) ghi khối lượng mời thầu là 12 tháng. 
Khoản mục này tính tương tự như công thức (1).
- Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công; Chi phí dọn dẹp công trường khi hoàn thành; Chi phí làm 
đường tránh; Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường (mục 6 và 7): Nhà thầu 
75
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
tiến hành lập dự toán trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công và đơn giá của nhà thầu. Ví dụ: Chi phí nhà tạm để ở 
và điều hành thi công được tính theo khối lượng nhà tạm các loại theo thiết kế thi công của nhà thầu; đơn giá 
tương ứng và đơn giá thu hồi (nếu có). 
.
1
.( )
n
thu hoi
t j j j
i
C F g g
=
= −∑ (2)
trong đó: Ct là tổng chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công, có trừ giá trị thu hồi; Fj là quy mô xây 
dựng nhà tạm loại j (m2 sàn XD); gj là đơn giá xây dựng loại nhà tạm loại j (đ/m
2 sàn XD có thuế GTGT); gj
thu hoi: 
Đơn giá thu hồi loại nhà tạm loại j (đ/m2 sàn XD có thuế GTGT);
3.2.2 Bảng kê công nhật (dayworks) 
Đây là một nội dung rất mới đối với các nhà thầu Việt Nam chưa tham gia đấu thầu quốc tế. Thực chất, 
đây là một giải pháp thông minh để xử lý mối quan hệ chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng 
sau này. Chất lượng đầu việc ở Bảng công nhật nêu trong HSMT phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm 
của tư vấn lập HSMT. Trước kia, khi không có mục này, mỗi khi có phát sinh (vì chưa có đơn giá), nhà thầu và 
chủ đầu tư lại phải ngồi với nhau thống nhất đơn giá, lập báo cáo, xin phê duyệt cơ quan có thẩm quyền, vừa 
bị động, vừa mất thời gian. Đây cũng là một khoản mục khá khó hiểu, chủ đầu tư và nhà thầu cần tìm hiểu kỹ 
để kê khai phù hợp. Một điều cần chú ý, khi xây dựng đơn giá cho từng phần công nhật (kể cả phần công nhật 
nhân công, công nhật vật liệu và công nhật máy thi công), nhà thầu phải tính toán đầy đủ các khoản chi phí cần 
thiết cả trực tiếp, cả chi phí quản lý, lợi nhuận của nhà thầu, giám sát, bảo hiểm. Khoản mục này, theo Thông 
tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định: “Giá dự thầu cho phần công nhật được kết chuyển vào phần Chi phí cho các 
khoản tạm tính trong Bảng tổng hợp giá dự thầu. Phần Chi phí cho các khoản tạm tính, trong đó bao gồm Chi 
phí công nhật sẽ được tách riêng và không được xem xét trong quá trình đánh giá HSDT để so sánh các HSDT” 
[4]. Đối với quy định của WB, ADB thì khoản này không tách riêng trong quá trình đánh giá HSDT để so sánh 
HSDT, quy định này làm cho nhà thầu phải cân nhắc cẩn thận hơn đơn giá của các việc công nhật, nếu chào 
bừa đơn giá phần này có thể bị trượt oan vì một nhóm khối lượng công việc danh định. Còn theo quy định của 
Việt Nam, nhà thầu có thể chào đơn giá phần Công nhật tùy ý, thậm chí có thể lợi dụng ghi đơn giá cao, nếu dự 
đoán Công nhật nào đó sẽ phát sinh nhiều khi thực hiện gói thầu. 
3.3 Những nội dung chưa nhất quán và chưa thật rõ của văn bản pháp luật
3.3.1 Khoản 4 điều 5 của Thông tư không nhất quán với các biểu mẫu số 20 (b) kèm theo
Trong khoản 4 điều 5 của Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT nêu “Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và 
hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ 
không được xem xét, đánh giá so sánh, xếp hạng nhà thầu...” [1]. Nghĩa là cả 2 loại hợp đồng, cả 2 phần dự 
phòng đều bỏ ra ngoài khi so sánh, xếp hạng nhà thầu. 
Nhưng trong Mẫu số 20 (b) và 20 (c) trang 108 đến 111 của Thông tư thì Bảng tổng hợp giá dự thầu loại 
hợp đồng theo đơn giá cố định chỉ có dự phòng phí phát sinh khối lượng là không đưa vào so sánh, xếp hạng 
nhà thầu. Như trích dẫn dưới đây.
Mẫu số 20 (b)
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU
(áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định)
Hạng mục số Mô tả công việc mời thầu (1) Yêu cầu kỹ thuật/Chỉ dẫn kỹ thuật
Trang 
số Số tiền
I Các hạng mục A
1 Hạng mục 1: Hạng mục chung 
(Công việc cụ thể của hạng mục này quy định tại 
Bảng số 01)
2 Hạng mục 2: Công tác đất 
(Công việc cụ thể của hạng mục này quy định tại 
Bảng số 02)
II Chi phí dự phòng (B1 + B2) B
1 Chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (B1.1 
+ B1.2)
B1
76
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
1.1 Chi phí công nhật B1.1
1.2 Chi phí cho các khoản tạm tính khác B1.2
2 Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh: B2 = 
b2% x A
b2% B2
Giá dự thầu (A + B)
(Kết chuyển sang đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính, trang số .)
Nghĩa là khi lựa chọn nhà thầu theo loại hợp đồng đơn giá cố định, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài 
chính, thương mại, việc xem xét, đánh giá so sánh, xếp hạng nhà thầu chỉ xét mục A trong Bảng 20 (b).
Về bản chất: đơn giá dự thầu của Hợp đồng theo đơn giá cố định phải chứa đựng yếu tố trượt giá trong 
thời gian thực hiện gói thầu. Khi xây dựng đơn giá dự thầu cho từng công việc dự thầu, nhà thầu phải lấy đơn 
giá các yếu tố đầu vào trong vòng 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định nhân với hệ số 
trượt giá của từng yếu tố đầu vào trực tiếp hoặc hệ số trượt giá bình quân cho từng công việc hoặc bình quân 
cho tất cả các công việc.
Còn Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, nhà thầu lấy đơn giá các yếu tố đầu vào trong vòng 28 ngày 
trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định để xây dựng đơn giá dự thầu của từng công việc mời thầu. 
Nên giá dự thầu khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng (cả 2 loại) sẽ không 
được xem xét, đánh giá so sánh, xếp hạng nhà thầu, như Mẫu số 20 (c) trích dẫn dưới đây. Nghĩa là cũng chỉ 
xem xét mục A trong Bảng 20 (c).
Mẫu số 20 (c)
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU
(áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh)
Hạng mục số Mô tả công việc mời thầu Yêu cầu kỹ thuật/Chỉ dẫn kỹ thuật Trang số
Số 
tiền
I Các hạng mục A
1 Hạng mục 1: Hạng mục chung 
(Công việc cụ thể của hạng mục này quy 
định tại Bảng số 01)
2 Hạng mục 2: Công tác đất 
(Công việc cụ thể của hạng mục này quy 
định tại Bảng số 02)
 .
II Chi phí dự phòng (B1 + B2 +B3) B
1 Chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính 
(B1.1 + B1.2)
B1
1.1 Chi phí công nhật B1.1
1.2 Chi phí cho các khoản tạm tính khác B1.2
2 Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh: 
B2 = b2% x A
b2% B2
3 Chi phí dự phòng trượt giá:
 B3 = b3% x A
b3% B3
Giá dự thầu (A + B)
(Kết chuyển sang đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính, trang số .)
3.3.2 Nghi định 63/2014/NĐ-CP còn một số nội dung chưa rõ
+ Theo điểm a khoản 2 Điều 17 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP: “Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung 
cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi theo mức đơn giá 
77
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch;” [2]. Nếu hiểu theo vế thứ hai của câu trên, thì “giá trị 
phần chào thừa” chỉ trừ đi “mức đơn giá thương ứng” của chính nhà thầu chào thừa, chứ không phải trừ đi “giá 
trị phần chào thừa”. Theo tác giả, “phần giá trị chào thừa” (có thể là phần trong hồ sơ thiết kế kèm theo thì có, 
nhưng trong hồ sơ mời thầu không có), khi đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ bỏ đi hoặc chuyển sang “phần kiến nghị 
mời thầu thiếu” của nhà thầu, phần này sẽ được bên mời thầu trao đổi khi thương thảo, nếu nhà thầu đó được 
xếp hạng số một. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi điểm a khoản 2 điều 17 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau: 
“Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần 
chào thừa sẽ được bỏ đi trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch;”
+ Theo điểm b khoản 4 Điều 14 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP: “Việc mở thầu được thực hiện đối với từng 
hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu...“. Tên của nhà thầu theo Luật Doanh nghiệp thường gồm 2 
đến 3 thành tố: thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp; thành tố thứ hai: loại sản phẩm/dịch vụ chính và thành 
tố thứ ba: tên riêng. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn kỹ hơn là: mở thứ tự theo chữ cái tên riêng của nhà thầu, 
nếu trùng tên riêng thì lấy thành tố thứ hai, nếu thành tố thứ hai trùng thì xét thành tố thứ ba; mặt khác tên riêng thì 
tên theo số 1,2.3,.. trước A,B,C, để tránh tranh cãi trong mở thầu.
4. Kết luận
Đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây lắp là một cuộc thi khắc nghiệt nhất trong các cuộc thi 
tuyển, vì chỉ chọn số 1. Vì vậy, người viết HSMT và người lập HSDT phải hiểu và nắm vững chắc các văn bản 
pháp luật đến từng câu từng chữ để không có sai sót dù nhỏ, đáng tiếc dẫn đến trượt thầu hoặc kiện tụng nhau. 
Văn bản pháp luật hiện hành về đấu thầu có nhiều điểm mới, đối với nhà thầu cần chú ý (1) Đọc kỹ các quy định 
pháp luật có liên quan để tránh sai sót dù nhỏ nhất; (2) Không phải trình bày phần chiết tính đơn giá các công 
việc mời thầu; (3) Thời gian làm HSDT được tăng lên, dù vậy, nhà thầu không được chủ quan, vẫn coi trọng 
công tác lập kế hoạch tỉ mỉ làm HSDT để có được HSDT tốt nhất khi nộp; (4) Cần nắm vững bản chất các thành 
phần chi phí trong phần Hạng mục chung và Bảng kê công nhật để tính toán phù hợp; (5) Cần phân biệt hai loại 
hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh để xác định giá dự thầu khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài 
chính, thương mại khi xem xét, đánh giá so sánh, xếp hạng nhà thầu.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu 
xây lắp.
2. Chính phủ, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 /06/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu 
thầu về lựa chọn nhà thầu.
3. Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Nhà xuất bản Xây 
dựng, Hà Nội.
4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 
năm 2013.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_khuyen_cao_doi_voi_nha_thau_khi_tham_gia_dau_thau_xay.pdf