Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Tóm tắt: Để chính quyền cấp xã tại các tỉnh miền núi thực hiện tốt chức năng quản lý

nhà nước rất cần đến năng lực của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.

Huyện Sìn Hồ là một trong những huyện có điều kiện về kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

của tỉnh Lai Châu. Tỷ lệ đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số chiếm hơn

81,5% . Thực tiễn tại địa phương này cho thấy năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công

chức cấp xã là người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Để địa phương này phát triển kịp

thời với các địa phương khác trong tỉnh và trong khu vực cần thực hiện đồng bộ nhiều giải

pháp khác nhau.

pdf5 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 cây trồng, vật nuôi có lợi thế, chuyển đổi 
chăn nuôi từ phân tán, thả rông sang phát triển chăn nuôi trang trại, kết hợp chăn nuôi và trồng 
rừng; đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên cơ sở đó, quy hoạch, hình 
thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phù hợp với từng vùng, từng địa phương.
- Xây dựng chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, đào tạo 
nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số; khuyến khích hỗ trợ phát triển 
công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản 
xuất, vốn tín dụng phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn. 
Thứ ba, giải pháp về công tác tạo nguồn công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số 
Để tạo nguồn công chức cấp xã cho đối tượng con em là người dân tộc thiểu số tại các địa 
phương, chính quyền huyện cần phải xây dựng các chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho các đối 
tượng con em người dân tộc thiểu số đi học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, 
cấp tỉnh và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đi học cử tuyển tại các trường Đại học, Cao đẳng, 
sau đó có chính sách thu hút trọng dụng những đối tượng này quay trở về chính quê hương mình 
làm việc tại các vị trí khác nhau.
- Quản lý chặt chẽ số học sinh cử đi học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú
Chính quyền cấp xã trực tiếp quản lý số con em được cử đi học và số học sinh này thực chất 
đã được đưa vào dự nguồn để đào tạo thành cán bộ, công chức tại địa phương. Chính quyền các 
xã cần phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà trường về quản lý chất lượng 
học tập của học sinh. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở tại các trường trung học phổ thông 
dân tộc nội trú huyện chỉ có một số học sinh tiếp tục học tiếp lên phổ thông trung học tại trường 
phổ thông dân tộc nội trú huyện, một số còn lại trở về địa phương và chính quyền cấp xã cần có 
phương án bố trí sử dụng đội ngũ học sinh này vào công tác trong tổ chức đoàn thể.
- Quản lý chặt chẽ học sinh đi học theo chế độ cử tuyển
Chính quyền cấp tỉnh cần ban hành quy chế quản lý nguồn công chức dân tộc thiểu số tại 
các xã; chính quyền cấp huyện và cấp xã căn cứ vào pháp luật hiện hành để thực hiện tốt sự 
phối hợp với các cơ sở đào tạo để quản lý số con em dân tộc thiểu số được đưa đi học theo chế 
độ cử tuyển. Một khi đã thực hiện tốt việc quản lý học sinh cử tuyển từng xã, từng thôn, chính 
quyền cấp xã sẽ đủ điều kiện để tiến hành quy hoạch nguồn công chức dân tộc thiểu số ở địa 
phương mình.
Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã là người dân tộc 
thiểu số 
Thứ nhất, thực hiện việc tuyển dụng đúng theo quy định của pháp luật và theo quy chế của 
tỉnh về tuyển dụng công chức. Người được tuyển dụng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về trình 
độ học vấn, trình độ chuyên môn và phù hợp với chức danh được tuyển dụng. Tránh tình trạng 
tuyển dụng không đúng người đúng việc.
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Thứ hai, tuyển dụng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số phải bảo đảm công bằng, 
công khai, minh bạch và đúng pháp luật.
Thứ ba, thực hiện các chính sách ưu tiên và thu hút đối với công chức cấp xã là người dân 
tộc thiểu số. Ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số tại các địa phương, xây dựng và triển 
khai các chính sách thu hút, ưu đãi đối với đối tượng con em dân tộc thiểu số được cử đi học cử 
tuyển đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng.
Thứ tư, chính quyền địa phương cần căn cứ vào tình thực tế của địa phương để đưa ra hình 
thức tuyển dụng phù hợp. Đối với các xã miền vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc 
thiểu số nên xét tuyển để bảo đảm bổ sung số lượng công chức vào làm việc tại chính quyền 
các xã.
Thứ năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp 
xã là người dân tộc thiểu số 
* Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu 
số 
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu 
số đòi hỏi phải đổi mới nội dung, phương thức sao cho phù hợp với yêu cầu công việc cụ thể 
quản lý nhà nước tại các chính quyền xã. Do vậy, đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng sao cho 
đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữ tri thức nền tảng lý luận với tri thức chuyên môn và thực hành. Nên 
ngoài mục đích cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức chung về lý luận chính trị, chuyên môn cần 
phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng sâu về những kỹ năng cần thiết để đội ngũ công chức cấp xã 
là người dân tộc thiểu số đáp ứng được yêu cầu công việc của một nền hành chính hiện đại, để 
giúp cho công chức làm việc ngày một chuyên nghiệp hơn.
- Kết hợp hài hòa giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chức. Phải áp dụng hình thức đào tạo 
phù hợp với từng công chức. Cụ thể: công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số cần được đào 
tạo theo hình thức chính quy, hình thức đào tạo tại chức chỉ áp dụng đối với công chức có tuổi 
đời lớn hơn 40 họ đã làm việc tại chính quyền cấp xã từ rất lâu.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số khi theo các 
lớp đào tạo, bồi dưỡng. 
* Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã là người 
dân tộc thiểu số 
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số cần ban hành 
các chính sách như:
- Chính sách ưu tiên cho dân tộc thiểu số đặc biệt ít người chưa có cán bộ, công chức hoặc 
chưa có trình độ Đại học, Cao đẳng. Trên địa bàn huyện các dân tộc đặc biệt ít người đó là dân 
tộc Mảng, La Hủ, Lự, Khơ mú...
- Xây dựng và ban hành chính sách đối với công chức nữ dân tộc thiểu số, trong thời gian 
đào tạo, bồi dưỡng có con nhỏ phải được bố trí chỗ ở, hỗ trợ tiền gửi con nhỏ tại các trường mầm 
non công lập...
- Xây dựng và ban hành chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với công chức là người dân tộc 
thiểu số có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện. Khen thưởng, tăng lương, bổ nhiệm...
đối với những công chức có uy tín, có trình độ học vấn cao.
Thứ sáu, xây dựng và triển khai thực hiện bản hệ thống đánh giá, phân loại công chức 
cấp xã là người dân tộc thiểu số 
Đánh giá việc thực thi công vụ của công chức được hiểu là đánh giá có hệ thống và chính 
thức tình hình thực hiện công việc của mỗi công chức trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn 
đã được xây dựng. 
Sìn Hồ là một huyện có những khó khăn nhất định về điều kiện tự nhiên, dân cư thưa thớt 
53TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ít người, an ninh, quốc phòng của từng địa phương diễn 
biến ngày một phức tạp. Vì vậy, ngoài những tiêu chí đánh giá theo quy định tại Nghị định số 
56/2015/NĐ-CP ban hành ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đánh giá, phân loại cán bộ, 
công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2017 của Chính phủ 
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP, chính quyền địa phương các cấp 
tỉnh Lai Châu cần xây dựng, ban hành quy định về tiêu chí đánh giá khác dựa trên tiêu chuẩn 
từng chức danh mà tỉnh đã ban hành quy định và dựa vào công việc đặc thù tại từng địa phương.
Thứ bảy, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hoạt động của chính quyền cơ sở cấp xã
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện làm việc là việc cần thiết để hỗ 
trợ làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã nói chung và đội ngũ công chức cấp xã là người dân 
tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Với huyện Sìn Hồ còn hạn hẹp về kinh phí việc trông chờ vào 
ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị làm việc tại các chính quyền cấp 
xã rất khó khăn. Nhưng chính quyền huyện và chính quyền các xã có thể huy động nguồn tài 
chính bằng cách huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và 
ngoài tỉnh với phương châm chính quyền và người dân cùng làm.
Thứ tám, một số giải pháp liên quan trực tiếp đến bản thân công chức cấp xã là người 
dân tộc thiểu số 
- Về nhận thức, tư duy: bản thân mỗi công chức người Dân tộc thiểu số cần nhận thức sâu 
sắc hơn về chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình. Thông qua các chương trình đào 
tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị mỗi công chức cần khắc phục những tâm lý chủ quan, duy ý 
chí thay bằng tư duy đổi mới, sáng tạo và cần linh hoạt, nhạy bén trong xử lý công việc. Đặc biệt 
khi đã là công chức phải nhận thức sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp 
luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động gia đình, họ hàng và người dân địa phương chấp 
hành tốt, sống và làm việc theo tinh thần pháp luật.
- Về tinh thần trách nhiệm trong công việc: cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công 
việc, không để công việc gia đình, dòng tộc ảnh hưởng quá nhiều đến việc thực thi công vụ. 
Cần chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, lấy tinh thần phép tắc của nhà nước 
lên hàng đầu. 
- Về kỹ năng làm việc: mỗi công chức cần phải nâng cao ý thức tự giác để khắc phục những 
nhược điểm của bản thân, tìm tòi và học hỏi các kỹ năng cần có khi làm việc. Đặc biệt là kỹ năng 
giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm. Luôn phấn đấu làm việc với tinh thần trách nhiệm, chuyên 
nghiệp và hiện đại. Luôn tác nghiệp tốt với cấp trên, với đồng nghiệp. Đặc biệt tự tin trước đám 
đông để vận động, tuyên truyền. Có được như vậy mới phù hợp với yêu cầu của nền hành chính 
hiện đại, kiến tạo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phương Thảo - Nguyễn Cúc - Doãn Hùng (2005), “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc 
thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp”, 
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
2. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/10/2015 của Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm 
kỳ 2015-2020.
3. ỦY BAN NHÂN DÂN huyện Sìn Hồ (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát 
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016, kế hoạch năm 2017, Lai Châu.
4. Một số website: moha.gov.vn; laichau.gov.vn

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong.pdf