Một số đặc điểm của mạch lạc trong quan hệ lập luận ở văn bản nghị luận tiếng Việt

TÓM TẮT: Mạch lạc là yếu tố quan trọng quyết định chất văn bản của một văn bản. Bài viết này làm rõ

biểu hiện mang tính đặc trưng của mạch lạc trong văn bản nghị luận là mạch lạc qua quan hệ lập luận ở

một số phương diện là kiểu lập luận, đặc điểm của các thành phần lập luận và hiện tượng đa thanh.

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số đặc điểm của mạch lạc trong quan hệ lập luận ở văn bản nghị luận tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ao Đế; Do 
Vu chìa lưng chịu giáo che chở cho Chiêu 
Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù 
cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn 
cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, 
thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế 
Sung,....[6, SGK Ngữ văn 8, tập 2, tr.55]
74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Các đoạn trích về lập luận ở các ví dụ 
trên đều dẫn lời của chủ ngôn. Lời của chủ 
ngôn trở thành những luận cứ đáng tin 
cậy, là cơ sở vững chắc cho kết luận bởi đó 
là những điều đã được thừa nhận là đúng 
và được ghi lại, được lưu truyền trong sử 
sách, trong dân gian. Và vì thế, kết luận 
rút ra dựa trên những luận cứ kiểu này sẽ 
giàu sức thuyết phục vì hợp với lẽ thường.
Trong các văn bản nghị luận văn học, 
chủ ngôn có thể là một nhà nghiên cứu, 
phê bình, một nhân vật nổi tiếng, hoặc một 
người nào đó mà không cần chỉ đích danh, 
và nhiều khi đó chính là lời của đối tượng 
được đề cập tới. Lập luận đa thanh được 
nhận biết qua sự xuất hiện của danh từ 
riêng hoặc các từ/ tổ hợp từ đứng đầu như: 
có người/ người ta/ nhiều người/có bạn/ 
nhiều bạn đọc và phê bình,... cho rằng/ 
nhận xét/ nói,... hoặc dưới con mắt/ dưới 
cái nhìn của...
Ví dụ 12: Go-rơ-ki nói: “Khi đọc 
Tôn-xtôi ta có cảm giác là các nhân vật 
có thật, có xương, có thịt... ta tưởng như 
nhìn thấy họ trước mắt ta, ta lấy tay sờ họ 
được”. Chúng ta đọc “Truyện Kiều” đều 
có chung một cảm giác ấy. Một bà cụ nông 
dân một hôm nói với tôi: “Nước Nam mình 
đẹp nhất có con Kiều. Mà khổ nhất cũng 
con Kiều. Thương nó quá”. Những nhà 
nho hoặc khinh ghét Kiều như Nguyễn 
Công Trứ, Huỳnh Thúc Kháng, hoặc yêu 
mến Kiều như Mộng Liên Đường, Chu 
Mạnh Trinh cũng đều xem Kiều là người 
có thật. Mộng Liên Đường viết: “Dẫu đời 
xa, người khuất không được mục kích tận 
nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu 
chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên 
tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm 
thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”. 
Còn Chu Mạnh Trinh thì có thể nói là 
không những say “Truyện Kiều”, say văn 
chương “Truyện Kiều” mà chính là say 
nàng Kiều y như say một giai nhân có 
thật. Con người ấy từ lâu đã sống trong 
lòng hàng triệu người và được quý trọng, 
được âu yếm, được yêu mến đến say mê. 
Kiều đã từ tiểu thuyết đi vào cuộc đời và 
nhiều khi người ta đã quên không còn nhớ 
Kiều là người trong tiểu thuyết.[7, tập I, 
tr.320] 
Đây là một lập luận có tính đa thanh rất 
rõ. Lời của các chủ ngôn được thuyết ngôn 
(Hoài Thanh) dẫn hết sức phong phú: có lời 
của chủ ngôn trong nước (bà cụ nông dân, 
Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh), có 
lời của chủ ngôn ngoài nước (Go-rơ-ki); 
có chủ ngôn là người bình dân (bà cụ nông 
dân), có chủ ngôn là người nổi tiếng (Go-
rơ-ki, Mộng Liên Đường và Chu Mạnh 
Trinh). Lời của các chủ ngôn chính là các 
dẫn chứng xác thực, sinh động và giàu sức 
thuyết phục để thuyết ngôn hướng đến kết 
luận: Kiều đã từ tiểu thuyết đi vào cuộc 
đời và nhiều khi người ta đã quên không 
còn nhớ Kiều là người trong tiểu thuyết 
bởi vì Kiều là nhân vật được xây dựng bởi 
một nghệ sĩ đại tài - Nguyễn Du. Rõ ràng, 
lập luận đa thanh khiến cho ngôn ngữ lập 
luận chặt chẽ mà vẫn sinh động, giàu cảm 
xúc; kết luận mang sức thuyết phục cao 
bởi nó được dẫn dắt bằng lý lẽ rõ ràng, 
sắc bén, logic, được chứng minh bằng dẫn 
chứng vô cùng sinh động nhưng xác đáng, 
tin cậy. 
Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý trong 
lập luận đa thanh giọng chồng giọng ở 
văn bản nghị luận văn học là trường hợp 
chủ ngôn chính là nhà văn, nhà thơ, nhân 
vật văn học được nói tới. Đây là lập luận 
đa thanh thường gặp nhất trong văn bản 
nghị luận văn học, bởi lẽ khi bàn về một 
75TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020
tác gia, một tác phẩm hay vấn đề, nhân 
vật văn học nào đó thì tác giả nghị luận 
phải cảm, phải thấu hiểu từ tư tưởng, quan 
điểm sáng tác đến thành công và hạn chế 
của tác giả văn học, do đó, việc dẫn lời của 
chủ ngôn và coi đó là bằng chứng xác thực 
là một thao tác bắt buộc phải có trong văn 
bản nghị luận văn học. 
Ví dụ 13: Nhưng cái sức mạnh lớn 
nhất của thơ Tố Hữu chính là quả tim anh. 
Tố Hữu rất ít làm thơ tình. Nhưng thơ anh 
là thơ của một tình nhân. Anh đã nói các 
vấn đề bằng trái tim của một người say 
đắm. Anh nói về Bác:
“Chiều nay gió lộng nắng hanh,...
Nắng thơm rơm mới đồng quê gặt 
mùa”(...)
Anh viết về miền Nam:
“Ôi miền Nam vì sao mỗi lúc,...
Một câu hò cũng đậm trong tim.
[7, tập III, tr.235]
Lập luận trong ví dụ 13 được tổ chức 
theo lối diễn dịch, kết luận nằm ở câu đầu, 
luận cứ ở các câu sau. Tính đa thanh của 
lập luận thể hiện ở chỗ các luận cứ đều 
lấy dẫn chứng trong các tác phẩm của Tố 
Hữu, nói cách khác thì phần được trích 
dẫn sau dấu hai chấm chính là lời của chủ 
ngôn. Thuyết ngôn trong lập luận kiểu này 
làm nhiệm vụ dẫn dắt lời của chủ ngôn sao 
cho hợp lý, logic để làm luận cứ tin cậy 
phục vụ cho kết luận.
2.3.2. Hiện tượng đa thanh trong lập 
luận nghịch hướng
Trong lập luận, thường xuất hiện sự 
tranh luận phản biện. Tính phản biện 
trong lập luận làm cho vấn đề bàn luận 
được nhìn đa chiều, ở nhiều góc độ, do đó 
kết luận rút ra mang tính thuyết phục hơn. 
Trong lập luận phản biện, phải có ít nhất 
hai luận cứ, trong đó một luận cứ của chủ 
ngôn, một luận cứ của thuyết ngôn. Nếu 
một lập luận có hai quan điểm trái ngược, 
xung đột nhau thì kết luận rút ra sẽ dựa 
vào luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh, và 
đó là luận cứ của thuyết ngôn. 
Ví dụ 14: Nguyên Ngọc coi “Sông 
Đà” như một cuốn tiểu thuyết và cho 
Nguyễn Tuân “đã nâng thể tùy bút, thể 
văn sở trường của anh lên một bước mới 
tạo thành như là một thứ ‘tùy bút tiểu 
thuyết”(Báo “Văn học” số 113, tr. 10). Có 
thể và có thật như vậy không?
Trước cách mạng, bên cạnh những 
tùy bút, Nguyễn Tuân cũng đã có thể viết 
truyện dài, truyện ngắn (như “Thiếu quê 
hương”, “Nhà bác Nguyễn”). Nhưng 
Nguyễn Tuân đã không thành công. Tiểu 
thuyết của anh vẫn mang nặng tính chất 
tùy bút: nhân vật không rõ nét, nhà văn 
luôn xen vào để phát biểu cảm nghĩ cá 
nhân. Sau cách mạng, không biết có phải 
do rút được kinh nghiệm cũ mà Nguyễn 
Tuân không viết tiểu thuyết không? Có thể 
sau này anh sẽ thành công trong thể tài 
đó. Nhưng cho đến nay, Nguyễn Tuân vẫn 
nổi bật là một nhà viết tùy bút. Và “Sông 
Đà” cũng là một tập tùy bút không hơn 
không kém. [7, tập V, tr. 149]
Trong lập luận này, thuyết ngôn (Nam 
Mộc) muốn rút ra kết luận (r): “Sông 
Đà” là một tập tùy bút. Đầu tiên, thuyết 
ngôn dẫn lời của chủ ngôn Nguyên Ngọc. 
Nhưng ngay sau đó, Nam Mộc lại đặt câu 
hỏi: Có thể và có thật như vậy không? Câu 
hỏi này có tác dụng định hướng lập luận, 
nó thể hiện sự hoài nghi về nhận xét của 
Nguyên Ngọc: “Sông Đà” như một cuốn 
tiểu thuyết - một thứ “tùy bút tiểu thuyết”. 
Nhận xét của chủ ngôn được thuyết ngôn 
dẫn ra với mục đích không phải là tìm 
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
“đồng minh”, mà là dẫn dắt để đối chiếu 
với quan điểm của tác giả. Nam Mộc đã 
đưa ra dẫn chứng là các sáng tác trước 
cách mạng để thấy rằng Nguyễn Tuân 
không phải nhà viết tiểu thuyết, và khẳng 
định: cho đến nay, Nguyễn Tuân vẫn nổi 
bật là một nhà viết tùy bút và sau đó rút ra 
kết luận “Sông Đà” cũng là một tập tùy 
bút không hơn không kém. Như vậy, nhận 
xét ban đầu của Nguyên Ngọc (chủ ngôn) 
được Nam Mộc (thuyết ngôn) đưa ra để 
làm căn cứ phản bác lại, từ đó phân tích, 
chứng minh để rút ra kết luận. Rõ ràng, sử 
dụng lập luận đa thanh nghịch hướng giúp 
cho lập luận có ấn tượng và kết luận giàu 
sức thuyết phục.
Có thể nói đa thanh trong lập luận 
thường xuyên xuất hiện ở văn bản nghị 
luận, đó có thể là đa thanh lập luận đồng 
hướng hay đa thanh lập luận nghịch 
hướng. Đa thanh trong lập luận là một 
phương tiện rất “lợi hại”, có tác dụng cao 
trong các lập luận, tranh biện. Đa thanh 
trong lập luận có thể nói đã trở thành thói 
quen trong lập luận ở VBNL.
3. KẾT LUẬN
Mạch lạc trong quan hệ lập luận ở 
VBNL được thể hiện rõ rệt qua các phương 
diện như kiểu lập luận, đặc điểm của các 
thành phần lập luận và tính đa thanh trong 
lập luận. Muốn cho nội dung lập luận được 
thể hiện rõ ràng mạch lạc, thuyết phục thì 
tác giả lập luận phải lựa chọn được kiểu 
lập luận sao cho phù hợp nhất. Đó là lập 
luận diễn dịch là hình thức tổ chức lập 
luận phù hợp với các lập luận chỉ có luận 
cứ đồng hướng và các tam đoạn luận; lập 
luận quy nạp phù hợp với các lập luận có 
luận cứ nghịch hướng và lập luận mang 
tính phản biện;... Đồng thời, lập luận phải 
lựa chọn được hình thức thể hiện luận cứ, 
kết luận đa dạng, sinh động mà phù hợp 
cùng với ngôn từ giàu hình ảnh và sắc 
thái biểu cảm. Bên cạnh đó, hiện tượng 
đa thanh xuất hiện thường xuyên trong lập 
luận sẽ giúp cho lập luận vừa có sự mạch 
lạc rõ ràng, thuyết phục lại vừa tạo được 
sự hấp dẫn. Có thể nói, chính mạch lạc 
trong quan hệ lập luận ở VBNL có vai trò 
quan trọng trong việc thể hiện tính truyền 
cảm mạnh mẽ và tính thuyết phục của loại 
văn bản này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp. Văn 
bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn, Nxb KHXH, 
Hà Nội. 
2. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ 
học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
3. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, 
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Hữu Đạt, (2011), Phong cách học tiếng Việt 
hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt 
ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Sách giáo khoa Ngữ văn (lớp 7, 8, 9, 10, 11, 
12, tập 1+2) (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đỗ Quang Lưu (tuyển chọn và giới thiệu), 
Tập nghiên cứu và bình luận văn học chọn lọc, tập 
I + II + III + IV + V + VI (2000), Nxb Hà Nội.
8. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn và giới thiệu), 
Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh (1997), 
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Mai Quốc Liên - Nguyễn Văn Lưu (chủ 
biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, quyển V (2003), 
Nxb Văn học, Hà Nội.
10. Xã luận báo Nhân dân, từ số thứ sáu, ngày 
18/11/2013 đến số thứ bảy, ngày 13/6/2017. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_cua_mach_lac_trong_quan_he_lap_luan_o_van_ba.pdf