Lý giải về sự xuất hiện của yếu tố tự sự ở các ngâm khúc trữ tình trong văn học Việt Nam trung đại

TÓM TẮT

Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng vai trò chủ đạo, thì ngâm khúc là những tác

phẩm trữ tình trường thiên diễn tả tâm trạng đau buồn, u uất triền miên của con người. Làm

thế nào để kéo dài hàng trăm câu thơ chỉ với mục đích phơi bày tâm trạng như thế. Muốn

giải bày, thổ lộ tình cảm không còn con đường nào khác là kể lại những việc có liên quan

đến tình cảm ấy. Vì thế trong tác phẩm trữ tình ít nhiều có yếu tố tự sự. Tự sự đã đi vào

ngâm khúc và xóa đi khoảng cách tưởng chừng như không thể tiệm cận giữa hai thể loại.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Lý giải về sự xuất hiện của yếu tố tự sự ở các ngâm khúc trữ tình trong văn học Việt Nam trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Khoa thược dược mơ mòng thụy vũ, 
Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu. 
Cành xuân hoa chúm chím đào, 
Gió đông thôi đã cợt đào, ghẹo mai. 
Đoàn Thị Điểm hóa thân vào người 
chinh phụ để dịch Chinh phụ ngâm. Trong 
Chinh phụ ngâm cũng có khá nhiều lời tự 
sự. 
Đây là lời tự sự miêu tả về chân dung, 
diện mạo, hành động của người chinh phu 
lúc mới xuất chinh: 
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn, 
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang 
beo. 
Áo chàng đỏ tựa ráng pha, 
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. 
Còn đây là lời tự sự miêu tả cảnh chia 
tay: 
Nhủ rồi tay lại cầm tay, 
Bước đi một bước dây dây lại dừng. 
Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại, 
Ngác Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. 
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương, 
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy 
trùng. 
Đây là lời kể, tả về gia cảnh của người 
chinh phu: 
Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương, 
Tóc già phơ phất mái sương, 
Con thơ măng sữa vả dương phù trì. 
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, 
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm. 
Trong Tự tình khúc, Cao Bá Nhạ đã kể 
về cảnh sai nha ập vào nhà ông phá phách: 
Năm ba kẻ thước người hèo, 
Ngõ nhan lôi cái đan biều đập tan. 
Gà eo óc vừa tàn giấc mộng, 
Nhặng vo ve sực nức hồn kinh. 
Cảnh vợ con nheo nhóc: 
Tiểu đồng thổn thức xung quanh, 
Thê nhi lăn lóc bên mình khóc than. 
Cao Bá Nhạ tự nói về bản thân mình: 
Chim hồng mong chấp cánh bay, 
Năm xe kinh sử một tay vẽ vời. 
Và đây là lời tự tình thuật nghẹn trước 
giờ ly biệt: 
Ngoảnh vào ái ngại thê nhi, 
Ngoảnh ra án cũ cầm thi ngại ngùng. 
Trong Ai tư vãn, chủ thể trữ tình là 
người trong cuộc: 
- Trong sáu viện, ố đào, ủ liễu, 
Xác ve gầy, lỏng lẻo xiêm ghê. 
- Dưới bệ ngọc hàng uyên vò võ, 
Cất chân tay thương khó xiết chi. 
Đinh Nhật Thận hòa vào tâm trạng 
người “lữ thứ” để tả cảnh: 
Thơ nhã ái bốn câu lỡ vận, 
Rượu ly hoài ba chén làm khuây. 
Trước đèn ngồi tựa như trai, 
Não lòng đất khách ngậm ngùi người 
xưa. 
Các yếu tố tự sự trong các tác phẩm 
ngâm khúc như đã nói ở trên, gồm khá 
nhiều yếu tố, tuy nhiên thể hiện rõ nhất là 
một cốt truyện sơ giản. 
Theo Từ điển thuật ngữ văn học coost 
truyện “là hệ thống các sự kiện cụ thể, 
được tổ chức theo yêu cầu và tư tưởng 
nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ 
phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình 
thức động của tác phẩm văn học thuộc các 
loại tự sự và kịch” [4, 99]. 
Cốt truyện là sản phẩm sáng tạo độc 
đáo của nhà văn. Mọi cốt truyện đều trải 
qua một tiến trình vận động có hình thành, 
phát triển và kết thúc. 
129 
Trong Chinh phụ ngâm khúc, người 
đọc nhận ra cáy ý bao trùm lên khúc ngâm 
là tiếng nói tố cáo, phản đối chiến tranh. 
Chiến tranh đã cướp đi tình yêu, hạnh 
phúc, tuổi trẻ của con người. Cốt truyện 
trong Chinh phụ ngâm xoay quanh câu 
chuyện một đôi vợ chồng trẻ đang sống 
yên ấm, hạnh phúc thì chiến tranh nổ ra, 
người chồng vội vã lên đường theo lệnh 
nhà vua: 
Trống Tràng Thành lung lay bóng 
nguyệt, 
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. 
Chín lần gươm báu trao tay, 
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất 
chinh. 
Người chinh phụ trở về khuê phòng, 
tưởng tượng về cảnh sống của chồng nơi 
chiến địa. Nàng lo lắng cho chồng ở ngoài 
chiến trường đầy khốc liệt: 
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, 
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. 
Chinh phu tử sĩ mấy người, 
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn. 
Đoạn tiếp theo của khúc ngâm, chủ yếu 
nói về tâm trạng nhớ thương, mong đợi của 
người chinh phụ trong cảnh cô quạnh. 
Người chồng lần lữa, chín hẹn mười 
thường đơn sai nhưng người vợ ở nhà vẫn 
làm tròn bổn phận của mình: phụng dưỡng 
cha mẹ già và nuôi con nhỏ. Nỗi sầu cứ 
chồng chất, người chinh phụ chán chường 
và tuyệt vọng không thiết tha đến điều gì 
chỉ mong được sống cùng chồng. Kết thúc 
tác phẩm, người chinh phụ hình dung ngày 
chồng nàng trở về trong niềm vui chiến 
thắng khải hoàn, được nhà vua ban thưởng 
và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh 
bình, yên ả: 
 Giữ gìn nhau vui thuở thái bình 
Ngân nga xin gửi chữ tình: 
Dường này âu hẳn tài lành trượng phu. 
Trong Cung oán ngâm khúc, cốt truyện 
xoay quanh việc một cô gái trẻ đẹp và có 
tài, nàng được nhà vua tuyển vào trong 
cung: 
Hương trời đắm nguyệt say hoa, 
Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình. 
Lúc đầu nàng được nhà vua cưng 
chiều, sủng ái, ân ái mặn nồng thắm thiết: 
Mây mưa mấy giọt chung tình, 
Đình trầm hương đóa một cành mẫu đơn. 
 Nhưng chẳng bao lâu, nàng đã bị nhà 
vua chán bỏ. Ở trong cung, nàng xót 
thương cho thân phận của mình và oán 
trách nhà vua phụ bạc: 
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân 
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi. 
Cung nữ muốn “đạp tiêu phòng mà ra”, 
khát khao trở về với cảnh đời “cục mịch 
nhà quê” thuở trước nhưng nàng vẫn tiếp 
tục bị giam cầm trong cung điện vàng son, 
trong nỗi buồn đau, sầu thảm và oán hờn 
chất chứa. Cuối cùng nàng vẫn khát khao 
có được những cuộc ân ái hiếm hoi khi 
xưa: 
Tình rầu rĩ làm ngây nhĩ mục, 
Chốn phòng không như giục mây mưa. 
Giấc chiêm bao những đêm xưa, 
Giọt mưa cửu hạn còn mơ đến rày. 
Nàng vẫn mong chờ được nhà nhà vua 
đoái hoài đến và lo lắng không giữ được 
sắc đẹp như xưa: 
Phòng khi động đến cửu trùng, 
Giữ sao cho được má hồng như xưa. 
Trong Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ, 
người đọc nhận ra cái ý bao trùm của khúc 
ngâm là cái ý oán hận vì tác giả phải trả cái 
tội mà mình không làm. Đại để đó là sự 
quanh co, bực bội, âu sầu của người tù Cao 
Bá Nhạ. Qua tâm sự ấy, ta nhận thấy trước 
hết là đạo nghĩa rất mạnh của Nho gia. Qua 
tâm sự ấy ta còn nhận thấy một Bá Nhạ 
giàu tình cảm: lòng nhớ quê hương, thương 
 130 
cha me, thương vợ con và thương thân trải 
ra trong nhiều câu lâm ly. 
Theo Phạm Thế Ngũ, tác giả làm ra 
khúc ngâm này chủ ý biện hộ cho mình 
trước “tội lỗi” (theo quan điểm của nhà 
Nguyễn) mà chú ông là Cao Bá Quát gây 
ra (cầm đầu khởi nghĩa Mỹ Lương) và xin 
triều đình ân xá. Tác phẩm gồm 680 câu 
thơ song thất lục bát viết bằng chữ Nôm, 
có thể chia làm 6 phần: 
 Mở đầu (8 câu): Sau khoảng tám năm 
lẩn trốn (1854- 1862), tác giả giờ đây bị bắt 
nên làm ra khúc ngâm này để bày tỏ tâm sự 
của mình. 
Giới thiệu về gia thế (từ câu 9 đến câu 
36): Tác giả họ Cao ở làng Phú Thị, đã 
mấy đời khoa bảng, vẫn luôn lấy sự thanh 
liêm cần mẫn làm đầu. 
Gia biến và lánh nạn (từ câu 37 đến 
câu 188): Vì tội của chú (Cao Bá Quát) mà 
cha tác giả phải tự sát, bản thân phải trốn ở 
nơi hẻo lánh (Mĩ Đức thuộc Hà Đông cũ) 
làm thày đồ tạm quên sầu muộn với sách 
và hoa. Tác giả nói mình đã có vợ con, bấy 
lâu nay chỉ mong được nhà vua ân xá. 
 Thuật lại việc bị bắt (từ câu 189 đến 
câu 324): Không ngờ có người tố giác, bị 
quan bao vây, bắt bỏ cũi đưa đi (Hải 
Dương, Bắc Ninh), chịu nhiều khổ sở, 
nhục nhã. 
 Kể tâm sự trong ngục (từ câu 325 đến 
câu 572): Tác giả buồn tủi, đau đớn vì bị oan 
ức nhưng vẫn cố gắng giữ lòng ngay thẳng 
và rất nhớ về cha mẹ, vợ con ở quê nhà. 
Kết thúc (từ câu 572 đến 608): Tác giả 
tin vào đạo lý thánh hiền, hy vọng vào 
công lý của trời và phúc đức của nhà mình. 
Cũng giống như hoàn cảnh của Cao Bá 
Nhạ, Đinh Nhật Thận là bạn thân của Cao 
Bá Quát. Khi Cao Bá Quát dấy binh khởi 
nghĩa không thành, Đinh Nhật Thận bị 
nghi ngờ có liên quan nên ông bị bắt và bị 
giải về kinh đô (Huế) để xét hỏi. Nhưng 
sau đó ông được tha và trở về quê nhà. Thu 
dạ lữ hoài ngâm được ông làm trong thời 
gian ông bị quản thúc ở Huế. Thu dạ lữ 
hoài ngâm là câu chuyện về nỗi niềm của 
nhà thơ: tình thương nhớ quê hương và gia 
đình, là nỗi buồn đau, xót xa khi bị giam 
cầm ở một nơi lạnh lẽo, xa lạ. 
Còn cốt truyện trong Ai tư vãn thì lại 
xác định theo bố cục sau: 
Từ câu 1 đến câu 20: Kể công đức của 
vua Quang Trung, kể về mối lương duyên 
của bà: 
Từ câu 21 đến câu 28: Kể về tình nghĩa 
vua Quang Trung đối xử với nhà Lê: 
Từ câu 29 đến câu 44: Vua Quang 
Trung nhuốm bệnh rồi mất. 
Từ câu 45 đến 108: Kể về nỗi niềm 
thương xót của bà, bà hồi tưởng lại cảnh 
sum vầy đẹp đẽ. 
Từ câu 109 đến câu 130: Nỗi buồn 
muốn chết theo chồng. 
Từ câu 131 đến câu 144: Thương cho 
cảnh côi cút của các con nhỏ và cảnh lẻ loi 
của người góa bụa ở trong cung. 
Từ câu 145 đến câu 164: Tâm sự đau 
thương của bà. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể thấy mọi chi tiết tự sự được sử 
dụng đều hướng đến nội dung trữ tình được 
nói đến trong tác phẩm. Và không chỉ đơn 
giản như một yếu tố phụ có vai trò làm 
phông nền cho tâm trạng mà tự sự đóng vai 
trò quan trọng. Không có nó, tâm trạng 
nhân vật sẽ thiếu đi một bệ đỡ, một điểm 
tựa để ra đời và phát triển. Dòng tâm trạng 
của nhân vật cũng vì thế mà không thể trôi 
chảy tự nhiên, thuận lợi và dễ dàng trong 
chiều của tác phẩm. Và một điều quan 
trọng hơn, sự có mặt của yếu tố tự sự sẽ 
giúp tâm trạng nhân vật được “lạ hóa”, 
không gây cảm giác nhàm chán và tẻ nhạt 
131 
cho người tiếp nhận. Vì sao lại nhận định 
như vậy? Có thể thấy, tâm trạng nhân vật 
tuy có rất nhiều sắc thái khác nhau nhưng 
đều đồng quy từ một chữ buồn nên ít nhiều 
nó có sự lặp lại. Tuy rằng sự lặp lại này 
cũng nằm trong dụng ý của khúc ngâm là 
triển khai đến mức tối đa sự trì trệ, ứ đọng, 
không gì giải tỏa và vượt thoát được của 
tình cảm, nhưng nó rất dễ gây mất hứng 
thú cho người đọc. Vì thế việc đưa vào chi 
tiết về việc làm, hành động của nhân vật sẽ 
nhằm đổi khẩu vị thưởng thức cho độc giả, 
khiến họ tưởng chừng như diện kiến một 
gương mặt cảm xúc mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 
Hà Nội. 
2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật 
ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
3. Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc (1987), Những ngâm khúc chọn 
lọc, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 
4. Nguyễn Đăng Điệp (giới thiệu và tuyển chọn) (2004), Trần Đình Sử tuyển tập (tập 1), 
Những công trình thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
*Ngày nhận bài: 4/6/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfly_giai_ve_su_xuat_hien_cua_yeu_to_tu_su_o_cac_ngam_khuc_tru.pdf