Luận về những đặc điểm nổi bật của thơ chữ Hán thời Lê (Phần một)
Tóm tắt: Triều đại nhà Lê với lịch sử gần bốn trăm năm có tầm quan trọng trong lịch
sử văn hóa trung đại Việt Nam. Thời kỳ này, các sứ thần Trung Quốc và Đại Việt có
sự giao lưu mật thiết. Vua quan lấy thơ ca làm phương thức đối đáp ngâm vịnh trong
những buổi giao lưu long trọng giữa các sứ thần. Hán học có vị trí cao trong xã hội
thể hiện những tâm tư sâu xa của các nhà Nho làm thơ, làm cho những sáng tác thơ
chữ Hán trong thời kỳ này chiếm lĩnh những đỉnh cao của thi đàn dân tộc. Nội dung
chính của bài viết gồm những thành tựu chủ yếu của thơ chữ Hán thời Lê, nổi bật nhất
là yếu tố con người trong tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm ít người biết đến. Bài viết
phân thành hai phần: một và hai. Phần một tập trung thảo luận ba nội dung chính: (1)
Sáng tác thơ chữ Hán của vua quan khai quốc triều Lê, (2) Thơ giáo huấn trị quốc
của Lê Thánh Tông, và (3) giao lưu giữa văn nhân Đại Việt và triều Minh
ngày tháng dài. Rắn vẽ thêm chân cho mệt xác; Cua bò rỗng ruột khó lừa ai. Sao bằng yêu mệnh vui cùng đạo; Dù thiệt dù hơn cũng thế thôi. (Đinh Gia Khánh, 2000, Tập 4, tr. 249) Bài thơ được viết với tiêu đề Mạn hứng, nghĩa là ngẫu nhiên từ một cảm hứng cảm xúc. Nhưng ngẫu nhiên ấy là cả một kinh nghiệm đúc rút từ cuộc đời bằng câu hỏi mở đầu của hai bài thơ: Thử hỏi người đời cớ sao phải ngược xuôi tất tả, mắc mứu vướng vít mãi trong trường lợi danh; để rồi cuộc đời trải qua bao được mất vui buồn như một giấc mộng, khi nhìn lại mình đã là ông già 49 tuổi. Đây là hai câu hỏi và cũng là động cơ để họ xa lìa cuộc đời phồn hoa đô hội, không đắm chìm vào lạc thú phù du tạm bợ của danh lợi, điều mà những bậc sĩ phu như nhà thơ Lý Tử Tấn hết lòng mong mỏi, các vị yêu thích sự vắng vẻ và yên tĩnh, sống trong sạch. Thanh danh, sự nghiệp, hoàn cảnh vinh hiển chỉ như một giấc mộng, không thể làm cho nhà thơ quên lối sống thanh đạm của mình. Trong thơ, hầu như mỗi câu đều có dùng điển tích từ tư tưởng Lão Trang. Mô típ này trở thành cơ sở niềm tin khi đối nhân xử thế trong cuộc đời của tác giả. Với phương pháp so sánh, ẩn dụ, được diễn đạt bằng ngôn từ mộc mạc trong sáng cùng cấu trúc thơ ca chặt chẽ, nhịp điệu hài hòa như kể, như thì thầm, như ngâm nga chiêm nghiệm về cuộc đời mà tự mình đã quan sát, suy ngẫm từ lâu, giữa cuộc thăng trầm của thế sự. Ảo mộng của người đời như thế, nhà thơ tự nhủ: sao bằng vui với đạo ở yên theo mệnh trời. 14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Vào những năm đầu nhà Lê cũng có không ít nhà thơ chữ Hán cự tuyệt con đường làm quan, cam nguyện sống cuộc đời an bần giữ đạo. Lý Tử Cấu là nhà thơ tiêu biểu trong số các nhà thơ này. Bài thơ Thuật chí sau thể hiện tương đối rõ chí hướng của ông: 不林不市不公侯,不學蘇秦只弊裘。 風月長供詩社興,江山正作醉鄉遊。 平生未改桑君硯,到處聊為王粲樓。 縱使世人多噂杳,也應無怒到虛舟。《述志》(Bùi Huy Bích, Quyển 3) Dịch thơ: Thuật chí Chẳng rừng chẳng chợ chẳng khanh công; Chẳng học Tô Tần áo rách bong. Thơ hứng gió trăng ngâm chẳng cạn; Rượu say sông núi dạo không cùng. Tang quân nghiễn cũ không thay đổi; Vương Xán “lầu cao” luống nhớ trông. Giá phỏng người đời nhiều quở trách; Cầm bằng không giận chiếc thuyền không. (Đinh Gia Khánh, 2000, Tập 4, tr. 310) Lý Tử Cấu là Thái học sinh với phẩm chất liêm khiết, khí tiết thanh cao. Thời nhà Hồ, vua mời ông làm quan đến chức Thái tử hữu dụ đức, nhưng ông từ chối. Vào thời nhà Lê nhiều lần mời ông ra làm quan, song ông không chịu ra. Đương thời, đã có không ít nhà thơ bằng lòng xa rời chốn quyền quý: một là để giữ tiết tháo, hai là ảnh hưởng của phong trào muốn tìm cuộc sống ẩn cư của giai tầng trí thức quý tộc ở Trung Quốc, muốn coi đời sống làng quê là đời sống thanh cao. Trong không khí sống đời ẩn cư này, cho dù trong xã hội có nhiều kẻ sĩ nhận chức làm quan, thì trong số đó không ít người trong thâm tâm họ vẫn mong muốn sống ẩn cư nhàn, điều này thường thấy trong một số lượng lớn bài thơ chữ Hán có màu sắc hương vị của lý học thời nhà Tống. 3. KẾT LUẬN Nhìn chung, Đại Việt sau khi độc lập, tiến trình phát triển thơ chữ Hán về thể tài và hình thức chỉ sau thơ Trung Quốc và đã hình thành nên dòng văn học chủ lưu của thơ ca Việt Nam. Thơ chữ Hán đã góp phần làm phong phú hơn thế giới nội tâm của con người, mở ra trước mắt người đọc một tâm tình với cuộc đời, một thiên nhiên, một quê hương đầy cảm xúc và thanh sắc; mang đến một cái tôi vừa hòa nhập trong thiên nhiên, vừa cá thể hóa trong cách cảm thụ thế giới. Hoạt động thơ chữ Hán lúc đó là chuyện sang trọng, thiêng liêng, là lý tưởng sống của một lớp người. Làm thơ là cách gửi gắm tâm tình sâu lắng, cho nên người xưa đã đi vào thơ với tất cả niềm say mê và tâm huyết của mình. Lịch sử thơ chữ Hán trải qua triều Đinh, Lê, Lý, Trần đến thời hậu Lê, Nguyễn với hơn 1000 năm lịch sử. Trong hơn một ngàn năm này, có nhiều nhà thơ và tác phẩm thơ có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nền văn học Việt Nam. Nhận định về tầm quan trọng của văn học chữ Hán đối với nền văn hóa dân tộc, Ngô Thời Sĩ, một học giả Việt Nam viết rằng: Nước Đại Việt lấy văn hiến lập nước. Thơ ca từ thời Đinh, Lý qua thời Trần, rồi đến nhà Lê thời vua Hồng Đức thì phát triển rực rỡ. Một bộ Toàn Việt thi với hình thức thơ cổ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 15 thể, thật không thua kém thơ những bài thơ hay giáp ngọc xao kim (gõ ngọc khẻ vàng) của thơ ca thời Đường, Tống, Nguyên, Minh của Trung Quốc, thật đáng gọi là một đất nước thơ ca. Trong số những tác phẩm hay, những nhà thơ có tác phẩm đạt đến trình độ cao về cấu tứ và bố cục thơ gồm Thái Lữ Đường, Bạch Vân Am, rồi tiếp đến các nhà thơ nổi tiếng sau thời Lê Trung Hưng. Ngoài ra, những tác phẩm hay ta có thể thấy đan xen trong những tập thơ của các sứ giả Đại Việt trong hành trình đi sứ đến Trung Quốc. Trong số đó, có vị thích đến những nơi sơn thủy xa xôi hẻo lánh để tìm hương vị cổ xưa, có vị cảm xúc trước phong cảnh hữu tình, có vị đi xa thì nhớ quê hương, có vị nhân sự việc để nói lên chí hướng, tất cả đều trở thành di sản văn hóa quý báu, như nguồn nước mát thấm nhuần cho các thế hệ đời sau. Thơ cũng như vậy, đi qua hàng rào của thơ Trình Chu, băng qua đất nước thơ phú của Khuất Nguyên và Tống Ngọc thời Chiến quốc, vượt qua căn phòng của Hàn Dũ và Phạm Trọng Yêm tác gia văn học nổi tiếng đời Tống, mà vượt lên trên con đường lớn của thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ” (Phan Huy Ích, tr. 5). Lập luận của họ Ngô tuy có điểm tự mình khoe sáng, nhưng những thành tựu của thơ chữ Hán làm cho nước Đại Việt trở thành đất nước của thi ca trong Á Đông, tưới nhuần cho đời sau. Tóm lại, thời kỳ đầu nhà Lê, thơ chữ Hán phát triển mạnh, và đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ thơ ca chữ Hán thời trung đại. Chú thích: 1. Sách Minh Thái Tổ Thực Lục, quyển 5, mục 13 viết rằng: “Tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 5 (Đinh Hợi), quan tổng binh tại Giao Chỉ gồm có Tân Thành Hậu, Trương Phụdâng biểu đến vua nhà Minh rằng: khi đến tìm quận Giao Chỉ thăm hỏi tìm kiếm người có tài có đức, am hiểu kinh điển, thông Kinh giỏi Văn, học rộng có tài, thông minh chính trực, hiếu đễ lực điền, hiền lương phương chính, thông đạt thế sự, giỏi về binh pháp, quen thuộc việc quan, và những người tài võ song toàn thì có khoảng 9 ngàn người. Họ liên tục được phái sang Kinh đô. Nơi đây vào mùa đông thời tiết lạnh giá,những người ở miền Nam mất mùa chịu đựng vất vả thời tiết này, nay ta lệnh Bộ công vào kho lấy áo quần mền gối tất giày để cung cấp cho những người đang gặp nạn”. 2. /Lê-Thái-Tổ/Chinh-Điêu-Cát-Hãn-hoàn-quá-Long-Thuỷ-đê/ 3. Tập thơ Quỳnh Uyển Cửu Ca chủ yếu ghi lại những tác phẩm thơ của Lê Thánh Tông sáng tác cùng 24 vị triều thần cùng họa vần, gồm Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Ngô Luân, Ngô Hoán, Nguyễn Xung Xác, Lưu Hưng Hiếu, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thầm, Phạm Đương Phú, Chu Huyên, Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Ngạn, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Tôn Miệt, Ngô Quyền, Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phổ, Dương Trực Nguyên, Đỗ Thuần Như, Phạm Như Huệ, Chu Hoán, Phạm Cẩn Trực, Nguyễn Ích Tổn, Lưu Yì(曎), Đàm Thận Huy, người đương thời gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”. Ngoài ra còn có các tập thơ như Văn Minh Cổ Súy, Minh Lương Cẩm Tú, Xuân Phương Thi tập, Hiếu Trị thi tập, 4. Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Quyển XIII (file PDF), Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, tr. 481. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt Sử ký Toàn thư (Nội các quan bản), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, Quyển 2. 吴士连. 大越史记全书(内阁官版)[M].河内:社会科学出版社,1998. 16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2. Bùi Huy Bích, Hoàng Việt Thi Tuyển (Bản chữ Hán), Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, Bản A306, Quyển 1,2,3. 裴辉璧. 皇越诗选(汉文本)[M].越南汉喃研究院. A306. 3. Đinh Gia Kháng, Bùi Văn Nguyên, (2000),Tổng tập Văn học Việt Nam, Tập 4, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.70, 249, 310. 4. Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 285, 310. 5. Viện nghiên cứu Hán Nôm (1986), Thơ văn Lê Thánh Tông, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Huệ Chi (1998), Thơ văn Lý Trần, Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Trương Đăng Quế (1963), Đại Nam Thực Lục, Nxb Hữu Lân đường, Viện nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa Đại học Khánh Ưng Nghĩa Thục, Nhật Bản. 张登桂. 大南实录[M].日本:庆应义塾大学言语文化研究所整理,有邻堂出版,1963. 8. Lý Văn Phượng (1997), Việt kiểu thư, Quyển 20, Tứ khố toàn thư tồn mục tùng thư, Sử bộ 161, Nxb Tề Lỗ thư xã, Sơn Đông. [明]李文凤《越峤书》卷二十。四库全书存目丛书 , 史部 161 , 齐鲁书社 1997 年版。 9. Phan Huy Ích, Tinh sà kỷ hành, Thơ tập tự, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, Bản A.603, tr. 5. 潘辉益. 星槎纪行.(影印本)诗集序. 越南汉喃研究院藏抄本(A.603) DISCUSSING ON THE OUTSTANDING EXPRESSION OF CLASSICAL CHINESE POEMS WRITTEN BY VIETNAMESE IN THE LE DYNASTY (PART ONE) Abstract: The Le dynasty with a history of nearly four hundred years plays an important role in cultural history in medieval Viet Nam. During this period, Chinese and Dai Viet envoys had frequent contacts. Sinology has a high position in society, from the leading mandarin taking poetry as a way of responding to recite verses, the solemnity of the association between the envoys, and the deep in thought of the scholar writing poetry, so the classical Chinese poems written by Vietnameseduring this period reached its peak. This paper presents the outstanding expression of classical Chinese poems written by Vietnameseunder the perspective of human being in the works, especially the lesser known works including two parts: part one and part two. The part one focuses on discussing three main contents: first, the classical Chinese poems written by the founding monachs and ministers of the Le dynasty; second, Le Thanh Tong’s poetry teaching and ruling the country; and third, the communication of poems between the Le dynasty and the Ming dynasty. Keywords: the emperors and ministers of the Le dynasty sing hymns, envoy poetry, poems written by Chinese Vietnamese people, highlight characteristic of the classical Chinese poems written by Vietnamese.
File đính kèm:
- luan_ve_nhung_dac_diem_noi_bat_cua_tho_chu_han_thoi_le_phan.pdf