Kiểm soát tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
Tóm tắt
Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vị trí quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế
quốc gia. Để khu vực này tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững thì việc kiểm soát tình hình
tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa to lớn. Kiểm soát tài chính
giúp chủ sở hữu doanh nghiệp nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành
và giám sát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự hoạt động của
các thành viên trong doanh nghiệp đúng theo định hướng, chiến lược phát triển chung và thực hiện
được các mục tiêu của doanh nghiệp
đạt ở mức tốt với 371 doanh nghiệp chiếm 45.7%. Có 325 doanh nghiệp chiếm 40% cho rằng việc kiểm soát tài chính DN ở mức bình thường. Chỉ có 49 doanh nghiệp chiếm 6% cho rằng việc kiểm soát của các doanh nghiệp mình là chưa tốt. số ít doanh nghiệp không biết về chất lượng kiểm soát tài chính của các doanh nghiệp mình. 4,32 45,7 40 6,7 1,54 1,74 Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Rất không tốt Không biết Biểu đồ 7: Đánh giá về kiểm soát tài chính của các doanh nghiệp Nguồn: Số liệu điều tra 2.4 Đánh giá kiểm soát tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNN&V của Việt Nam • Về quy mô vốn chủ sở hữu và bảo toàn vốn Nhìn chung, quy mô vốn chủ sở hữu của các DNN&V không ngừng gia tăng và được bảo toàn. Cụ thể, đến cuối năm 2013 đạt 943.9 tỷ đồng với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu tính chung đạt 5.7% Nguồn bổ sung vốn chủ sở hữu chủ yếu từ lợi nhuận sau thuế và thặng dư vốn cổ phần. Ngoài việc vốn chủ sở hữu không ngừng được tích lũy và tăng trưởng, các DNN&V đã huy động một lượng vốn từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu vốn vay để đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh • Hệ số an toàn vốn Tỉ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các DNN&V của Việt Nam nhìn chung ở mức thấp, nằm trong ngưỡng cho phép và có xu hướng ngày càng cải thiện Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng, cơ cấu tài chính không hợp lý, dễ phát sinh rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên khả năng thanh toán không đảm bảo, ảnh hưởng đến tính ổn định và phát triển của doanh nghiệp. • Hiệu quả sử dụng vốn Đánh giá một cách tổng quan, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu của các DNN&V của Việt Nam từ 2101,8 tỷ đồng cuối năm 2009 lên đến 2385,7 tỷ đồng cuối năm 2013 tăng 13.5%. Lợi nhuận trước thuế tăng giảm thất thường từ 153,3 tỷ đồng cuối năm 2009 giảm xuống còn 98 tỷ TAØI CHÍNH 80 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016) đồng cuối năm 2013 giảm 36.1%. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn so với mặt bằng chung còn thấp. Tuy nhiên kiểm sát tài chính các DNN&V của Việt Nam còn có những hạn chế - Kiểm soát tài chính các DNN& V chưa tốt bởi vì hiệu quả sử dụng vốn của các DN còn thấp so với mặt bằng chung. - Các DNN&V chưa đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kiểm sát, trách nhiệm trong hoạt động kiểm sát của các chủ sở hữu được quy định rõ ràng, gây khó khăn trong thực thi và đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát. - Về phương thức giám sát: Phương thức giám sát gián tiếp không đảm bảo tính kịp thời vì chỉ dựa trên báo cáo tài chính hàng năm trong khi đó báo cáo tài chính năm của DN. Bên cạnh đó, phương thức giám sát trực tiếp chưa phát huy hết hiệu quả và không đảm bảo tính kịp thời, các hoạt động thanh tra hiện đang thực hiện theo cơ sở kế hoạch hàng năm. Nếu chỉ dựa trên các hoạt động này thì khó đảm bảo tính kịp thời và chủ động của hoạt động kiểm sát. - Các biểu báo cáo còn chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện, không bao quát các vấn đề lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của DN như về tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính hiện tại, triển vọng về tăng trưởng, các rủi ro tiềm tàng, các sự kiện lớn hay các yếu tố đặc thù của ngành, -Về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DN: chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu về tài chính và tuân thủ, chưa có các chỉ tiêu về quản trị DN, về xu thế phát triển DN. Các chỉ tiêu chỉ dựa trên các hoạt động trong quá khứ, không tính đến các chỉ tiêu về tăng trưởng dài hạn và bền vững, không nhìn vào kết quả và kỳ vọng trong tương lai. 3. GIẢI PHÁP VÀ CÁC KIẾN NGHỊ KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 3.1.1. Hoàn thiện phương thức và quy trình kiểm soát tài chính doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần hoàn thiện phương thức kiểm soát bằng việc kết hợp các phương thức kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp, kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau. Trong đó đặc biệt coi trọng việc kiểm soát trước và kiểm soát trong nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố tích cực, tiêu cực, hạn chế về tài chính và quản lý tài chính của doanh nghiệp để khuyến nghị, chỉ đạo, cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp. Cùng với việc hoàn thiện phương thức kiểm soát tài chính, cần có quy trình kiểm soát tài chính thống nhất để đánh giá kịp thời và chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp. 3.1.2. Hoàn thiện các văn bản nội bộ kiểm soát tài chính doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả của họat động kiểm soát tài chính doanh nghiệp, các DNN&V Việt Nam cần hoàn thiện các văn bản, quy định, quy chế kiểm soát tài chính doanh nghiệp. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, không trùng lắp tình hình tài chính doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá toàn diện và chuẩn xác hơn tình hình tài chính doanh nghiệp. TAØI CHÍNH 81Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016) Thứ hai, xây dựng các quy định xếp loại các bộ phận trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở cho việc đánh giá việc thực hiện trong toàn doanh nghiệp phục vụ cho việc kiểm soát tài chính, giảm thiểu các rủi ro. 3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kiểm soát tài chính doanh nghiệp a. Đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý: Mỗi nhà quản lý doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của mình đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của mình, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về quản trị. Nâng cao kỹ năng cần thiết để phát triển các kế hoạch, chiến lược kinh doanh nhằm giúp cho việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, tránh tình trạng bị động chỉ đến khi thấy cần vốn đầu tư mới bắt đầu lập kế hoạch huy động dẫn tới việc bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, hoặc quá lạc quan về kế hoạch phát triển, đánh giá thấp các rủi ro và trở ngại liên quan. b. Đối với nhân viên, người lao động: Một hệ thống kiểm soát tin cậy phải có đội ngũ nhân viên kiểm soát có năng lực, có kỹ năng cao và được đào tạo cơ bản. Đặc biệt, đối với kiểm soát rủi ro tài chính, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế các doanh nghiệp cần áp dụng chế độ khuyến khích nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý bằng tiền thưởng theo kết quả học tập của người học để khuyến khích nhân viên của họ đi học. 3.1.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Để giải quyết những khó khăn trong kiểm soát tài chính doanh nghiệp với kỳ vọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp cần đầu tư và hoàn thiện hơn nữa thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm thống kê hỗ trợ việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống lưu trữ thông tin và thông tin dự phòng nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu đầy đủ cho họat động kiểm soát. Các doanh nghiệp vận dụng chuẩn mực kế toán, hệ thống tài khoản được áp dụng theo thông lệ quốc tế thì việc thiết lập phần mềm kiểm soát tài chính có nhiều cơ sở để thực hiện. Chính việc áp dụng phần mềm kiểm soát thuận lợi cho công tác khai thác thông tin, đảm bảo sự thống nhất trong doanh nghiệp tiến tới hiện đại hóa việc kiểm soát tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì yếu tố nhân sự cập nhật, sử lý và phân tích thông tin cũng có vai trò quan trọng trong họat động kiểm soát. 3.2. Kiến nghị với Nhà nước Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các văn bản cơ chế kiểm soát tài chính doanh nghiệp nhằm tạo môi trường cho hoạt động của các doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị trường và rút lui khỏi thị trường; cải thiện môi trường kinh doanh; đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tách bạch với chức năng đầu tư kinh doanh của Nhà nước tại doanh nghiệp; xác lập rõ ràng quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trong doanh nghiệp, nghĩa vụ của họ đối với doanh nghiệp và trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh; thể chế hóa các cơ chế này bằng các văn bản pháp luật. 4. KẾT LUẬN Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới tác động tới tất cả các ngành, các lĩnh vực đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và TAØI CHÍNH 82 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016) nhỏ của Việt Nam. Xu hướng này đã mang đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam những cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Để vượt qua những thách thức mang tính khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩmmà vẫn đề cốt lõi quan trọng là kiểm soát tốt tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kiểm soát tài chính đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả; Kiểm soát tài chính giúp doanh nghiệp nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và giám sát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng, chiến lược phát triển chung và thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp.q Tài liệu tham khảo 1. Ngô Thị Cúc, (2000), Phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thanh niên. 2. Trần Ngọc Thơ, 2005, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 3. Dạ Thy, 2010, Giải pháp về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Báo điện tử Tầm nhìn 4. VCCI, 2015, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2014, NXB thông tin và truyền thông 5. Website Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam:
File đính kèm:
- kiem_soat_tai_chinh_voi_viec_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_c.pdf