Khuynh hướng huyền thoại hóa trong tác phẩm "Tên tôi là Đỏ" của Orhan Pamuk

Tóm tắt

Các lý thuyết và trường phái nghiên cứu huyền thoại đã phát triển mạnh vào thế kỷ XX và trở thành một

phương thức quan trọng của văn học hiện đại trong việc giải mã hệ thống biểu tượng được cô nén trong

tác phẩm văn học. Vì vậy, nghiên cứu huyền thoại đối với tác phẩm văn học chính là một công cụ hiệu

quả để gợi mở lại những giá trị tôn giáo, triết học, khoa học nghệ thuật trong lịch sử văn hóa. Tên tôi là

Đỏ là một tác phẩm ẩn chứa nhiều biểu tượng huyền thoại về nghệ thuật hội họa qua cách nhìn tôn giáo

trong bối cảnh của sự va chạm giữa các nền văn minh Đông Tây. Người viết trên phương pháp huyền

thoại tìm về giá trị của những biểu tượng cổ xưa của tác phẩm cũng chính là chạm đến những vấn đề

sống mà nhà văn Nobel - Ohan Pamuk gửi gắm trong tác phẩm.

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Khuynh hướng huyền thoại hóa trong tác phẩm "Tên tôi là Đỏ" của Orhan Pamuk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
i về thế 
giới. Tôn sùng các bậc thầy tiểu họa xưa vì 
cách nhìn của họ gần với cách nhìn của 
Chúa và những bức tranh là mẫu mực. Tuy 
nhiên, khi biết bức tranh kia là có thực, họ 
trỗi dậy những mối ngờ vực, sự tò mò, ham 
muốn được trông thấy, được tiếp cận cách 
nhìn mới như thể tìm thấy một chỗ đứng 
của con người cá nhân, tài năng của mình. 
Họ nghe nói về nó - một kỹ thuật mới và 
khác hẳn những gì họ đã và đang làm đối 
với nghệ thuật và nó dằn vật con người 
đứng trước cái ngưỡng giữa truyền thống 
và hiện đại, phong cách và phi cá nhân, 
mắt sáng nhìn cuộc sống hiện thực như nó 
vốn có hay mắt mù và tái hiện những gì nó 
đã từng có. Cuộc đấu tranh này đi đến tội 
ác giết người để được nhìn thấy bức tranh 
và trả lời mọi nghi vấn nghệ thuật đó. Nó 
mang màu sắc huyền thoại như Eva ăn trái 
cấm trước sự thôi thúc của con rắn. Mọi 
dồn nén, mọi câu hỏi và ẩn ức trong lòng 
các nhà tiểu họa nào có được đi đến kết 
quả như Adam, Eva: mắt ông bà sẽ mở ra, 
và ông bà sẽ nên như những vị thần biết 
điều thiện điều ác. 
Sau khi nhìn thấy bức tranh, các nhà 
tiểu họa đã rùng mình trước một kiệt tác vĩ 
đại và lần đầu tiên họ thấy mình là trung 
tâm của bức tranh. Nhưng đồng thời với 
niềm hoan hỉ ấy họ trở lại với những dằn 
vặt lựa chọn truyền thống mẫu mực nên có 
ở bức tranh truyền thống hay chọn những 
cách tân theo mong muốn. Với việc "sáng 
mắt", "biết điều thiện điều ác" cũng đẩy họ 
đến những nỗi lo sợ nghiệt ngã, không có 
chỗ nào nữa ở Istanbul cho những nhà tiểu 
họa bậc thầy. Nếu bị dồn đến phải lựa chọn 
con đường theo người Tây vực thì sẽ bị 
kiềm chế trong xã hội tôn thờ tranh tiểu họa 
và trong chính con người hèn nhát chính 
đáng của các nhà tiểu họa. Nếu cố gắng đạt 
được phong cách và tính cách châu Âu thì 
vẫn sẽ thất bại. Người Ottoman sẽ cười 
nhạo. Còn theo nghệ thuật truyền thống thì 
bản thân mình không muốn, cả nhà vua - 
người thống trị không muốn. 
Tất cả tình tiết trước và sau khi nhìn 
thấy bức tranh đều đi vòng và ngược lại 
chứ không đi theo tuyến tính như huyền 
thoại trái cấm vốn có. Vượt qua những quy 
định để nhìn thấy bức tranh (ăn trái cấm), 
nhân vật đã bị trừng phạt làm mù mắt. Mù 
mắt là cái hoàn kết nhưng lại có ý nghĩa 
quay về khởi điểm và đã biến chuyển. Đó 
là công cuộc tìm kiếm chính mình, tìm 
kiếm sự thật nhưng mục đích chẳng bao 
giờ đạt được, sự thật ngày càng xa rời, 
càng đi vào những mê cung không thể vượt 
thoát được. Và trong mê cung đó, quan 
trọng hơn hết không phải không tìm thấy 
lối ra mà là họ đã quá sợ hãi, mất đi niềm 
tin, hoài nghi tất cả nên trước mặt luôn chỉ 
là bức tường. Họ đánh mất mình một phần 
vì nỗi sợ hãi từ bên trong và mất đi niềm 
tin đối với thế giới bên ngoài . 
Các họa sĩ hay chính con người nói 
chung đi tìm chính mình nhưng tất cả như 
bị sắp đặt sẵn, tất cả mọi người đều bị đóng 
trong khuôn trong cách nhìn của tôn giáo, 
của người có quyền lực và của người khác. 
Họ không thể biện minh, không bào chữa 
được cho số phận của mình, những bức 
tranh vẽ theo phong cách các bậc thầy châu 
Âu sẽ biến họ ngang hàng kẻ phản bội. Từ 
đó, họ rơi vào trạng thái mù tiếp nối truyền 
thống, số phận; thái độ, sự lựa chọn con 
đường đi của những người hiện tại đối mặt 
với sự va chạm văn hóa phương Tây. Hoặc 
93 
là không hiểu biết hoặc là sự hiểu biết bên 
trong, từ chối cái nhìn thấy bên ngoài để 
nhìn thấy một thế giới khác - thế giới bên 
trong tâm tưởng. Mù thể hiện bản chất 
nghệ thuật của Hồi giáo. Con người cá 
nhân không có chỗ đứng trong nghệ thuật 
tiểu họa mà chỉ có thượng đế, chỉ có cách 
nhìn của thượng đế. Mù hay không mù? 
Mù là đi vào nhận thức bên trong hay mù 
là thái độ bảo thủ với cái được cho là ánh 
sáng, là giá trị bên trong? Mù là cách chối 
bỏ cách nhìn thực tại cuộc sống hay chính 
là cách đi đến, phản ứng với thực tại mà 
mình đang phải đối diện? Mù là đi đến 
đỉnh điểm của nghệ thuật bằng cách nhìn 
của thượng đế hay chính là chối bỏ nghệ 
thuật vì không thể làm gì được cho nghệ 
thuật cả? Mù là bước đường cùng vì bế tắt, 
không còn con đường nào khác do mâu 
thuẫn yêu cầu thực tại - ràng buộc quá khứ; 
sự khát khao - bổn phận, danh dự, lời 
nguyền? Các nhà tiểu họa hay con người 
nói chung đang lúng túng, mâu thuẫn, rụt 
rè không có niềm tin vì biết được con 
đường đầy hậu họa cố ý hay vô tình sẽ xảy 
ra với họ. Mù vốn là một bi kịch, là thảm 
họa giáng xuống đối với con người. Thế 
nhưng giờ đây mù là cách để phản ứng và 
thích nghi. Và nó trở thành một sự lựa 
chọn đầy phi lý. 
Trước những con mắt mới lạ và tinh 
tường của khoa học hiện đại, nhà văn bắt 
đầu hoài nghi về con mắt của mình. Nói 
cách khác, nhà văn bắt đầu cảm thấy rằng 
bên cạnh, bên dưới, hay phía sau cái thế 
giới mình quan sát hàng ngày, còn một thế 
giới khác "có thực" hơn - một thế giới chỉ 
có thể được nhìn thấy bằng con mắt của tri 
thức khoa học mới. Những cái nhìn mới 
dồn dập nẩy sinh trên nhiều lĩnh vực đã 
khiến con người bắt đầu cảm thấy rằng mọi 
giá trị truyền thống đều đã được đặt định 
bởi những quyền lực của những cá nhân 
thuộc những tầng lớp thống trị. Khi niềm 
tin về những bảng giá trị truyền thống bị 
lay động, hình ảnh về cái thế giới nhìn thấy 
qua con mắt bình thường bắt đầu mang 
màu sắc huyền thoại. 
Các nhà tiểu họa bị ràng buộc phải 
sáng tạo các tác phẩm theo cách vẽ yếu 
tính của sự vật, nhìn theo cách nhìn của 
Thánh Ahlla nhưng xã hội không thích 
điều đó, họ chạy theo những cái mới dù là 
những đơn đặt hàng lén lút. Một mặt họ tôn 
trọng những bậc thầy tiểu họa cổ xưa, như 
các bậc thánh, một mặt muốn thay đổi, tiếp 
cận với phong cách phương Tây nhưng lại 
phê phán cái phong cách tả chân đến. Họ 
mâu thuẫn giữa những mong muốn chứng 
minh tài năng nên phạm vào các giới luật, 
nhưng nếu giữ đúng giới luật thì lại bị đào 
thải khỏi những thị hiếu mới của xã hội. 
Vậy nên, con người trong xã hội đang có 
những bước va chạm các nền văn minh, họ 
lúng túng, mất phương hướng. Các giá trị 
nghệ thuật hội họa giờ đây bị đặt dưới 
những áp lực về quyền lực, đồng tiền. 
Đặt ra vấn đề nghệ thuật hội họa, ý 
thức được thế nào là nghệ thuật đích thực. 
Nghệ thuật không phải là việc mô tả chân 
thực đối tượng mà gợi cho người ta nhận 
thức về đối tượng đó. Tuy nhiên, nghệ 
thuật cũng không phải là những hình ảnh 
của ký ức (khi đã hoàn toàn rơi vào trạng 
thái mù) vì như thế nghệ thuật sẽ chết vì 
đối tượng của nó đã đóng khung và chính 
đối tượng đó lại càng nhợt nhạt, yếu ớt 
hơn. Tác giả không đi ngược lại tính nhân 
bản của con người trong việc tìm kiếm con 
người cá nhân và cũng không chống lại 
truyền thống, đức tin trong lòng con người. 
Pamuk trân trọng nó nhưng cũng yêu cầu 
nó hòa hợp khi trích dẫn kinh Koran trong 
tác phẩm Đông và Tây đều thuộc về 
94 
thượng đế. 
III. Ý nghĩa sử dụng huyền thoại 
trong tác phẩm 
Huyền thoại là một hiện tượng trung 
tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là một 
phương tiện cổ xưa để nhận thức thực tại 
xung quanh và bản chất của con người. 
Huyền thoại cũng là mô hình đầu tiên của 
mọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của 
các loại hình văn hóa khác nhau – văn học, 
nghệ thuật, tôn giáo và ở mức độ nào đó, cả 
triết học, thậm chí cả khoa học. [10, tr.14] 
Dùng thi pháp huyền thoại hóa, sử 
dụng biểu tượng là nơi tích tụ những kinh 
nghiệm phổ quát của loài người. Thể hiện 
bề sâu hiện tượng tinh thần, nói đến những 
vấn đề phổ quát của nhân loại. Đi vào tiểu 
thuyết hiện đại, biểu tượng huyền thoại 
được trao cho những lớp nghĩa mới bên 
cạnh những vỉa tầng ý nghĩa vốn đã vô 
cùng phong phú tạo nên sức hấp dẫn cho 
tác phẩm. 
Pamuk tìm cách dung hòa sự đối lập, 
sự mâu thuẫn của các nền văn hóa đã ảnh 
hưởng quan điểm sống, phụng thờ cái đẹp 
của con người. Tác giả muốn xóa bỏ bức 
tường ngăn cách giữa mâu thuẫn nghệ 
thuật đạo Hồi và nghệ thuật Venice, giữa 
Hồi giáo và Phương Tây; tác giả đã tạo nên 
mối dây ràng buộc, không thể chối bỏ giữa 
quá khứ - hiện tại và tương lai, giữa truyền 
thống của tổ tiên và sự gìn giữ, tiếp nối của 
các thế hệ con cháu, qua đó kêu gọi thái độ 
trân trọng trong đánh giá và nhìn nhận lịch 
sử. Cách để thế giới này tốt đẹp là hòa 
nhập và học hỏi tôn trọng lẫn nhau. Trong 
bức tranh xã hội đó, con người luôn tìm 
kiếm chính mình, tài năng, danh dự và cảm 
thức của nỗi cô đơn: "Tôi biết rằng cho dù 
tôi là trung tâm thế giới và mỗi lần tôi nhìn 
vào bức tranh thì đấy là điều tôi mong 
muốn... tôi vẫn thấy cô đơn". (Tên tôi là 
Đỏ, chương 59) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alain gheerbrant, Jean Chevalier (1997), Từ 
điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Trường 
viết văn Nguyễn Du. 
2. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận 
nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội. 
3. Chu Xuân Diên (2013), Huyền thoại và văn 
học (Chuyên đề Cao học). 
4. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật 
tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
5. Đặng Anh Đào, Huyền thoại văn chương: 
Thời điểm phát sáng và biến hóa trong văn 
học viết hiện đại truy cập tại 
6. Đặng Anh Đào (chủ biên) (2007), Văn học 
phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi 
(đồng chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn 
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
8. Đoàn Tử Huyến (2011), 108 nhà văn thế kỷ 
XX, XXI, Nxb Lao động. 
9. Inrasarav, Chân dung Orhan Pamuk, lưu vong 
như là một định mệnh truy cập tại 
mp=tacpham&action=detail&id=7587 
10. Meletinsky, E. M. (2004), Thi pháp của 
huyền thoại, (Trần Nho Thìn - Song Mộc 
dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
11. Lotman I.U.M (2004), Cấu trúc văn bản 
nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
12. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn 
học, Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
13. Nguyễn Tiến Văn (2008), Một cách đọc 
Orhan Pamuk, người bắc cầu giữa Đông và 
Tây (Nguồn: talawas.org). 
Ngày nhận bài: 11/03/2015 Biên tập xong: 15/01/2016 Duyệt đăng: 20/01/2016

File đính kèm:

  • pdfkhuynh_huong_huyen_thoai_hoa_trong_tac_pham_ten_toi_la_do_cu.pdf