Khám tim mạch trước mổ bệnh ung thư - Hồ Huỳnh Quang Trí

Ảnh hưởng tim mạch của xạ trị ung thư

• Nghiên cứu bệnh-chứng.

• Đối tượng: 2168 phụ nữ được xạ trị ung thư vú từ 1958 đến

2001 tại Thụy Điển và Đan Mạch: 963 người có biến cố mạch

vành nặng (NMCT, tái tưới máu mạch vành hoặc chết do bệnh

mạch vành) và 1205 người chứng.

• Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa xạ trị với nguy cơ bị các

biến cố mạch vành nặng.

pdf22 trang | Chuyên mục: Hệ Tim Mạch | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Khám tim mạch trước mổ bệnh ung thư - Hồ Huỳnh Quang Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
NMCT, tái tưới máu mạch vành hoặc chết do bệnh 
mạch vành) và 1205 người chứng. 
• Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa xạ trị với nguy cơ bị các 
biến cố mạch vành nặng. 
Darby SC et al. N Engl J Med 2013;368:987-998 
Ảnh hưởng tim mạch của xạ trị ung thư 
Darby SC et al. N Engl J Med 2013;368:987-998 
Tần suất các biến cố 
mạch vành nặng tùy 
theo liều phóng xạ 
trung bình trên tim 
Ảnh hưởng tim mạch của xạ trị ung thư 
Darby SC et al. N Engl J Med 2013;368:987-998 
Tử vong dồn do bệnh mạch vành Tần suất dồn biến cố mạch vành cấp 
• Mỗi lần bệnh nhân đến khám ngoại trú hoặc nhập viện, nhân 
viên y tế phải khai thác thật chi tiết việc dùng thuốc của bệnh 
nhân. Cần hỏi bệnh nhân loại, liều và tần suất dùng của tất cả 
các thuốc, bao gồm thuốc không kê toa (OTC) và thực phẩm 
chức năng. Nếu được, nên kiểm tra lại với nhà thuốc tây hoặc 
người kê toa (Class I; Mức chứng cứ B). 
Page II RL, O’Bryant CL, Cheng D, et al. Circulation 2016;134. 
Ảnh hưởng của thuốc gây hoặc làm tăng nặng 
suy tim (AHA 2016) 
• Ảnh hưởng mạnh (major): ảnh hưởng gây đe dọa tính mạng 
hoặc ảnh hưởng dẫn đến nhập viện hoặc phải vào khoa cấp cứu. 
• Ảnh hưởng vừa (moderate): ảnh hưởng dẫn đến phải đi khám 
nhiều lần hơn, thay đổi độ NYHA, thay đổi chức năng tim, hoặc 
làm xấu đi tình trạng bệnh tim mạch (tăng HA, rối loạn lipid máu, 
hội chứng chuyển hóa) hoặc ảnh hưởng gây ra những triệu 
chứng khiến phải thay đổi thường trực chế độ điều trị thuốc. 
• Ảnh hưởng yếu (minor): ảnh hưởng dẫn đến tăng cường thoáng 
qua việc đánh giá/theo dõi bệnh nhân hoặc ảnh hưởng gây ra 
những triệu chứng khiến phải thay đổi tạm thời điều trị thuốc. 
Page II RL, O’Bryant CL, Cheng D, et al. Circulation 2016;134. 
Thuốc có ảnh hưởng mạnh 
gây/làm tăng nặng suy tim (AHA 2016) 
Thuốc điều trị ung thư: 
• Nhóm anthracycline: doxorubicin, daunorubicin, epirubicin, 
idarubicin, mitoxantrone 
• Nhóm tác nhân alkyl hóa: cyclophosphamide, ifosfamide 
• Nhóm chống chuyển hóa chất: 5-FU, capecitabine 
• Nhóm liệu pháp hướng mục tiêu (targeted therapies): bevacizumab, 
interferon, IL-2, pertuzumab, sunitinib, trastuzumab 
• Nhóm taxane: paclitaxel, docetaxel 
Page II RL, O’Bryant CL, Cheng D, et al. Circulation 2016;134. 
Hướng dẫn ESC/ESA 2014: 
Tiếp cận theo từng bước 
• Bước 1: Phẫu thuật khẩn? 
• Bước 2: Tình trạng tim không ổn định? 
• Bước 3: Nguy cơ của cuộc mổ 
• Bước 4: Tình trạng chức năng của bệnh nhân 
• Bước 5: Xem xét nguy cơ phẫu thuật của bệnh nhân có tình 
trạng chức năng kém 
• Bước 6: Xem xét các yếu tố nguy cơ tim 
• Bước 7: Xem xét thực hiện nghiệm pháp không xâm nhập 
Bước 1 
Phẫu thuật khẩn Không Bước 2 
Có 
Bác sĩ hội chẩn đưa ra những khuyến cáo về xử trí chu phẫu, 
theo dõi các biến cố tim và điều trị tim mạch dài hạn sau mổ 
Phẫu thuật 
Bước 2 
- Đau thắt ngực không ổn định 
- Suy tim cấp 
- Rối loạn nhịp tim nặng 
- Bệnh van tim có triệu chứng 
- NMCT < 30 ngày và TMCB tim tồn lưu 
Tình trạng tim không ổn định Không Bước 3 
Có 
- Hoãn cuộc mổ 
- Các lựa chọn điều trị cần được đưa ra bàn bạc trong một ê-kíp 
 bao gồm tất cả các bác sĩ chăm sóc BN trong giai đoạn chu phẫu 
Phẫu thuật 
Bước 3: Xác định nguy cơ của cuộc mổ 
Tử vong hoặc NMCT trong 30 ngày 
 Nguy cơ thấp: 5% 
- Phẫu thuật nông 
- Vú 
- Răng 
- Tuyến giáp 
- Mắt 
- Tạo hình 
- CEA hoặc CAS, bệnh nhân 
 không triệu chứng 
- Tiểu phẫu phụ khoa 
- Tiểu phẫu CTCH 
 (meniscectomy) 
- Tiểu phẫu niệu khoa (cắt 
 tuyến tiền liệt qua đường 
 niệu đạo) 
- Trong phúc mạc: cắt lách, sửa 
 thoát vị hoành, cắt túi mật 
- CEA hoặc CAS, bệnh nhân có 
 triệu chứng 
- Nong động mạch ngoại vi 
- Stent nội mạch trị phình động 
 mạch 
- Phẫu thuật đầu và cổ 
- Thần kinh và CTCH (mổ khớp 
 háng, cột sống) 
- Đại phẫu niệu khoa và phụ khoa 
- Ghép thận 
- Mổ ngực: ngoài đại phẫu 
- Phẫu thuật động mạch chủ và 
 mạch máu lớn 
- Mổ hở tái tưới máu chân hoặc 
 đoạn chi hoặc lấy huyết khối 
 gây thuyên tắc 
- Phẫu thuật tá tràng-tụy 
- Cắt gan, phẫu thuật ống mật 
- Cắt thực quản 
- Vá thủng ruột 
- Cắt tuyến thượng thận 
- Cắt bàng quang toàn phần 
- Cắt phổi 
- Ghép phổi hoặc gan 
CEA: phẫu thuật bóc áo trong động mạch cảnh; CAS: đặt stent động mạch cảnh 
Bước 3: Xác định nguy cơ của cuộc mổ 
Phẫu thuật nguy cơ thấp 
 Nhận diện các YTNC và đưa ra các 
 khuyến cáo về điều trị bằng thay đổi 
 lối sống và thuốc dựa theo những 
 hướng dẫn tương ứng của ESC 
Phẫu thuật nguy cơ 
trung gian hoặc cao 
Bước 4 
 Khuyến cáo Class MCC 
Ở những người đã biết có bệnh mạch vành hoặc TMCB cơ tim, 
xem xét bắt đầu thuốc chẹn  liều thấp trước mổ. 
 IIb B 
Ở bệnh nhân suy tim và RLCN tâm thu thất trái, nên dùng thuốc 
ức chế men chuyển trước mổ. 
 IIa C 
Ở bệnh nhân được mổ mạch máu, nên bắt đầu dùng statin. IIa B 
Phẫu thuật 
Bước 4: Tình trạng chức năng của bệnh nhân được lên 
chương trình phẫu thuật nguy cơ trung gian hoặc cao 
Tình trạng chức năng 
1 MET 
4 METs 
4 METs 
Hơn 10 METs 
Ông (bà) có thể  Ông (bà) có thể  
Tự chăm sóc? 
Ăn, mặc quần áo hoặc đi vệ sinh? 
Đi bộ trong sân xung quanh nhà? 
Đi bộ 100 m trên nền đất phẳng 
với vận tốc 3 – 5 km/giờ? 
Đi lên 2 tầng lầu hoặc đi bộ lên đồi? 
Làm việc nhà nặng nhọc như chà 
sàn nhà hoặc nhấc hay xê dịch tủ 
bàn ghế nặng? 
Chơi các môn thể thao nặng như 
bơi lội, tennis đơn, bóng đá, 
bóng rổ hoặc trượt tuyết? 
Bước 4: Tình trạng chức năng của bệnh nhân được lên 
chương trình phẫu thuật nguy cơ trung gian hoặc cao 
Tình trạng chức năng 
 tốt ( ≥ 4 METs) 
Tình trạng chức năng 
 trung bình hoặc kém 
Bước 5 
 Khuyến cáo Class MCC 
Ở những người đã biết có bệnh mạch vành hoặc TMCB cơ tim, 
xem xét bắt đầu thuốc chẹn  liều thấp trước mổ. 
 IIb B 
Ở bệnh nhân suy tim và RLCN tâm thu thất trái, nên dùng thuốc 
ức chế men chuyển trước mổ. 
 IIa C 
Ở bệnh nhân được mổ mạch máu, nên bắt đầu dùng statin. IIa B 
Phẫu thuật 
Bước 5: Ở bệnh nhân có tình trạng chức năng kém 
(< 4 METs) xem xét nguy cơ của phẫu thuật 
Phẫu thuật nguy cơ 
 trung gian 
Phẫu thuật nguy cơ cao 
Bước 6 
 Khuyến cáo Class MCC 
Ở bệnh nhân có ít nhất một YTNC lâm sàng, ECG lúc nghỉ được 
khuyến cáo. 
 I C 
Ở bệnh nhân có ít nhất một YTNC lâm sàng, có thể xem xét làm 
nghiệm pháp không xâm nhập. 
 IIb B 
Phẫu thuật 
Các yếu tố nguy cơ lâm sàng 
• Bệnh tim TMCB (đau thắt ngực và/hoặc tiền sử NMCT) 
• Suy tim 
• Đột quị hoặc cơn TMCB não thoáng qua 
• Rối loạn chức năng thận (creatinin/HT > 170 mol/l hoặc 2 
mg/dl hoặc thanh thải creatinin < 60 ml/min/1,73 m2) 
• Đái tháo đường phải điều trị bằng insulin 
• Tiền sử điều trị bệnh ung thư (xạ trị, hóa trị) 
Bước 6: Xem xét các yếu tố nguy cơ tim 
trong phẫu thuật nguy cơ cao 
1) Bệnh tim TMCB 
2) Suy tim 
3) Đột quị hoặc TIA 
4) RLCN thận 
5) Đái tháo đường 
6) Điều trị ung thư 
 Khuyến cáo Class MCC 
Số YTNC ≤ 2 
Xem xét làm siêu âm tim lúc nghỉ 
và các chỉ điểm sinh học của 
RLCN thất trái (BNP, NT-proBNP) 
 IIb B-C 
Phẫu thuật 
Số YTNC ≥ 3 
Bước 7 
Bước 7: Nghiệm pháp không xâm nhập trước mổ 
Nghiệm pháp stress không xâm nhập 
 TMCB rộng Không TMCB hoặc 
TMCB nhỏ-vừa do stress 
Phẫu thuật 
Chăm sóc chu phẫu cá nhân hóa 
có tính đến lợi ích tiềm năng của 
phẫu thuật so với biến cố ngoại ý 
được dự báo và ảnh hưởng của 
điều trị nội khoa và/hoặc tái tưới 
máu mạch vành 
Bước 7b 
Bước 7b: Thiếu máu cục bộ rộng do stress 
NP stress không xâm nhập 
 TMCB rộng 
Nong bằng bóng: 
Có thể mổ > 2 tuần 
sau thủ thuật với 
aspirin được tiếp 
tục 
 Stent trần: 
Có thể mổ > 4 tuần 
sau thủ thuật. 
Kháng tiểu cầu kép 
được dùng ít nhất 
4 tuần. 
 Có thể mổ 12 
tháng sau đặt stent 
phủ thuốc thế hệ 
cũ và 6 tháng sau 
đặt stent phủ 
thuốc thế hệ mới 
 Mổ bắc cầu 
 mạch vành 
Phẫu thuật 
Trong giai đoạn chu phẫu, việc tiếp tục hay tạm ngừng ASA ở BN đang dùng ASA 
cần được xem xét từng trường hợp một, tùy thuộc vào cán cân giữa nguy cơ chảy 
máu chu phẫu và nguy cơ biến chứng huyết khối. 
Chăm sóc cá nhân hóa: 
- Lợi ích cuộc mổ 
- Biến cố ngoại ý 
- Ảnh hưởng của điều trị 
Tái tưới máu mạch vành dự phòng 
ở bệnh nhân ổn định 
• Có thể xem xét tái tưới máu dự phòng trước phẫu thuật nguy cơ 
cao, điều này tùy thuộc vào mức độ rộng của vùng TMCB do 
stress gây ra (class IIb, mức chứng cứ B). 
• Tái tưới máu dự phòng thường qui trước phẫu thuật nguy cơ 
thấp và trung gian không được khuyến cáo cho người đã biết có 
bệnh mạch vành (class III, mức chứng cứ B). 
Tóm tắt 
• Xạ trị ung thư tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. 
• Hóa trị ung thư: Đa số thuốc có ảnh hưởng mạnh gây/làm tăng 
nặng suy tim. 
• Trước mổ bệnh nhân ung thư: Đánh giá nguy cơ tim mạch và xử 
trí theo từng bước. 
• Không thực hiện tái tưới máu mạch vành dự phòng thường qui 
trước phẫu thuật nguy cơ thấp và trung gian cho người đã biết 
có bệnh mạch vành. 

File đính kèm:

  • pdfkham_tim_mach_truoc_mo_benh_ung_thu_ho_huynh_quang_tri.pdf
Tài liệu liên quan