Hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đông Nam Bộ - Truyền thống và biến đổi

Tóm tắt

Kinh tế là yếu tố quan trọng trong việc tồn tại của tộc người. Hoạt động kinh tế của tộc

người biểu hiện trình độ phát triển của tộc người đó. Các tộc người luôn phát triển theo tiến trình

lịch sử. Điều đó làm cho hoạt động kinh tế của tộc người biến đổi theo. Sự biến đổi này do nhiều

nguyên nhân, bên cạnh nguyên nhân phát triển nội tại của tộc người, các nguyên nhân khác như

sự tác động của chính sách phát triển nhà nước, sự giao lưu tiếp biến văn hóa do các tộc người

sống xen kẽ với nhau, sự thay đổi của môi trường sinh thái, sự xuất hiện của các tôn giáo thế giới

như Công giáo, Tin Lành trong cộng đồng tộc người cũng đã tác động không nhỏ đến quan

điểm về hoạt động kinh tế cũng như hình thức hoạt động kinh tế truyền thống của tộc người. Bài

viết này trình bày về các hoạt động kinh tế truyền thống và sự thay đổi của chúng ở các tộc người

thiểu số tại chỗ trong khu vực Đông Nam Bộ - Việt Nam. Bài viết cũng đề cập đến các yếu tố tác

động như là những tác nhân làm cho hoạt động kinh tế truyền thống thay đổi.

pdf11 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đông Nam Bộ - Truyền thống và biến đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 
cây này còn được giữ lại trên rẫy. Trái gùi và ươi phải vào sâu trong rừng, nên hiện nay trở nên 
hiếm, do bị các tộc người di cư khác khai thác nhiều, đặc biệt là trái ươi. Trước đây, các tộc 
người tại chỗ chờ trái ươi chín rơi xuống và lượm đem về; hiện nay các tộc người khác hạ cây 
để hái, làm cho loại cây này ngày một hiếm đi [Khoa Nhân học (2012-2013), Tư liệu điền dã]. 
Bên cạnh đó, các loại củ như củ mài, củ nần cũng không còn nhiều. Hơn nữa hiện nay, các loại 
củ này không phải là nguồn thức ăn quan trọng, nên các tộc người bản địa ít khai thác chúng. 
Việc săn bắn các loại thú rừng hiện nay rất hiếm, vì không được pháp luật cho phép. Ở 
Bình Phước, các tộc người như S’tiêng, Mạ muốn đi săn phải qua rừng của Campuchia, nhưng 
cũng rất hạn chế, vì nước bạn cũng không cho phép săn thú rừng. Người dân hiện chỉ có thể bắt 
các loại thú nhỏ như thỏ, gà rừng, nhím, chồn trên rẫy của họ, nhưng số lượng không nhiều, 
và thực hiện nhằm mục đích bảo vệ hoa màu. Công cụ để săn bắt có một số không còn được sử 
dụng, đặc biệt là nỏ. Hiện nay, họ không sử dụng nỏ để đi săn như trước. Nếu muốn bắt những 
con thú lớn như nai, mển, heo rừng ở những cánh rừng xa (bên Campuchia), họ sử dụng 
súng. Qua quen biết, họ mượn được súng này; hoặc tự trang bị, nhưng rất cẩn thận, vì người 
dân không được phép sử dụng súng quân dụng4. Hiện nay, nỏ được treo trong nhà như là vật kỷ 
niệm của gia đình hơn là công cụ đi săn. 
Việc khai thác mật ong rừng, dầu chai, cây thuốc đối với các tộc người thiểu số tại chỗ 
hiện nay vẫn được thực hiện, nhưng không nhiều. Tổ ong rừng hiện nay không được xác định 
chủ như trước đây, vì các tộc người di cư không theo nguyên tắc của cộng đồng tại chỗ. Khai 
thác dầu chai cũng rất hạn chế, vì không được phép. Có chăng, người dân đi lượm chai cục 
nhiều hơn là đục cây để lấy dầu. 
Nhìn chung, hoạt động khai thác tự nhiên từ rừng cho sinh kế của các tộc người thiểu số 
tại chỗ hiện nay ở Đông Nam Bộ đã có những thay đổi đáng kể. Sự thay đổi đó là do sự tác 
động của chính sách quản lý nhà nước, định cư của các tộc người bên ngoài và kể cả sự phát 
triển kinh tế - xã hội nội tại trong cộng đồng tộc người tại chỗ. 
- Biến đổi trong hoạt động sản xuất 
Hoạt động sản xuất của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đông Nam Bộ bị chi phối mạnh 
mẽ bởi các chính sách Nhà nước bắt đầu từ sau năm 1975, khi đời sống của người dân được 
quan tâm phát triển. Đối với hoạt động sản xuất của các tộc người tại chỗ, mốc thời gian của 
những năm 1980 và những năm 2000 có tác động quan trọng. Những năm 1980 đánh dấu sự 
chuyển đổi từ hoạt động du canh, du cư sang định canh định cư và mốc thời gian những năm 
4 Chúng tôi từng phỏng vấn người thợ săn ở Bình Phước, họ cho biết là súng mua từ Campuchia; khi đem về 
Việt Nam phải ngụy trang thật kỹ, nếu bị bắt lại là đi tù. Khi để trong nhà cũng phải giấu thật kỹ, cần mới 
đem ra. Khi đi săn ở Campuchia mới đem theo súng, vì săn thú lớn. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 31 
2000 đánh dấu sự tham gia của người dân vào nông nghiệp thị trường với việc trồng cây công 
nghiệp và tham gia vào các công việc phi nông nghiệp với việc đi làm thuê [Khoa Nhân học 
(2012-2013), Tư liệu điền dã]. 
Bên cạnh việc thay đổi chính sách từ du canh sang định canh, cũng từ sau những năm 
1980, vùng Đông Nam Bộ là khu vực có sự chuyển đổi nhanh về việc trồng các loại cây công 
nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả (chôm chôm, sầu riêng...) và cả cây 
công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn. Đáng chú ý, cùng với quá 
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, các tỉnh như Bình Phước, đặc biệt là Bình Dương, Đồng 
Nai, Bà ịa - Vũng Tàu đã hình thành nhiều trung tâm kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch 
vụ qui mô lớn. Đông Nam Bộ là nơi thu hút dân cư từ các tỉnh khác trên cả nước đến làm việc 
và sinh sống. 
Trong bối cảnh đó, đất rừng ở Đông Nam Bộ cũng nhanh chóng chuyển thành đất trồng 
cây công nghiệp dài ngày. Diện tích rừng không còn nhiều, nằm rải rác xa khu dân cư ở Bình 
Phước, Đồng Nai và Bà ịa – Vũng Tàu. Phần lớn diện tích rừng hiện nay trở thành nơi trồng 
cây công nghiệp (cao su, điều), cây nguyên liệu giấy (tràm, bạch đàn). Việc chuyển đổi này đã 
tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất truyền thống của các tộc người tại chỗ ở Đông Nam 
Bộ. Người dân phải chuyển đổi cây trồng, từ cây lương thực như lúa, bắp, bầu, bí sang cây 
công nghiệp như điều, cao su, cà phê Điều này làm cho việc trồng trọt theo nguyên tắc truyền 
thống bị phá vỡ. Những tri thức truyền thống gắn liền với hoạt động kinh tế nông nghiệp bị 
thay đổi theo sự thay đổi của các phương thức sinh kế mới. 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp của các tộc người thiểu 
số tại chỗ đã có những thay đổi theo phương thức “hiện đại” hơn. Nếu trong truyền thống, việc 
học hỏi kỹ thuật sản xuất chủ yếu diễn ra trong việc tự tích lũy kinh nghiệm hoặc học hỏi được 
từ người thân, cộng đồng, hiện nay, ngoài nguồn học hỏi nêu trên, người dân còn học được từ 
các đơn vị khuyến nông, các chương trình khuyến nông của nhà nước Những kỹ thuật được 
truyền dạy qua kênh của Nhà nước không phải là những kỹ thuật được thực hiện theo kinh 
nghiệm, mà là kỹ thuật hiện đại, được áp dụng theo tiến bộ khoa học. Chính điều này đã tác 
động, làm thay đổi vốn tri thức trong trồng trọt của các tộc người tại chỗ. 
Những thay đổi đó được biểu hiện khá cụ thể qua việc áp dụng kỹ thuật cho từng loại cây 
trồng. Hiện nay, các tộc người tại chỗ thực hiện theo nông lịch rõ ràng được vạch định từ những 
Hội khuyến nông trong việc trồng trọt, trong đó chú trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật 
cho việc chăm sóc cây trồng, như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu Nông cụ sản xuất cũng 
thay đổi, ngoài những nông cụ truyền thống, các tộc người tại chỗ còn sử dụng các loại nông cụ 
có gắn động cơ, như cưa máy, máy bơm, máy xịt thuốc Những loại công cụ này được mua lại 
từ các đại lý bán nông cụ do người Việt làm chủ. Trong quá trình canh tác, tùy theo từng loại 
cây mà có phương thức canh tác khác nhau, như chọn giống, khoảng cách giữa các cây trồng và 
độ sâu khi đào lỗ trồng cây cũng được người dân nắm rõ. Sự thay đổi này không phải tự nhiên 
mà do nhiều yếu tố tác động, trong đó chính sách phát triển của Nhà nước, việc áp dụng khoa 
học kỹ thuật là những yếu tố cốt lõi, ngoài ra còn kể đến sự đan xen đa tộc người dẫn đến việc 
học hỏi kỹ thuật lẫn nhau cũng tác động đến sự thay đổi trong phương thức canh tác của họ. 
Nhìn chung, việc trồng trọt hiện nay của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đông Nam Bộ 
không còn áp dụng hệ tri thức truyền thống vốn có của tộc người, vì không còn phù hợp, mà đã 
có sự thay đổi. Những thay đổi này, một mặt đem đến những hiệu quả tích cực trong việc phát 
Huỳnh Ngọc Thu Hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đông Nam Bộ... 
 32 
triển kinh tế cộng đồng, nhưng mặt khác cũng ảnh hưởng đến môi trường, do có tình trạng lạm 
dụng chất hóa học. Đây là tình trạng chung, không chỉ diễn ra ở các cộng đồng tộc người thiểu 
số tại chỗ ở Đông Nam Bộ. 
Bên cạnh sự thay đổi trong việc trồng trọt, nghề thủ công của các tộc người thiểu số tại 
chỗ cũng thay đổi theo. Khảo sát của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ hộ hiện nay còn làm các nghề thủ 
công trong cộng đồng tộc người tại chỗ rất ít (chưa đến 13% trong 1.200 hộ được khảo sát bảng 
hỏi). Các nghề thủ công trước đây rất đa dạng, nhưng hiện nay còn lại rất ít. Có những nghề gần 
như không còn như nghề làm nỏ săn, thuốc độc để săn; hoặc những nghề chỉ có những người 
lớn tuổi còn thực hiện như đan thúng, rổ, đệm nhưng cũng hạn chế, vì nguồn nguyên liệu 
không còn phong phú như trước, và những sản phẩm có thể thay thế trở nên ngày một nhiều. 
Người dân chỉ cần bỏ tiền ra mua, hoặc dùng sản phẩm nông nghiệp do mình sản xuất ra để đổi 
lấy. Một số nghề như dệt vải, làm rượu cần họ chỉ còn nhớ trong tâm thức, còn việc thực hiện 
thì hầu như không có gia đình nào làm. Họ cũng không còn trồng bông, kéo sợi để dệt thổ cẩm; 
và cũng như vào rừng lấy lá, vỏ, rễ cây để nhuộm. Khi cần, họ mua ngoài thị trường. Men làm 
rượu cần, người dân không tự làm như trước nữa, mà cũng lại mua từ chợ. Do đó, việc tìm hiểu 
nghề thủ công truyền thống của các tộc người này hiện nay rất khó, chỉ có thể phỏng vấn hồi cố 
từ những người lớn tuổi. Điều này cũng cho thấy rằng, có một sự thay đổi lớn về các nghề thủ 
công trong hoạt động kinh tế của các tộc người tại chỗ ở Đông Nam Bộ. 
4. Kết luận 
Hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đông Nam Bộ luôn biến đổi. Đây 
là điều hiển nhiên trong tiến trình phát triển xã hội tộc người, cũng như phát triển đất nước. Sự 
thay đổi này là do sự tác động của nhiều yếu tố, như chính sách phát triển của Nhà nước, quá 
trình di dân và sống xen kẽ giữa các tộc người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật Sự thay 
đổi này là nhân tố tích cực giúp cộng đồng tộc người tại chỗ tiếp tục phát triển, phù hợp với 
điều kiện mới trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, nhưng nó cũng đem tới những vấn 
đề đang được “bàn cãi” là mất dần bản sắc tộc người, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tri thức 
tộc người trong hoạt động kinh tế của họ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phan An (2001), “Luật tục S’tiêng và vấn đề đất rừng ở tỉnh Bình Phước hiện nay”, Tạp chí 
Khoa học Xã hội, số 1. 
[2] Lê Đình Cúc (2014), Một số vấn đề tôn giáo Mỹ đương đại, NXB Khoa học Xã hội. 
[3] Khoa Nhân học (2012-2013), Tài liệu điền dã tại cộng đồng S’tiêng, M’nông, Mạ, Chơro ở 
Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia TP. Hồ 
Chí Minh Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát 
triển xã hội tộc người, GS.TS. Ngô Văn Lệ chủ nhiệm. 
[4] Huỳnh Văn Tới, Lâm Nhân, Phan Đình Dũng (2013), Văn hóa người Chơro, NXB Văn hóa 
Thông tin. 
[5] Huỳnh Văn Tới, Lâm Nhân, Phan Đình Dũng (2013), Văn hóa người Mạ, NXB Văn hóa Thông tin. 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_kinh_te_cua_cac_toc_nguoi_thieu_so_tai_cho_o_dong.pdf