Hoàn thiện thủ tục kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói
giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những chương trình tín dụng được Ngân hàng Chính sách
xã hội thực hiện hiệu quả, mang tính nhân văn và giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo là chương trình
tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Để chương trình có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà
nước không thể thiếu việc chỉ đạo, quản lý và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó
Kiểm toán nhà nước với chức năng và nhiệm vụ của mình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chương trình
tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội.
thời điểm báo cáo Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đến thời điểm báo cáo Nợ quá hạn là tổng số nợ đến hạn nhưng không được cho vay lưu vụ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng, hiệu quả cho vay hộ nghèo. Chỉ tiêu này ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc quản lý chất lượng cho vay kém, hiệu quả cho vay không cao, ảnh hưởng xấu đến việc thu hồi nợ và có thể còn làm ngân hàng bị cụt vốn nếu nợ quá hạn phải chuyển sang nợ khó đòi, khoanh nợ và ngược lại. (7) Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng Tỷ lệ thu lãi = Số lãi thực thu x 100% Số lãi phải thu Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Chỉ số này thấp sẽ cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho Ngân hàng Chính sách xã hội. (8) Chỉ tiêu về hệ số sử dụng vốn Hệ số sử dụng vốn = Tổng dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo x 100% Tổng nguồn vốn bình quân cho vay hộ nghèo Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Để tính chính xác hệ số sử dụng vốn thì phải sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền. Song để đơn giản trong TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 146 - tháng 12/2019 tính toán thì sử dụng phương pháp tính bình quân số học. (9) Chỉ tiêu về tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = Số tiền sử dụng sai mục đích x 100% Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo Chỉ tiêu này sẽ phản ánh một phần hiệu quả kinh tế xã hội, những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng. (10) Chỉ tiêu về tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản = Số tiền nợ thu được do bán tài sản x 100% Tổng doanh số thu nợ Nguồn trả nợ cho ngân hàng về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay. Tuy nhiên, do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nên người vay phải bán tài sản để trả nợ, trong trường hợp này cần đánh giá chất lượng tín dụng là thấp. Ngoài các chỉ tiêu trên, nếu Ngân hàng Chính sách xã hội hạn chế được các tổn thất trong hoạt động cho vay như: Tổn thất do mất vốn gốc, tổn thất do không thu được tiền lãi... trong khi vẫn đảm bảo thực hiện được các mục tiêu xã hội cũng được là hoạt động có hiệu quả kinh tế. (11) Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được Tỷ lệ nợ cho vay hộ nghèo khoanh thu hồi được = Doanh số nợ cho vay hộ nghèo khoanh thu hồi được trong kỳ x 100% Tổng doanh số nợ cho vay hộ nghèo khoanh phát sinh trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xử lý nợ rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó giúp Ngân hàng Chính sách xã hội hạn chế được tổn thất và bảo toàn được nguồn vốn để hoạt động bền vững hơn. Ngoài ra việc tăng cường thu hồi nợ khoanh còn giúp cho các đối tượng vay vốn nâng cao được ý thức trong việc sử dụng và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội. (12) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ cho vay hộ nghèo được gia hạn nợ Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ = Dư nợ được gia hạn nợ trong kỳ x 100% Tổng dư nợ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của Ngân hàng Chính sách xã hội mà người vay vốn không có điều kiện để trả nợ đúng hạn và phải xin gia hạn nợ. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ hạn chế được rủi ro trong cho vay, tiết kiệm được chi phí xử lý nợ có rủi ro và đặc biệt là tăng được vòng quay vốn tín dụng để tiết kiệm chi phí huy động vốn và chí phí cấp bù lãi suất cho ngân sách nhà nước. (13) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ cho vay hộ nghèo được xóa nợ Tỷ lệ nợ được xóa nợ = Dư nợ được xóa nợ trong kỳ x 100% Tổng dư nợ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của Ngân hàng Chính sách xã hội được xử lý xóa nợ. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt vì Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ bảo toàn được nguồn vốn trong hoạt động cho vay. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, kiểm toán viên cần phải đánh giá trên 2 góc độ là hiệu quả xã hội và NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 146 - tháng 12/2019 hiệu quả kinh tế, trong đó hiệu quả kinh tế được xem xét trên góc độ bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí giúp Ngân hàng Chính sách xã hội có thể tồn tại, phát triển bền vững để hướng đến thực hiện mục tiêu về hiệu quả xã hội. Để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện, chính xác; đồng thời phải so sánh giữa các thời kì với nhau, kết hợp với việc phân tích số liệu định lượng với đánh giá định tính mới có thể đưa ra các nhận xét chính xác về chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo. Ba là, tăng cường công tác thực hiện kiểm tra đối chiếu thực tế tại hộ nghèo vay vốn nhằm đánh giá tác động của chính sách cho vay hộ nghèo trong thực tế. Việc kiểm tra, đối chiếu, phỏng vấn thực tế tại các hộ nghèo cần tập trung vào một số nội dung cụ thể như: - Thực hiện đối chiếu sổ vay vốn hộ nghèo (khế ước) của ngân hàng và hộ vay; kiểm tra Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp (bản chính); kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có đúng với nhu cầu xin vay và hiện đang hoạt động chăn nuôi, sản xuất hay không... - Phỏng vấn hộ vay vốn về nhận thức, hiểu biết về chương trình cho vay hộ nghèo của Chính phủ; những thuận lợi, khó khăn cũng như những vướng mắc, trở ngại khi thực hiện quy trình thủ tục xin vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác tiếp cận vốn vay của các hộ vay vốn; - Phỏng vấn về những lợi ích mang lại khi sử dụng vốn vay để đánh giá sự phù hợp, hợp lý của chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; phỏng vấn về mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo và những định hướng thoát nghèo của các hộ vay được đối chiếu; - Phỏng vấn về kỳ vọng của các hộ nghèo về các chương trình, chính sách vay vốn của Chính TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 146 - tháng 12/2019 phủ và Nhà nước; phỏng vấn về mức vốn được vay, lãi suất vay, thời hạn vay đa phù hợp với các hộ nghèo hay chưa? Trên cơ sở những câu trả lời phỏng vấn thu thập được, Đoàn kiểm toán thực hiện tổng hợp lại các câu trả lời phỏng vấn để đưa ra các đánh giá nhận xét về tác động của chính sách đối với những hộ nghèo vay vốn. Bốn là, để đánh giá toàn diện, cũng như đi sâu phân tích đánh giá về chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì công tác tổ chức kiểm toán cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng; ngay từ khâu lập Kế hoạch kiểm toán cần xác định rõ trọng tâm kiểm toán, mục tiêu kiểm toán trong đánh giá chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Chương trình cho vay hộ nghèo là một chính sách lớn của Nhà nước và luôn được Quốc hội, Chính phủ quan tâm. Phạm vi thực hiện cho vay trải dài trên khắp các miền đất nước, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn do đó việc thực hiện kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo đòi hỏi tính chuyên môn cao, thời gian dài để đánh giá được các tác động của chính sách nhà nước do đó cũng cần các điều kiện nhất định để thực hiện việc kiểm toán có kết quả cao, cụ thể như: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Kiểm toán nhà nước; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng của kiểm toán viên; Kiểm toán nhà nước cần tổ chức biên soạn hệ thống mẫu biểu, báo cáo riêng phù hợp với việc thực hiện việc kiểm toán chuyên đề hoặc kiểm toán lồng ghép chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội, lập kế hoạch kiểm toán trung và dài hạn, kiểm toán hàng năm và xây dựng chương trình kiểm toán lồng ghép cho việc kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo. Kết luận Xóa đói, giảm nghèo luôn là chủ trương lớn, là sự nghiệp mà Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm hàng đầu. Do đó để chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội có hiệu quả, kết quả kiểm toán ngày càng được nâng cao, có giá trị trong thực tiễn xã hội thì theo ý kiến tác giả Kiểm toán nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa quy trình thủ tục kiểm toán. Việc nghiên cứu, hướng dẫn các thủ tục kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn nhằm mục tiêu xây dựng cẩm nang chi tiết kiểm toán, giúp kiểm toán viên nắm rõ được phương pháp và thủ tục kiểm toán như cách thức thu thập các tài liệu cần thiết phục vụ công tác kiểm toán từ bước thực hiện kiểm toán tổng hợp đến chọn mẫu hồ sơ cho vay để kiểm tra chi tiết và cuối cùng đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo cũng như các tác động của chính sách về mặt kinh tế, xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015; 2. Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020; 3. Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng; 4. Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2014, 2015, 2017 của Ngân hàng Chính sách xã hội.
File đính kèm:
- hoan_thien_thu_tuc_kiem_toan_va_nang_cao_chat_luong_kiem_toa.pdf