Hoàn thiện nội dung kiểm toán đơn vị hành chính sư nghiệp trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán mới
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập về kế toán – tài chính quốc tế, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Kế toán số 88/2015/QH13 thay thế cho Luật Kế toán số 03/2003/ QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Việc sửa đổi Luật Kế toán lần này nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của công tác kế toán với vai trò là công cụ quản lý tài chính,
vốn, tài sản của nhà nước, của doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước. Cùng với đó,
các cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp cũng thay đổi. Vì vậy, chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp cũng phải sửa đổi để phù hợp với sự đổi mới của cơ chế tài chính, ngân sách và lập báo cáo
tài chính theo Luật Kế toán. Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC
hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng từ năm tài chính 2018 thay thế cho Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Trong bối cảnh đó, việc hệ thống hóa một cách tổng
quan về chế độ kế toán mới, so sánh với chế độ kế toán cũ, tìm ra điểm khác biệt để từ đó hoàn thiện các
nội dung kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán mới là một đòi hỏi
đối với Kiểm toán nhà nước. Bài viết trình bày khái quát những quy định mới của Nhà nước về kế toán và
nội dung kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán mới
vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó. 2. Hoàn thiện nội dung kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán mới Từ những điểm mới trong quy định về chế dộ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/ TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên, khi tiến hành kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Kiểm toán nhà nước có thể thực hiện các nội dung sau: Kiểm toán nguồn kinh phí Khi tiến hành kiểm toán nguồn kinh phí, kiểm toán viên thực hiện so sánh số kinh phí được cấp so với dự toán hoặc số dư đầu kỳ (kiểm tra số dư cuối kỳ năm trước, số dự toán, số thông báo phân bổ kinh phí và cân đối các nguồn kinh phí): Đối chiếu số dư đầu kỳ này với số dư cuối kỳ trước của các tài khoản ngoài bảng có liên quan; xác định số kinh phí được phân bổ, đối chiếu với số phát sinh Nợ của các tài khoản ngoài bảng có liên quan. Nghiệp vụ chính được áp dụng trong nội dung kiểm toán này là nghiệp vụ đối chiếu. Các sai sót thường gặp trong nội dung này bao gồm: Nguồn kinh phí được sử dụng có thể bị ghi tăng lên hoặc giảm xuống; không lập bảng tổng hợp nguồn vốn trong năm tài chính; không theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng góp vốn (tổ chức hoặc cá nhân); hạch toán nguồn vốn kinh doanh chưa phù hợp, chưa đầy đủ; kê khai khống nguồn vốn kinh doanh; số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái không khớp nhau; hạch toán tăng giảm nguồn vốn không có đầy đủ chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc không hợp lệ, quyết định về cấp bổ sung vốn, điều chuyển vốn không có phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. Kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền Kiểm toán viên xác định số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ tài khoản 111, tài khoản 112 trên cơ sở số liệu kế toán, báo cáo quyết toán và số liệu đối chiếu với kho bạc, ngân hàng của năm kiểm toán; trường hợp tài khoản 113 có số dư cuối kỳ thì kiểm tra chi tiết các chứng từ chuyển tiền. Xác định nguồn gốc của các khoản tiền (số dư TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 146 - tháng 12/2019 tiền mặt, tiền gửi) và các khoản tương đương tiền của đơn vị; nếu là ngoại tệ, chứng khoán, kim loại quý... phải kiểm tra tính toán lại giá trị thị trường và quy đổi tỷ giá ra Việt Nam Đồng tại thời điểm ghi trong bảng cân đối kế toán cuối năm; kiểm tra việc quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi; kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện trong sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền; kiểm tra mức tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi và dự trữ các khoản tương đương tiền bình quân trong năm, quý, tháng tại đơn vị; kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về tiền và các khoản tương đương tiền trong hoạt động của đơn vị. Đây là nội dung công việc mà khi tiến hành kiểm toán kiểm toán viên gặp khá nhiều loại sai sót của đơn vị như: Thiếu chứng từ - báo cáo, thiếu chữ ký, chữ ký không hợp lệ, chi khống, thanh toán hai lần cho một hóa đơn, vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm (kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt...), thủ quỹ có quan hệ gia đình với Thủ trưởng, kế toán trưởng... Kiểm toán hàng tồn kho Nội dung kiểm toán này bao gồm: Kiểm tra sự tuân thủ các quy định trong xác định nhu cầu, lập dự toán, kế hoạch, phê chuẩn kế hoạch và nguồn kinh phí mua sắm; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về đấu thầu, mua sắm hàng tồn kho; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức tiêu hao, sử dụng hàng tồn kho; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về kiểm kê, kiểm tra, thanh tra về hàng tồn kho và xử lý chênh lệch từ kết quả kiểm kê, kiểm tra, thanh tra; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về việc thanh lý, xử lý hàng tồn kho mất mát, hư hỏng kém phẩm chất hoặc không cần dùng; kiểm tra tính đúng đắn và hợp lý trong việc xác định nhu cầu, tổ chức công tác đấu thầu, công tác mua sắm, phương thức thanh toán tiền mua hàng tồn kho; kiểm tra mức độ và chi phí tồn trữ hàng tồn kho so với định mức tồn trữ; kiểm tra việc xây dựng, áp dụng quy định về tiêu chuẩn định mức tiêu hao, định mức hao hụt, định mức trong sử dụng hàng tồn kho; kiểm tra mức độ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu hoạt động của đơn vị. Các sai sót được phát hiện thường có: Không kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 năm tài chính; ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ; xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho; không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài; không đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán; chênh lệch kiểm kê; chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức không phù hợp; công tác quản lý hao hụt, bảo quản hàng tồn kho không tốt; không tách biệt thủ kho, kế toán hàng tồn kho, bộ phận mua hàng, nhận hàng; lập phiếu nhập xuất kho không kịp thời, hạch toán xuất kho khi chưa ghi nhận nhập kho; phiếu nhập xuất kho chưa đúng quy định; giá trị hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hóa đơn và các chi phí phát sinh; hạch toán sai; phân loại sai tài sản cố định là hàng tồn kho (công cụ, dụng cụ), không phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa; phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán; không có bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dung trong kì... Kiểm toán tài sản cố định Tài sản cố định bao gồm cả tài sản cố định hữu hình và vô hình, tài sản cố định trong kho, đang sử dụng, cho mượn, cho thuê; tài sản cố định được kiểm tra, đánh giá cả về mặt hiện vật và giá trị. Cách thức kiểm toán tài sản cố định như sau: Xác định tài sản cố định theo từng loại; tính toán, xác định giá trị khấu hao và hao mòn tài sản cố định; kiểm tra số liệu kiểm kê; đối chiếu giữa số liệu kiểm kê và sổ kế toán, báo cáo quyết toán; kiểm tra việc xử lý chênh lệch phát sinh khi kiểm kê; kiểm tra việc theo dõi, hạch toán kế toán đối với toàn bộ quá trình; kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật và những quy định trong quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm tra, đánh giá các nội dung khác liên quan. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 146 - tháng 12/2019 Các sai sót được phát hiện thường có: Quản lí tài sản cố định chưa chặt chẽ; không tiến hành kiểm kê tài sản cố định cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại tài sản cố định không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao; số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý; tài sản cố định đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận; hạch toán tăng tài sản cố định chưa kịp thời theo biên bản bàn giao; hạch toán tăng tài sản cố định khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ; không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành tài sản cố định; không theo dõi riêng các tài sản cố định đem cầm cố, thế chấp; phân loại tài sản cố định vô hình sai; chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết; trích khấu hao không chính xác... Kiểm toán các khoản phải thu, tạm ứng, các khoản phải trả, phải nộp Kiểm toán viên cần kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán: Số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của các khoản phải thu, tạm ứng, các khoản nợ phải trả; việc theo dõi chi tiết số liệu trên sổ cái, số chi tiết số phải thu, tạm ứng, nợ phải trả theo từng đối tượng và từng nguồn kinh phí. Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật và những quy định trong quản lý các khoản phải thu, tạm ứng, các khoản nợ phải trả. Kiểm tra, đánh giá: Số phải thu, tạm ứng quá hạn hoặc không có khả năng thu hồi; số nợ phải trả, nợ quá hạn hoặc không có khả năng trả nợ. Kiểm toán các khoản thu, chi Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán; kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật và những quy định trong quản lý các khoản thu - chi; kiểm tra, đánh giá tính hợp lý trong chi phí cho việc thực hiện các khoản thu - chi, tính hợp lý trong quy định việc sử dụng số thu để lại đơn vị sử dụng, tính đúng đắn và mức độ thực hiện các mục tiêu trong việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp đối với ngân sách nhà nước, mức độ đáp ứng các yêu cầu từ nguồn thu để lại trong hoạt động của đơn vị; kiểm tra, đánh giá tính hợp lý trong việc bố trí, cung ứng các nguồn lực cho thực hiện các hoạt động, tính hợp lý trong việc quản lý, sử dụng các yếu tố đầu vào cho hoạt động trong mối quan hệ với các sản phẩm đầu ra của hoạt động, mức độ thực hiện được các mục tiêu trong hoạt động của đơn vị. Kiểm toán các quỹ đơn vị Kiểm toán viên đối chiếu số dư tài khoản với sổ cái và đối chiếu số dư đầu kỳ với báo cáo tài chính năm trước; xác định bản chất các biến động của số dư quỹ từ năm trước đến năm hiện tại và kiểm tra, tùy thuộc vào mức độ trọng yếu và rủi ro tiềm tàng, các tài liệu liên quan và kiểm tra sự tuân thủ theo luật pháp và các quy định; kiểm tra trích lập các quỹ có theo đúng tỷ lệ quy định; đánh giá tính hợp lý, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của số dư các quỹ tại thời điểm cuối năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; 2. Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; 3. Quyết định số 04/2017/QĐ-KTNN ngày 31/3/2017 của Kiểm toán nhà nước ban hành quy trình kiểm toán ngân sách trung ương (bộ, ngành); 4. Quyết định số 10/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 của Kiểm toán nhà nước ban hành quy trình kiểm toán doanh nghiệp; 5. Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; 6. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015.
File đính kèm:
- hoan_thien_noi_dung_kiem_toan_don_vi_hanh_chinh_su_nghiep_tr.pdf