Hen phế quản - Dương Nguyễn Hồng Trang

MỤC TIÊU

 1. Nắm được triệu chứng lâm sàng :

 - Cơn hen phế quản điển hình

 - Cơn hen phế quản nặng và ác tính

 2. Hiểu được ý nghĩa các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và tiên

 lượng hen phế quản

 3. Biết được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

 4. Biết được nguyên tắc điều trị cơ bản

DÀN BÀI

I. ĐỊNH NGHĨA

II. DỊCH TỂ HỌC

III.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

IV.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

V .CẬN LÂM SÀNG

VI. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

 

doc13 trang | Chuyên mục: Hệ Hô Hấp | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hen phế quản - Dương Nguyễn Hồng Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hần kinh đã làm cho các cơ này co thắt lại. 
Phản ứng quá mức (Quá mẫn cảm): Ở bệnh nhân bị hen phế quản, đường thở bị co thắt và viêm mạn tính trở nên nhạy cảm hơn, phản ứng mạnh hơn đối với các tác nhân gây dị ứng, chất kích thích, nhiễm trùng. Việc tiếp xúc với các tác nhân này có thể làm cho đường thở bị viêm và hẹp nhiều hơn.
3.Nguyên nhân
Điểm chung của những bệnh nhân hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính và quá mẫn với nhiều loại dị nguyên. 
Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. 
Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguyên khác nhau
Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là:
Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt. 
Hít phải không khí ô nhiễm. 
Hít phải những tác nhân kích thích đường hô hấp như nước hoa hoặc chất tẩy rửa. 
Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc. 
Hít phải những chất gây dị ứng như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật. 
Nhiễm trùng hô hấp trên:cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản. 
Thời tiết lạnh, khô. 
Cảm xúc hưng phấn hoặc stress. 
Vận động quá nhiều. 
Trào ngược dịch dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản )
Sulphit : một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu. 
Ở một số phụ nữ ,triệu chứng hen liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. 
4.Những yếu tố nguy cơ của hen
Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác. 
Chàm : một loại dị ứng ảnh hưởng trên da. 
Di truyền : có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen 
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
	1.Triệu chứng thường gặp:
Thở nhanh (Thở ngắn): Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.
Thở khò khè: nghe có tiếng rít khi thở ra
Ho: Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô. 
Nặng ngực: Có thể đi kèm hoặc không với các triệu chứng trên.
Cơn hen phế quản điển hình:Xãy ra lúc nữa đêm về sáng, bệnh nhân đang ngủ,cảm thấy ngứa họng,ho khan sau đó khò khè khó thở.Bệnh nhân phải ngồi dậy để thở, cơn kéo dài khoảng vài phút sau khi khạc được ít đàm nhày trong bệnh nhân cảm thấy bớt khó thở ,có thể ngủ lại được.
Ngứa mắt
Ngứa mũi
Ho và khò khè
Ngứa và 
nổi mề đay
Các triệu chứng khác: 
	- Sốt, ho khạc đàm đục nếu có nhiễm trùng hô hấp
	- Rối loạn tri giác , tím tái nếu có biến chứng suy hô hấp
2. Cơn hen phế quản cấp tính 
Cơn hen phế quản cấp tính (hay đột ngột) thường do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc nhiễm trùng hô hấp trên. 
Độ nặng của cơn hen tùy thuộc vào việc kiểm soát cơn hen (điều này phản ánh việc kiểm soát tình trạng viêm đường hô hấp). 
Có 4 mức độ
 Mức độ 
Dấu hiệu
 Nhẹ
Trung bình
 Nặng
Ác tính(dọa ngưng thở) 
Tri giác
Tỉnh
Tỉnh
Bứt rứt
Lơ mơ, hôn mê
Da, niêm
Hồng
Hồng
Tái
Tím
Mạch
<120 l/p
<120l/p
>120 l/p
Nhanh ,nhẹ khó bắt
Huyết áp tâm thu
Mạch nghịch
>90mmHg
Không
>90mmHg
Không
<90mmHg
Có
Khó đo
Nhịp thở
< 30l/p
< 30l/p
> 30l/p
Thở chậm => Ngưng thở
Cơ hô hấp phụ
Co kéo nhẹ
Nhiều
Rất nhiều
Lồng ngực không di động
Ran ở phổi
Ran ngáy,rít
Ran nhiều
Rất nhiều hay APB ↓
APB giảm rất nhiều hay mất hẳn
PaO2
SaO2
> 90mmHg
< 45mmHg
>90mmHg
<45mmHg
<90mmHg
>45mmHg
< 90mmHg
> 45mmHg hay không đo được
3.Phân bậc hen phế quản
Bậc I(Nhẹ - không liên tục): tần số xuất hiện cơn hen ngày không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 lần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn. 
Chức năng hô hấp: FEV1 và PEFR ≥ 80%
Bậc II(Nhẹ - liên tục): tần số xuất hiện cơn hen ngày nhiều hơn 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 
Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR ≥ 80%
Bậc III(Trung bình - liên tục): tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen ngày xảy ra với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hằng ngày. Cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày. 
Chức năng hô hấp : 60% ≤ FEV1 và PEFR ≤ 80%
Bậc IV(Nặng - liên tục): cơn hen ngày xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày. 
Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR ≤ 60%
V.BIẾN CHỨNG
	1.Cấp tính
Suy hô hấp cấp
Tràn khí màng phổi
Tràn khí trung thất
Mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( nếu hen không hồi phục)
VI.CẬN LÂM SÀNG
XQ phổi thẳng 
Ngoài cơn hen không biểu hiện bất thường
Trong cơn hen : trên XQ phổi thẳng có tình trạng ứ khí 2 phế trường
Được thực hiện để loại trừ những nguyên nhân khác
Khí máu động mạch
Trong cơn hen cấp có thể thấy PaO2 giảm, PaCO2 tăng
Chức năng hô hấp
Được thực hiện ngoài cơn cấp 
Dựa vào các chỉ số : FEV1( Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu) và PEFR( Lưu lượng đỉnh) để đánh giá mức độ tắc nghẽn
Test dãn phế quản : Dựa vào mức độ cải thiện của FEV1 để phân biệt hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Xét nghiệm máu
Công thức bạch cầu : đánh giá tình trạng nhiểm trùng hô hấp 
Các xét nghiệm khác tùy theo các bệnh lý kèm theo
VII.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
1.Mục tiêu của việc điều trị:
Phòng ngừa những triệu chứng đang tiến triển và gây khó chịu. 
Phòng ngừa xảy ra cơn hen. 
Phòng ngừa cơn hen nặng cần phải đến khám bệnh hay đến phòng cấp cứu hoặc phải nhập viện. 
Tiếp tục duy trì những sinh hoạt hằng ngày. 
Giữ chức năng phổi ở mức bình thường hoặc gần bình thường 
Giới hạn những tác dụng phụ của thuốc xuống ít nhất trong khả năng cho phép.
2.Nguyên tắc điều trị:
	2.1.Điều trị cơn hen cấp
- Thuốc dãn phế quản tác dụng ngắn
- Corticosteroids tác dụng ngắn
- Kháng sinh nếu có nhiễm trùng hô hấp
- Nâng đỡ thể trạng và điều trị các bệnh lý đi kèm
	2.2.Điều trị phòng ngừa
- Thuốc dãn phế quản tác dụng dài
- Corticosteroids tác dụng dài
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị mỗi 3 tháng
Đầu ngậm vào miệng
ống thuốc
Đẩy ống thuốc xuống và hít sâu cùng lúc
VIII.TIÊN LƯỢNG
Hầu hết những bệnh nhân hen có thể kiểm soát được tình trạng của mình nếu hợp tác tốt với bác sĩ và tuân thủ chế độ điều trị một cách cẩn thận.
Những bệnh nhân không đến khám hoặc không tuân thủ đúng điều trị thường sẽ chuyển sang thể không hồi phục và tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mitchell Grayson, Shirley Joo,Mario Castro,Dorothy Cheung, and 
Ravi Asola,Asthma,Allergy and Immunology,The Washington Manual of 
Medical Therapeutics,32nd Edition
2. Asthma, Fishman's Pulmonary Disease and disorders
CÂU HỎI KIỂM TRA
Câu 1:Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của hen phế quản
Đáp án:
Định nghĩa
	Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản gây phù, phản ứng quá mức và hẹp lòng phế quản.(2,5đ)	
Cơ chế bệnh sinh 
Hiện tượng tắc nghẽn phế quản trong hen phế quản là do ba yếu tố chính: viêm, co thắt phế quản và phản ứng quá mức.
Viêm: Phản ứng viêm xuất hiện để đáp ứng đối với sự hiện diện của các tác nhân dị ứng hoặc chất kích thích. Phản ứng viêm là do tác động của các hóa chất trung gian như histamine, leukotrienes, và các chất khác. (2,5đ)
Co thắt phế quản: Cơ bao bọc xung quanh phế quản bị co thắt trong cơn hen phế quản. Hiện tượng co thắt phế quản làm cho đường thở càng bị hẹp hơn. (2,5đ)
Phản ứng quá mức (Quá mẫn cảm): Ở bệnh nhân bị hen phế quản, đường thở bị co thắt và viêm mạn tính trở nên nhạy cảm hơn, phản ứng mạnh hơn đối với các tác nhân gây dị ứng, chất kích thích, nhiễm trùng. (2,5đ)
Câu 2: Triệu chứng chính của hen phế quản và mô tả cơn hen phế quản điển hình
Đáp án: 
Triệu chứng chính: (5đ)
Thở nhanh (Thở ngắn): Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.
Thở khò khè: nghe có tiếng rít khi thở ra
Ho: Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô. 
Nặng ngực: Có thể đi kèm hoặc không với các triệu chứng trên.
Cơn hen phế quản điển hình:(5đ)
Xãy ra lúc nữa đêm về sáng,
Bệnh nhân đang ngủ,cảm thấy ngứa họng,ho khan sau đó khò khè khó thở.
Bệnh nhân phải ngồi dậy để thở,
Cơn kéo dài khoảng vài phút 
Sau khi khạc được ít đàm nhày trong bệnh nhân cảm thấy bớt khó thở ,có thể ngủ lại được.
Câu 3: Nêu các yếu tố giúp chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen phế quản
Có 4 mức độ
 Mức độ 
Dấu hiệu
 Nhẹ
Trung bình
 Nặng
Ác tính(dọa ngưng thở) 
Tri giác (1đ)
Tỉnh
Tỉnh
Bứt rứt
Lơ mơ, hôn mê
Da, niêm(1đ)
Hồng
Hồng
Tái
Tím
Mạch(1đ)
<120 l/p
<120l/p
>120 l/p
Nhanh ,nhẹ khó bắt
Huyết áp tâm thu (1đ)
Mạch nghịch(1đ)
>90mmHg
Không
>90mmHg
Không
<90mmHg
Có
Khó đo
Nhịp thở (1đ)
< 30l/p
< 30l/p
> 30l/p
Thở chậm => Ngưng thở
Cơ hô hấp phụ(1đ)
Co kéo nhẹ
Nhiều
Rất nhiều
Lồng ngực không di động
Ran ở phổi (1đ)
Ran ngáy,rít
Ran nhiều
Rất nhiều hay APB ↓
APB giảm rất nhiều hay mất hẳn
PaO2 (1đ)
SaO2 (1đ)
> 90mmHg
< 45mmHg
>90mmHg
<45mmHg
<90mmHg
>45mmHg
< 90mmHg
> 45mmHg hay không đo được
Câu 4: Nêu các yếu tố giúp phân bậc hen phế quản
Bậc I(Nhẹ - không liên tục): (2,5đ)
 Tần số xuất hiện cơn hen ngày không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 lần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn. 
Chức năng hô hấp: FEV1 và PEFR ≥ 80%
Bậc II(Nhẹ - liên tục): (2,5đ)
Tần số xuất hiện cơn hen ngày nhiều hơn 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 
Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR ≥ 80%
Bậc III(Trung bình - liên tục): (2,5đ)
Tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen ngày xảy ra với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hằng ngày. Cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày. 
Chức năng hô hấp : 60% ≤ FEV1 và PEFR ≤ 80%
Bậc IV(Nặng - liên tục): (2,5)
Cơn hen ngày xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày. 
Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR ≤ 60%

File đính kèm:

  • dochen_phe_quan_duong_nguyen_hong_trang.doc