Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Tóm tắt

Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng để nhà văn xây dựng nên hình tượng

nhân vật. Linh hồn của một tác phẩm văn học cũng phụ thuộc rất lớn vào giọng điệu. Giọng

điệu thể hiện đặc trưng phong cách của mỗi nhà văn. Bài viết phân tích những nét đặc sắc về

giọng điệu trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, đồng thời đề cao tấm lòng nhân ái, tình yêu

thương con người, yêu thương cuộc đời của nhà văn. Nổi lên trong truyện ngắn của Ma Văn

Kháng là giọng điệu tha thiết và trào lộng, các sắc thái giọng điệu đều biến hóa đan cài tạo

nên cái nhìn đa diện, đa chiều góp phần giúp tác giả đi sâu khám phá bản chất cuộc sống và

khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc. Bởi vậy những trang viết của ông luôn hấp dẫn và lay

động trái tim người đọc.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
loại người xấu xa, vô liêm sỉ trong xã hội. Đặc biệt bằng 
cách xử lý nghệ thuật “lồng giai thoại” vào cốt truyện, Ma Văn Kháng đã đem đến cho người 
đọc những “câu chuyện lý thú hấp dẫn” nhưng lại chứa đựng “hàm ý” hết sức sâu xa, mà vẫn 
“công khai bộc lộ chủ đề”. Truyện Thanh minh - trời trong sáng có giai thoại lý thú về chuyện 
“thằng cha giám đốc” văn hóa lớp nhất trường làng “giờ cũng bồ nhí như ai”, “vẫn cứ lòi đuôi 
là thằng bỉ tiện, khố rách áo ôm” nói ngọng líu, ngọng lô, e lờ nói thành en nờ. Truyện ngắn 
Người đánh trống trường có đến bốn giai thoại buồn cười. Và trong khi các nhà văn khác 
“thường miêu tả ngoại hình để nói chuyện tính cách” thì Ma Văn Kháng lại thường “miêu tả 
tướng hình” để thể hiện “tính người, tình người” [4; 9]. Bởi cái tính thường lộ ra ở cái tướng, 
người ta nói “trông mặt mà bắt hình dong”, nhất là những kẻ ác tính, ác tâm. 
Ở truyện ngắn Cái Tý Ngọ, tác giả cũng xây dựng loại người méo mó dị dạng về hình 
thức, tầm thường về nhân cách, vì không đủ năng lực mà muốn tồn tại chúng đành tìm cách 
“dậu đổ bìm leo”, “tráo trâng lật lọng”, “đổi trắng thay đen” Đó là Cái Tý Ngọ: hai mươi tuổi 
nhưng nó chỉ thấp bé bằng đứa nhóc lên mười. Có người nói bố mẹ nó đô con lực sĩ lắm. “Nếu 
vậy thì đúng là voi đẻ ra chuột nhắt. Cái Tý Ngọ bé lắt nhắt, hóp hép. Nó không mông không 
ngực, nhác trông như khúc xương khô”. Xưa nay nói đến phụ nữ là phải nói đến nhan sắc và 
đức hạnh. Đức hạnh bàn sau. Ông trời đã không công bằng với hình hài của nó, hình hài nó đã 
dị biệt, bất túc, ông còn bắt nó mang cái dung mạo quá bần hèn, dị hợm. “Mũi thì huếch. Môi 
thì hở. Mắt đã ti hí lại leo lét cô hồn. Mặt nó nhạt nhẽo, tản mạn. Trông hình hài nó tý tẹo, dị 
biệt, mặt mũi, hồn cốt nó khô khan, chẳng có tý sắc nhụy, tinh huyết thiếu nữ nào”. Trong cơ 
quan chẳng ai thích nó bởi nó: “Điêu toa, dối trá, vô lễ phép, ăn nói chỏng lọn, đâm toang bỏ 
vãi. Được đằng chân lân đằng đầu. Và gian. Gian lắm. Cốc nước cam đãi khách mua có một 
ngàn, khai ngàn rưỡi. Lại còn lằng nhằng tình ái với một thằng xe hon đa ôm ở trước cửa cơ 
quan”. Chỉ có ông Hoàn là người thương tình cưu mang nó vậy mà ông mới đề đơn từ chức nó 
đã trở mặt bảo ông là “lão già dê cụ”, cho nó một thì lột của nó mười. Nhà văn dẫn dắt người 
đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác đến trọn một quá trình Cái Tý Ngọ bộc lộ rõ bản chất 
xấu xa, bội bạc, ăn cháo đá bát thì lại dội vào lòng ta sự sửng sốt vô cùng. Trong truyện còn có 
nhân vật ông Luyện “thằng mắt lé”, ông Tuần “thằng mặt thỏ, mõm dơi”. Chúng là những 
người được ông Hoàn giám đốc thương tình che chở giúp đỡ để có việc làm trong cơ quan, 
đồng thời ông Hoàn là người đứng ra bảo lãnh cho những tội lỗi của chúng. Vậy mà khi biết tin 
ông Hoàn từ chức chúng quay ra đặt điều nói xấu, xúc phạm và quay lưng dở trò bịp bợm, chạy 
theo xu nịnh gã giám đốc mới. Sử dụng giọng điệu trào lộng mỉa mai châm biếm trong cách đặt 
tên và vẽ chân dung tướng mạo của hạng người “tiên thiên bất túc”, Ma Văn Kháng tỏ thái độ 
phê phán, đả kích và cảnh tỉnh con người phải đề phòng trước những kẻ xấu xa dị hợm này. 
Câu chuyện còn đặt ra vấn đề: nhiều khi lòng tốt và sự cao thượng cần phải đặt đúng chỗ nếu 
không sẽ tạo ra cái bi hài kịch. 
Với giọng điệu trào lộng, nhiều khi bên ngoài cười cợt chua chát, mỉa mai nhưng bên 
trong câu chữ tác giả lại cất lên tiếng nói đau đớn. Sự dày vò, tủi hổ trong tinh thần khiến cho 
phải cười ra nước mắt. Truyện ngắn Nhà nhiều tầng đã lột tả được chân dung ông bố dượng tồi 
tệ dâm bôn. Hãy nghe giọng điệu hết sức khinh bỉ của nhà văn: “Em biết cái tính khỉ gió này 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 175 
của ông ta là có truyền thống rồi! Ở phân xưởng em ông ấy lằng nhằng phải đến bảy, tám cô, ấy 
là chưa kể dọc đường xe chạy”. “Bố dượng con bé Lương là một gã đàn ông nhỏ con, mặt 
choăn choắt, ria con kiến phủ hết chiều rộng cái miệng, hai con mắt trắng dã, nhưng không mấy 
khi nhìn thẳng. Thói dâm bôn của gã ẩn ở nét nào trên khuôn mặt, vóc dáng?... đôi chân vòng 
chữ bát khuệnh khoạng, hai cái túi căng phồng những cuộn tiền giấy kiếm được trên đường xe 
chạy”. Cái xấu xa trong con người không dễ dàng bộc lộ rõ ràng nhưng chỉ ít dòng chấm phá 
qua tướng hình nhân vật nhà văn hướng người đọc khám phá ra bản chất xấu xa của loại người 
bất lương, bỉ ổi này. Chính hắn là kẻ “mắt la mày lét”, nhìn trộm con gái tắm, làm nhục con 
mang bầu rồi giở trò gả bán cho một kẻ khác, làm tan nát một đời con gái lẽ ra đang ở tuổi hồn 
nhiên hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. Truyện Nữ họa sĩ vẽ chân dung, tác giả chua 
chát đưa ra bức thông điệp: nhiều lúc để sống và tồn tại được trong thời đại này con người ta 
phải nuôi chó. Trong truyện chú chó Bốp là người bạn thân thiết của nữ họa sĩ Huê, chính Huê 
là người cưu mang nó và giờ đây nó cũng xem Huê như người mẹ thân yêu duy nhất, nó tận tụy 
bảo vệ, chia sẻ và đã cứu nguy cho Huê rất nhiều phen. Nó biết cảnh giác, căm thù và tỏ thái độ 
đối với những kẻ hợm hĩnh, láu cá, vô liêm sĩ và bất nhã với chủ nhà. Đó là gã khách Mỹ: “Cao 
lêu nghêu đến trên hai mét, như một cái sào chọc bưởi. Mặt ngựa. Mũi hếch. Hai con mắt trừng 
trừng xanh lét như mắt mèo”. Y học tiếng Việt mới chỉ qua thời bập bẹ nhầm lẫn hai từ “chúng 
tôi” và “chúng ta”, dùng từ ngô nghê tức cười: “Nhà này lắm chuột quá. Họ chạy lung tung”. 
“Thời kỳ gọi cô giáo là mày, xưng tao và tưởng thế là thân mật!” Hay định nói: “Tôi muốn làm 
con rể cụ” mà hóa: “Tôi muốn làm con dê cụ”. Và giờ thì Peter “Có thể chửi nhau với mấy con 
mẹ hàng tôm hàng cá được!”. Y tưởng mình thông thái lắm nên lên mặt chê bai và xúc phạm 
văn hóa người Việt, thật là hạng người vô liêm sỉ. Gã khách thứ hai của nữ họa sĩ là ông Choan 
“gương mặt tròn phính và hai con mắt thô lố - một gương mặt giới họa sĩ cho là nó trẻ con cho 
đến già đã phản lại ấn tượng ban đầu từ ông. Hơn nữa, khuôn miệng rộng như mồm cá trê và 
cái hàm bạnh cóc hạ ông xuống hạng người cực kỳ dung phàm”. Nhà văn tỏ ra khinh bỉ và 
thẳng tay lên án loại người bất nhã, cho mình thông thái hơn người nhưng thực chất chỉ là đồ 
dởm, kệch cỡm, lố bịch, không đáng gọi là người. Trong Xóm giềng nhà văn phác thảo bức 
chân dung biếm họa về vợ chồng mụ Bí: “ Bí có bộ xương to khuềnh khoàng. Mặt lão khoằm 
khoặp. Mắt trái chột. Miệng méo. Thêm hai cái răng cửa gẫy, sự xộc xệch mới thật hoàn bị 
khiến Bí trở thành tượng hình của một điều nhảm nhí, một thứ đồ phế thải. Vợ Bí cân xứng với 
Bí, cũng đồng chất, khác nhau ở thể trạng. Mụ to bộp, núng nính mỡ thịt ở cổ, ngực, bụng, eo, 
hông, sườn. Cái mũi hổ phù quá to trong khi cái đầu quả bưởi lơ xơ mấy sợi tóc cùn quá nhỏ. 
Hai đứa con trai hai mươi, hai mốt tuổi cũng là sản phẩm dở dương của người thợ tập sự, một 
chột giống bố, một rỗ nhằng rỗ nhịt.” Đó là tất cả những gì báo hiệu của hạng người “tâm đã 
không trong trẻo, khẩu cũng chẳng vừa”, loại ăn cháo đá bát, lấy oán trả ơn. Nhà văn đã làm nổi 
rõ bản chất xấu xa, bỉ ổi, sự xói mòn tha hóa đạo đức, nhân cách, nhân tính nơi con người. Sử 
dụng sắc thái giọng điệu trào lộng, chua chát, Ma Văn Kháng thực sự phản ánh được những vấn 
đề nghiêm túc, những gam màu sinh động trong dòng chảy của cuộc sống. Cuộc đời này còn 
nhiều điều bất ổn, bởi vậy đằng sau mỗi tiếng cười là nỗi đau nhức nhối và những trăn trở suy 
tư của nhà văn. 
4. Trong mỗi tác phẩm văn chương, bên cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại 
nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. Các sắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia 
chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống. 
Nguyễn Thị Thanh Xuân Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng... 
 176 
Bởi vậy hệ thống giọng điệu đã góp phần quan trọng tạo nên sự thành công cho sáng tác của 
nhà văn. Là một trong những cây bút tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam 
thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng đã có sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn hiện 
thực. Sự đảm bảo chất lượng văn chương và những giá trị kết tinh nghệ thuật trong truyện ngắn 
của ông đã khiến nó có vị trí cao trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Cuộc sống vốn phức 
tạp, đa màu sắc, nhà văn đã cảm nhận nó trong nhiều cung bậc tốt xấu, trắng đen, thiện ác. 
Khám phá, nghiền ngẫm, suy tư cuộc đời với cái nhìn đa dạng, đa chiều đã tạo sự chuyển biến 
trong sắc thái giọng điệu của nhà văn. Nhà văn đã lựa chọn một hệ thống giọng điệu thống nhất 
nhưng hết sức biến hóa xuyên suốt trong các sáng tác của mình. Những nỗi niềm cảm nhận từ 
bức tranh cuộc sống, những cảnh đời éo le, ngang trái đã tạo nên một giọng văn hết sức tha 
thiết, trầm tư sâu lắng và đầy chiêm nghiệm. Cũng có lúc nhà văn cất lên giọng nói châm biếm 
đả kích bằng sự mô tả sát phạt những hiện thực trái ngang của cuộc sống, có lúc lại với một 
giọng văn thâm trầm, nhẹ nhàng, nhân hậu, lúc lại “buông thả” mọi chuyện. Trên hết, nhà văn 
muốn kêu gọi, níu kéo con người hãy quan tâm đến nhau, hãy giữ bản chất người và đẩy lùi, 
xóa đi những thế lực bạo tàn, hắc ám, thói đời bạc bẽo đang từng phút giây làm vẩn đục, hủy 
hoại cuộc sống trong lành. Tất cả các sắc thái giọng điệu đều biến hóa đan cài tạo nên cái nhìn 
đa diện, đa chiều góp phần giúp tác giả đi sâu khám phá bản chất cuộc sống và khẳng định giá 
trị nhân văn sâu sắc trong sáng tác của nhà văn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Bình (2001), Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi nước ta thời kỳ sau 1975, Tạp chí 
Văn học, (3), tr. 39 - 44. 
[2] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), Từ điển Thuật ngữ văn 
học, NXB Giáo Dục. 
[3] Ma Văn Kháng (2008), Trốn nợ (tập truyện ngắn), NXB Phụ nữ. 
[4] Lã Nguyên (2003), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Lời giới thiệu trong Ma 
Văn Kháng, truyện ngắn tập 1, tr. 5 - 30, NXB Công An Nhân dân. 
[5] Nguyễn Ngọc Thiện (2000), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, NXB Hội Nhà văn. 
[6] Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng (2003), NXB Hội Nhà văn. 

File đính kèm:

  • pdfgiong_dieu_nghe_thuat_trong_truyen_ngan_ma_van_khang_thoi_ky.pdf