Giáo trình Tâm lý học y khoa - Phản ứng của bệnh nhân và gia đình trước căn bệnh
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được đặc tính của bệnh tật, những đổ vỡ do căn bệnh gây ra và những lợi ích thứ phát của bệnh tật.
2. Trình bày được những phản ứng tâm lý thường gặp ở bệnh nhân và các giai đoạn phản ứng của bệnh nhân mãn tính trước bệnh tật.
3. Trình bày được các thuyết liên quan sự hấp hối (Elizabeth Kubler-Ross, Pattison, Carr)
4. Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và phản ứng của bệnh nhân cũng như là của thân nhân của bệnh nhân trước căn bệnh.
5. Hiểu được các kiểu nhận thức và các mức độ phản ứng của bệnh nhân trước căn bệnh, đặc biệt là nhận thức của bệnh nhân trước căn bệnh theo các giai đoạn lứa tuổi.
6. Hiểu được những nhu cầu của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
uất có xuất hiện trở lại song không kéo dài và không chi phối nhiều đến hành vi, cảm xúc cá nhân. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn khẳng định rằng sự đau khổ không hoàn toàn diễn ra theo cách đó. Theo Wortman và Silver (1990) thì có 4 dạng thể hiện đau khổ khác nhau: Đau khổ kéo dài, triền miên Đau khổ xuất hiện một thời gian sau đó cá nhân ổn định trở lại Đau khổ xuất hiện muộn: đây là những trường hợp mà thoạt đầu dường như cá nhân không có phản ứng cảm xúc mạnh lắm. Tuy nhiên một thời gian sau khi người thân qua đời, cá nhận cảm thấy những thiếu hụt, mất mát không có gì bù đắp được. Trạng thái này rất lâu hồi phục. Không có biểu hiện đau khổ è Thầy thuốc cần phải lưu ý rằng khi có một người bệnh chết thì có nhiều người khác đau khổ, dù rằng ở các trạng thái, các mức độ và các hình thức biểu hiện có thể khác nhau. V. ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ BỆNH NHÂN VÀ THÂN NHÂN BỆNH NHÂN. 1. thân nhân bệnh nhân: Ở mô hình này bệnh nhân là trung tâm. Bệnh nhân có thể tìm thấy sự hỗ trợ cần thiết từ các chuyên viên tâm lý, các cố vấn, đội ngũ Y bác sĩ, nhân viên công tác xã hội, tình nguyện viên 2. Chuyên viên tâm lý, cố vấn: - Nâng đỡ bệnh nhân và thân nhân khi họ vừa phát hiện bệnh, hay giai đoạn cuối cũng như trước những áp lực của ca phẫu thuật..Và,nâng đỡ gia đình khi người thân của họ ra đicó thể giúp bệnh nhân và thân nhân vượt qua những cú sốc do bệnh tật mang lại. - Cố vấn về đời sống tinh thần cho đội ngũ Y bác sĩ về những áp lực trong công việc. - Cố vấn tinh thần cho các tình nguyện viên, nhân viên xã hội để họ giải tỏa cảm xúc khi họ phải thường xuyên đối mặt với sự ra đi của các bệnh nhân mà họ đang gắn bó Để các chuyên viên tâm lý và cố vấn có thể làm tốt được những việc trên, thì phải có sự liên hệ mất thiết qua lại giữa đội ngũ Y bác sĩ, các nhân viên xã hội, tình nguyện viên. 3.Đội ngũ y, bác sĩ: Có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên viên tâm lý, cố vấn viên khi muốn thông báo tin xấu đến bệnh nhân. Đặc biệt nếu có thể thì liên hệ với các chuyên viên tư vấn tâm lý, cố vấn viên khi đón nhận một bệnh nhân mới tại bệnh viện. Và, liên hệ với các chuyên viên xã hội, các tình nguyện viên để hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân. Đội ngũ Y bác sĩ tại bệnh viện cũng có thể nhờ tư vấn, cố vấn khi thấy quá mệt mỏi và áp lực do công việc mang lại. 4. Nhân viên xã hội, tình nguyện viên: Là những người được tập huấn và đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi làm việc với bệnh nhânHọ là những người có thể cố vấn cho bệnh nhân và gia đình về tài chánh, bảo hiểm ý tế cũng như giúp cho bệnh nhân và thân nhân những việc có thể để đem lại cho bệnh nhân và thân nhân sự thoải mái và niềm vui trong quá trình điều trị... Đồng thời, trong quá trình làm việc cần luôn luôn làm chủ được cảm xúc của mình, biết chăm lo cho đời sống tinh thần của mình và vì vậy họ cũng luôn cần các chuyên viên tư vấn giúp đỡ hoặc các cố vấn. 5. Luật gia, những người hoạt động trong tôn giáo VI. LÝ DO BỆNH NHÂN KHÔNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Bệnh nhân nghĩ và tin là mình bình thường (vd: không uống đầy đủ toa thuốc BS kê đơn) Bệnh nhân không muốn mình khác người khác do mắc cỡ (ốm yếu), mặc cảm tội lỗi (HIV/AIDS, STDs,) Sợ tác dụng phụ của các phương thức điều trị: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, Không hiểu về căn bệnh mắc phải: Giai đoạn? Nguy hiểm? Chết? Thái độ và hành vi của BS (không nói rõ ràng về bệnh,) VII. PHƯƠNG PHÁP GIÚP BỆNH NHÂN AN TÂM ĐIỀU TRỊ 1. Giúp bệnh nhân hiểu rõ, nhận thức được diễn biến tâm lý của mình 1.1. Những cách đối phó tích cực trước căn bệnh - Đối phó và giải quyết vấn đề: Cố gắng đối diện và tìm cách giải quyết vấn đề. Bệnh nhân có thể tự lập ra kế hoạch và chương trình rồi làm theo - Thay đổi sự nhận thức: Cố gắng nhận thức và suy nghĩ về vần đề qua một cách (lăng kính) mới và tích cực hơn. - Biểu lộ cảm xúc: Bày tỏ ra bên ngoài và chia sẻ cảm xúc với người khác. - Tìm sự nâng đỡ: Tìm kiếm và đón nhận sự nâng đỡ từ người khác. Chia sẻ với gia đình, bạn bè hay vào nhóm chia sẻ với người cùng có vấn đề 1.2. Những cách đối phó tiêu cực trước căn bệnh. - Chạy trốn vấn đề: Không chịu đối diện và tìm cách trốn tránh vấn đề. Bệnh nhân có thể nghĩ hoặc nói đến chuyện, đến người khác, tìm một hoạt động khác để thay thế, để quên đi vấn đề hiện tại (chơi game) - Suy nghĩ ảo tưởng: Không chịu tìm hiểu về vấn đề và giải pháp. Ước muốn vấn đề tự nó (hay có phép lạ làm nó) biến mất. - Đè nén cảm xúc và trách mình hoặc trách người khác: Cố che giấu và không bộc lộ cảm xúc ra ngoài; tự trách là mình không đủ tài năng đối phó vấn đề; đổ trách nhiệm vấn đề cho người khác. - Chôn mình trong vỏ ốc: Không chịu tìm, xin hay nhận sự giúp đỡ từ người khác. Lẩn tránh người khác, lẩn tránh chính mình và từ chối sức mạnh tinh thần của niềm tin tôn giáo 2. Những gì bệnh nhân nên làm - Tâm sự với người khác về cảm giác và nỗi lo của mình. - Quyết định cùng với gia đình hoặc người chăm sóc những gì có thể làm để hỗ trợ nhau. - Cố gắng nhớ mục tiêu của việc chữa trị là gì. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân được lạc quan hơn ngay cả trong những ngày mà bệnh nhân đang phải chịu nhiều khổ sở vì phản ứng phụ trong quá trình điều trị nhất. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân tích cực tham gia vào việc chữa trị có cơ may chữa lành cao hơn những bệnh nhân tiêu cực, giao phó hết trách nhiệm cho những người khác. - Đừng đổ lỗi cho mình và những người khác khi cảm thấy lo âu và sợ hãi. Thay vào đó, nhìn lại tình cảm của mình, mối quan tâm, và lòng tin về những gì đã có trong cuộc sống của mình. - Cầu nguyện, thiền định, những hỗ trợ tôn giáo và tinh thần khác. - Tìm hiểu về bệnh của mình càng nhiều càng tốt và những cách chữa. Sự hiểu biết có thể giúp cho bệnh nhân đỡ sợ hãi những điều mà họ không biết và cũng gia tăng sự tự chủ của họ. - Viết nhật ký trong lúc đang chữa bệnh. Khi ghi xuống những hoạt động và những suy nghĩ của mình trong lúc chữa trị, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn những cảm xúc của mình. Một nghiên cứu mới đây của chuyên gia Nancy Morgan tại trung tâm trị liệu ung thư Lombardi ở Washington DC cho thấy việc động viên bệnh nhân ung thư viết ra nỗi sợ hãi sâu sắc của họ về căn bệnh mà họ đang mắc phải sẽ giúp họ sống tốt hơn. Đặc biệt biện pháp này có tác dụng rõ hơn đối với những bệnh nhân trẻ hoặc người mới phát bệnh. - Tìm hiểu thêm về những thú vui mới (nhạc, họa, thơ). - Hoạt động cơ thể giúp bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu hơn, thư giãn hơn, ít căng thẳng và ít giận dữ hơn. - Bệnh nhân có thể làm giảm những sự sợ hãi vô lý này bằng cách nói chuyện cởi mở với các người khác về bệnh của mình, về cách chữa trị, những xúc động, và những mong ước của bệnh nhân. Nói chuyện với bạn bè hay là những người trong gia đình có thể làm bệnh nhân vui vẻ hơn nhiều. Họ có thể an ủi, làm cho bệnh nhân tin tưởng hơn bằng những cách mà không ai khác có thể giúp cho bệnh nhân được. 3. Những gì người chăm sóc bệnh nhân có thể làm - Để bệnh nhân nói lên những sợ hãi và mối quan tâm của mình một cách nhẹ nhàng. - Đừng ép buộc bệnh nhân nói chuyện trước khi họ muốn. - Hãy lắng nghe mà không cần phán xét những cảm xúc của bệnh nhân, hay của chính mình. - Đừng quên làm giảm stress cho chính mình, có thể thông qua các nhóm tư vấn hoặc cá nhân. - Hỏi ý kiến những người làm dự án hoặc công tác xã hội,để họ tư vấn khi cảm thấy mọi thứ đang quá sức chịu đựng của bản thân. Thân nhân và người hỗ trợ cần hết sức bình tĩnh, không tự ái, không dễ bị kích động càng không được gây gỗ, to tiếng với bệnh nhân, phải hết sức bình tĩnh, phải luôn giữ tinh thần cương quyết nhưng mềm mỏng, thuyết phục, phân tích, gợi ý và tác động nhân thức tâm lý bệnh nhân giúp cho bệnh nhân ổn định, thoát khỏi lo lắng, hoang mang và sợ hãi, luôn bên cạnh giúp bệnh nhân chấp nhận thực tế dễ dàng hơn. IX. KIẾN NGHỊ DÀNH CHO ĐỘI NGŨ Y BÁC SĨ Khi giao tiếp cần đối thoại tế nhị. Cần cung cấp và hỗ trợ về mặt kiến thức cho bệnh nhân về căn bệnh của bệnh nhân để tránh họ hiểu mập mờ hoặc suy diễn và lo lắng. Khi bệnh nhân có những câu hỏi hay lo lắng về căn bệnh thì cần dành thời gian để chia sẻ với họ, kiên nhẫn, cởi mở và đồng cảm. Nên tránh nói với bệnh nhân về thực tế căn bệnh của họ mà họ không có sự chuẩn bị về mặt tinh thần trước. Khi báo kết quả khám bệnh cho BN nếu có sự biểu hiện xấu đi so với trước hoặc không thể tiếp tục quá trình điều trị thì trước đó nên có sự chuẩn bị tinh thần trước cho bệnh nhân. . X. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Anthony Yeo, (2007), Hành trình cuối cuộc đời, NXB Trẻ A.V.Kvaxencô, Iu.G.Dubakarep, (1980), Tâm lý bệnh nhân, NXB Y học Hà Nội, NXB Mr Maxcơva. Beverley Mc.Namara, (2001), Fragile Lives: Death, Dying and Care, Crows Nest, N.S.W: Allen & Unwin. Ellizabeth Kubler Ross, (2008), Vòng đời trải nghiệm tâm linh về sự sống và cái chết, NXB Từ điển bách khoa. Ellizabeth Kubler-Ross, (1989) On Death and Dying, London: Routledge. First published in Great Britain in 1970 by Tavistocl Publications Limited Emmanuelle Huisman-Perrin, Cái chết giải thích với con nhỏ, NXB Antôn và Đuốc sáng J. William Wordon, PH.D, Grief Counseling & Grief Therapy, A Handbook for the Mental Health Practitiner, second edition. Springer Publishing Company, New York Froma Walsh and Monica McGoldrick, Living Beyond Loss Death in the Family, W.W.Norton.E Company, New York, London. Nguyễn Thị Mỹ Châu (Chủ biên), (2011), Giáo trình Tâm lý Y khoa, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Bộ môn Tâm thần-Tâm lý Y Khoa. Nguyễn Khắc Viện (2007), Từ điển tâm lý, NXB Thế giới trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Hà Nội Viktor E. Frankl (1993), Con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống, Vũ Trọng Ứng (dịch), Tô Thị Ánh (hiệu đính), NXB Trẻ V.Kail Robert, C.Cavanaugh John (2006), Nghiên cứu về sự phát triển con người, TS. Nguyễn Kiên Cường (dịch), TS. Lê Sơn (hiệu đính). NXB Văn hóa thông tin. Vũ Đức (2009), Đau khổ vì sợ mất người thân, NXB Tôn Giáo Vũ Đức (2009), Mục vụ cho bệnh nhân, NXB Tôn Giáo Vũ Đức (2009), Tìm hiểu chương trình giúp bệnh nhân chết bằng an. Hospice, NXB Tôn Giáo. Trần Anh Thụ, Nhân cách – khủng hoảng và phát triển, một góc nhìn tâm lý học.
File đính kèm:
- giao_trinh_tam_ly_hoc_y_khoa_phan_ung_cua_benh_nhan_va_gia_d.doc