Tâm lý học phát triển

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được những đặc điểm tâm lý cơ bản của các lứa tuổi: Sơ sinh, hài nhi, tuổi

nhà trẻ, tuổi mẫu giáo, tuổi thiếu nhi, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên,

tuổi già.

2. Trình bày được một số rối nhiễu tâm lý thường gặp ở các lứa tuổi trên và một số vấn

đề cần lưu ý khi giao tiếp.

* Tâm lý học phát triển là một chuyên ngành của Tâm lý học, nghiên cứu toàn bộ quá trình

phát sinh, phát triển của cá nhân từ bào thai đến khi về già. Hay nói cách khác: Tâm lý học

phát triển nghiên cứu nguồn gốc, động lực, cơ chế và các quy luật của sự phát triển tâm lý cá

nhân, các điều kiện, các yếu tố tác động và chi phối quá trình phát triển của cá nhân và nghiên

cứu sự phát triển tâm lý của cá nhân qua các giai đoạn tuổi.

* Cơ chế hình thành và phát triển tâm lý người: Luận điểm trung tâm cho rằng con người sinh

ra chính mình bằng cách tiếp nhận và chuyển các kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá

nhân, được thực hiện thông qua sự tương tác với những người xung quanh và thế giới đồ vật,

tự nhiên, là quá trình chuyển những hành động tương tác từ bên ngoài vào bên trong của cá

nhân.

pdf26 trang | Chuyên mục: Tâm Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Tâm lý học phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 tin trong cuộc sống, hay nghi ngờ người khác  Hội chứng này thường xảy ra trong 
năm thứ nhất khi người ta mới về hưu và mức độ biểu hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào 
những yếu tố và điều kiện cụ thể của từng người. Nó có thể kéo dài một năm, thậm chí hai, ba 
năm. Người ta quan sát thấy những người có tính cách nóng nảy, cố chấp thì thời gian thích 
nghi với hoàn cảnh mới thường kéo dài, còn những người từ tốn, bình tĩnh dễ thích nghi hơn. 
Đa số sau một năm người ta có thể hồi phục lại trạng thái bình thường. Nữ giới thường thích 
nghi nhanh hơn là nam giới. 
 Nguyên nhân của “hội chứng về hưu” thì có nhiều, nhưng những nguyên nhân về tâm 
lý - xã hội là đáng lưu tâm hơn cả. Khi về hưu, con người xa rời những công việc quen thuộc 
mà mình yêu thích, đã gắn bó hàng chục năm trời, nếp sinh hoạt bị đảo lộn, các mối quan hệ 
xã hội bị hạn chế  Nhiều người về hưu cảm thấy mình đã đến cái tuổi không còn làm được 
gì cho xã hội, cho gia đình trong khi cuộc sống vật chất ngày càng khó khăn  Tất cả những 
điều đó là những nhân tố làm thay đổi tâm lý của những người về hưu, gây ra những stress mà 
không phải ai cũng dễ vượt qua. 
 “Hội chứng về hưu” có thể khắc phục được nếu những người sắp về hưu có sự chuẩn 
bị trước về mặt tâm lý. Kinh nghiệm của những người về hưu cho thấy: 
 . Cần nhận thức được việc nghỉ hưu là quy luật tất yếu đối với tất cả mọi người khi 
tuổi cao sức giảm. 
 . Sống và làm việc nghiêm túc trong suốt thời kỳ còn đi làm cống hiến cho Nhà nước. 
Điều đó có nghĩa là trong thời gian dài làm việc, dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, con người 
phải sống có đạo đức, có lương tâm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao  thì lúc về hưu 
sẽ cảm thấy thanh thản, không có gì phải hối tiếc. 
 . Chuẩn bị các điều kiện về kinh tế để chi tiêu, sinh sống trong lúc tuổi già. (Ở Nhật 
Bản và Singapore nhiều thanh niên đã chú ý gửi tiền tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu). 
 . Nuôi dạy con cái nên người và chuẩn bị tâm lý sống hoà hợp với con cháu lúc nghỉ 
hưu. 
 24 
 . Cố gắng tham gia các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện của bản thân để tiếp tục 
duy trì các mối quan hệ xã hội như: tổ hưu trí, Hội đồng hương, Hội khoa học kỹ thuật, Hội 
làm vườn  Kinh nghiệm của những người trường thọ cho thấy: những người về hưu vẫn 
cần tiếp tục làm việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình; sau khi nghỉ 
hưu cần duy trì các hoạt động, nề nếp sinh hoạt theo một chế độ hợp lý như: tập thể dục đều 
đặn, ăn ngủ đúng giờ giấc, đọc sách báo, giữ các mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, tham gia 
những công việc ở tổ dân phố, giúp đỡ con cháu những việc nhẹ nhàng  
 Những việc làm này giúp người cao tuổi thích nghi dần với cuộc sống của tuổi già và 
tiếp tục khẳng định niềm tin vào bản thân, sống vui vẻ vì họ thấy mình vẫn giúp ích được cho 
xã hội và con cháu theo sức của mình. 
 Nếu chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ hưu và thực hiện một kế 
hoạch sống và làm việc như trên, những người về hưu sẽ không cảm thấy bị hẫng hụt, khủng 
hoảng. Họ sẽ tiếp tục sống vui vẻ, thanh thản và hạnh phúc trong quãng đời còn lại. 
+ Một đặc điểm tâm lý của người già là họ thường có đầu óc bảo thủ, hướng về cái cũ, ngại 
đổi mới, chỉ thích sự ổn định để được an nhàn, thanh thản, bình an về tâm hồn. Người già thư-
ờng thích nơi yên tĩnh, thích con cháu sống hiếu thảo, vâng lời, đừng cãi lộn, cãi dù đúng 
cũng cho là vô lễ. 
+ Nét nổi bật trong tâm lý của tuổi già là sống bằng tình cảm, giàu lòng nhân ái, dễ xúc động, 
dễ tủi thân, và rất thận trọng vì họ đã có quá nhiều kinh nghiệm sống: Vui đã qua, đau buồn, 
khổ cực đã nếm nên rất dễ thông cảm với nỗi đau khổ, mất mát của mọi người, vì vậy những 
người già thường nặng tình nhẹ lý trong cách xử sự. 
+ Lúc về già, người ta cũng thường có tâm trạng hồi tưởng về quá khứ, tự xem xét, nhìn nhận 
quãng đời đã qua của mình xem những gì đã làm được và những gì còn dang dở. Nếu tự thấy 
rằng mình đã sống và làm được những điều có ích cho gia đình và xã hội, những người già 
cảm thấy rất thanh thản và sống khoẻ mạnh, vui vẻ với con cháu. Ngược lại, họ cảm thấy hối 
tiếc vì những gì đã bỏ qua, hay ăn năn, hối hận, day dứt về những điều sai trái mà mình đã 
làm. Những người này thường bi quan, tuyệt vọng và dễ mắc các bệnh như trầm uất, hoặc hay 
cáu giận ... 
+ Khi đã cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh, với dòng họ, gia đình 
và con cháu. Nhiều cụ ông, cụ bà thích đi thăm viếng các đền chùa, di tích lịch sử, tham gia 
các lễ hội của làng, xã. Những hoạt động này vừa mang tính thư giãn, giải trí vừa thoả mãn 
tâm lý hướng về cội nguồn, tổ tiên của người cao tuổi. Các cụ ông thường quan tâm đến lịch 
sử, gia phả của dòng họ, của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn thiện những vấn đề 
mà trước đây vì bận công việc họ chưa làm được. Điều này đem lại niềm vui, tự hào cho 
chính họ, lại vừa có tác dụng răn dạy con cháu. 
+ Bên cạnh tâm lý hướng về cội nguồn, những người cao tuổi còn có mối quan tâm đặc biệt 
đối với con cháu. Điều hạnh phúc nhất đối với ngời già là thấy con cháu mình trưởng thành, 
tiến bộ, hữu ích cho xã hội. Họ coi đây vừa là tài sản quý báu nhất mà họ để lại cho gia đình, 
xã hội vừa là phần thưởng tạo hoá đã dành cho họ. Chính vì vậy, nhiều ông bà, bên cạnh 
những thú vui của tuổi già như trồng cây cảnh, nuôi chim ... đã dành nhiều thời gian vào việc 
chăm sóc, bảo ban con cháu học hành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của tuổi già. 
+ Về cuối đời, người già thường có một tâm lý sợ ốm đau, bệnh tật, sợ cái chết. Chính vì vậy 
mà nhiều cụ ông cụ bà mặc dù bệnh tình rất nặng nhưng không muốn đến bệnh viện vì họ 
muốn được chết ở ngay tại quê hương, ở ngôi nhà đã gắn bó với họ cả cuộc đời. 
 25 
Vào một thời điểm nào đó trong đời, con người sẽ phải đối mặt với cái chết, cái chết 
vẫn là vấn đề trĩu nặng và khiến cho người ta cảm thấy sợ hãi. Có lẽ thái độ xem việc chuẩn bị 
cho cái chết là một trong số các nghĩa vụ thiết yếu nhất mà con người phải thực hiện để đi hết 
tiến trình phát triển của mình, sẽ giúp cho họ bớt căng thẳng trước cái chết của một người 
thân thương, cũng như giúp họ đủ tỉnh táo để tiếp nhận cái chết gần kề của bản thân. 
Với công trình nghiên cứu của mình, Elisabeth Kũbler – Ross(1969) cho rằng những 
người đối mặt với thần chết thường phải trải qua 5giai đoạn : 
- Phủ nhận: Trong giai đoạn này, người ta cưỡng lại ý nghĩ rằng họ đang bước dần vào 
cái chết. Ngay trong trường hợp được bảo rằng cơ hội sống còn của họ rất ít, họ cũng không 
chịu thừa nhận rằng họ đang giáp mặt với cái chết. 
- Phẫn hận: Sau khi qua giai đoạn phủ nhận, người sắp chết rất phẫn hận, tức giận 
những người khỏe mạnh ở xung quanh họ, tức giận các nhân viên y tế đó bất lực trước hoàn 
cảnh của họ, tức giận cả đến thượng đế. Trong lòng họ tự hỏi: “ Tại sao phải là tôi chứ?” và 
không thể trả lời được câu hỏi hóc búa này nên họ không sao nguôi được cơn giận dữ. 
- Mặc cả: Người sắp chết cố gắng nghĩ ra mọi cách để đẩy lùi cái chết ra xa. Họ có thể 
quyết định dâng hiến cuộc đời mình cho tôn giáo nếu như Thượng đế cứu vớt được họ: “giá 
như được sống để nhìn đứa con trai thành gia thất, sau đó tôi sẽ cam tâm chịu chết”. Các mặc 
cả như thế hiếm khi trở thành hiện thực. 
- Tuyệt vọng: Đến khi biết được rằng “mặc cả” chẳng được tích sự gỡ, người sắp chết 
cảm thấy tuyệt vọng. Họ nhận ra họ sắp phải rời xa những người thân yêu và cuộc đời họ thực 
sự sắp kết thỳc. Lúc ấy, họ đang trải qua một cảm xúc khổ đau tột cùng để đón nhận cái chết 
của chính mình. 
- Chấp nhận: Trong giai đoạn cuối cùng này, người ta đó vượt qua nỗi thương tiếc 
trước tình trạng sắp mất đi cuộc sống để chấp nhận cái chết trước mắt. Thông thường, họ 
không còn xúc cảm và không còn muốn giãi bày, ca thán với người khác nữa. Điều này cho 
thấy họ đó chấp nhận để đón cái chết đang đến gần mà không cũng phẫn hận gì nữa. 
Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua các giai đoạn này một cách giống nhau tùy 
theo từng hoàn cảnh cá nhân, thời gian hấp hối, giới tính, tùy theo tuổi tác, cá tính và sự hỗ 
trợ của gia đình, bạn bè của họ. 
 Bình thường, khi về già, người ta vui vẻ chấp nhận quy luật của tuổi già, vui vẻ sống 
với con cháu trong những ngày cuối đời ... Tuy nhiên, những người chưa chuẩn bị cho mình 
một tâm lý sẵn sàng khi về nghỉ hưu, hoặc không thực hiện được những ước mơ, hoài bão lớn 
lao ... của mình có thể có những biểu hiện như: cô đơn, trầm cảm, bất mãn, cảm thấy lực bất 
tòng tâm, dễ bị kích động, cáu giận ... sức khoẻ giảm sút, giảm tuổi thọ. 
* Một số vấn đề cần chú ý khi giao tiếp với người già: 
+ Tìm hiểu các nhu cầu cơ bản của người già: 
Cũng như mọi lứa tuổi khác, người già cần được đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần 
cần thiết như: 
- Chế độ ăn, uống, sinh hoạt điều độ, thuận tiện. 
- Được tôn trọng từ những người khác, đặc biệt là những người thân. 
- Duy trì mối quan hệ, gắn bó mật thiết với người bạn đời, con cháu, bạn bè  
- Tiếp cận và được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện, phù hợp (khám 
chữa bệnh, xe lăn, gậy giúp đi lại, các đồ dùng vệ sinh ) 
- Tôn trọng ý kiến, hiểu biết của người già. 
+ Trong giao tiếp với người già cần lưu ý: 
- Nói chậm, to, đủ rõ. Nên ngồi đối diện, duy trì giao tiếp bằng mắt. 
- Sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, giải thích và tóm tắt lại các ý trao đổi. 
- Chỉ nói đến 1 chủ đề trong 1 lần tiếp xúc: chế độ ăn uống để phòng ngừa cao huyết 
áp/luyện tập hàng ngày 
 26 
- Cung cấp thông tin đơn giản, viết hướng dẫn sử dụng thuốc/luyện tập ra giấy cẩn thận, 
rõ ràng, cụ thể (nên trao đổi với người nhà). 
- Sử dụng hình ảnh và mô hình để minh họa rõ hơn vấn đề cần giải thích. 
- Chú ý lắng nghe, khuyến khích người già đặt các câu hỏi để họ có thể hiểu rõ hơn 
vấn đề. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tâm lý học đại cương - Nguyễn Quang Uẩn - NXB ĐHQGHN 1998 
2. Tâm lý và Tâm lý y học - TS. Nguyễn Văn Nhận - NXB Y học 2000 
3. Tâm lý phát triển - TS.Vũ Thị Nho - NXB ĐHQGHN 1999 

File đính kèm:

  • pdftam_ly_hoc_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan