Giáo trình Tâm lý học y khoa - Mối quan hệ thầy thuốc, bệnh nhân

I. Tổng quan về mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân

II. Đặc điểm tâm lý và phẩm chất người thầy thuốc

1. Tâm lý thầy thuốc

a. Trạng thái tâm lý

b. Hiệu ứng gương soi

c. Kiệt sức (burn out)

d. Cơ chế phòng vệ

2. Các phẩm chất

a. Tri thức và kỹ năng

b. Tôn trọng và giữ kín bí mật của bệnh nhân

c. Đạo đức nghề nghiệp

d. Có trách nhiệm

e. Đồng cảm, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

3. Thái độ của người thầy thuốc:

a. Chấp nhận gặp bệnh nhân

b. Lưu tâm đến “sự không hiểu biết” của bệnh nhân

c. Quan tâm đến hoàn cảnh sống của bệnh nhân

d. Tôn trọng giới hạn của mình và của bệnh nhân

e. Cung cấp, chia sẻ thông tin/ chẩn đoán/ tiên lượng cho bệnh nhân và thân nhân

4. Những lợi ích và khó khăn của người thầy thuốc

III. Đặc điểm tâm lý người bệnh

1. Phản ứng tâm lý khi đối diện với căn bệnh và quá trình mắc bệnh

a. Cảm thấy mất an toàn

b. Nhạy cảm

c. Sợ hãi, lo âu

d. Mặc cảm về bệnh tật của mình

e. Phủ nhận bệnh

f. Bình tĩnh cùng thầy thuốc tìm phương thức điều trị (phản ứng tích cực)

g. Suy sụp tinh thần

h. Trầm cảm

2. Nhu cầu tâm lý của bệnh nhân

IV. Tầm quan trọng của buổi tiếp xúc đầu tiên

Cấu trúc buổi tiếp xúc

V. Các kênh quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc

1. Quan hệ cảm xúc

2. Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ

3. Quan hệ thông qua giao tiếp

VI. Khó khăn trong quản lý chăm sóc

1. Duy trì mối quan hệ

2. Thời gian dành cho bệnh nhân ít

3. Bệnh nhân và người thầy thuốc mất niềm tin vào nhau

4. Bệnh nhân giảm lòng tin đối với dịch vụ y tế

VII. Kết luận

 

doc19 trang | Chuyên mục: Tâm Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Tâm lý học y khoa - Mối quan hệ thầy thuốc, bệnh nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
nhận mình có bệnh.
Bình tĩnh cùng thầy thuốc tìm phương thức điều trị (phản ứng tích cực)
Suy sụp tinh thần: bệnh nhân mất hết nhuệ khí, luôn than vãn. Nhiều người không còn khả năng làm việc thông thường, rơi vào trạng thái suy sụp hoàn toàn.
Trầm cảm: là phản ứng thường gặp nhất. Người bệnh luôn buồn rầu, đau khổ về bệnh tật, họ sống trong trạng thái không có tương lai và thường kèm theo mất ngủ, mệt mỏi.
Nhu cầu tâm lý của bệnh nhân:
Có quyền được chăm sóc và giúp đỡ.
Có quyền yêu cầu đến kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm của người thầy thuốc. Vì bệnh nhân không thể tự chữa cho mình ngay khi họ là người làm nghề thầy thuốc.
Có quyền được nghỉ ngơi trong quá trình điều trị bệnh
Có trách nhiệm tuân thủ điều trị, trừ trường hợp phải điều trị bắt buộc đối với bệnh nhân loạn thần, hôn mê, cấp cứu.
Tầm quan trọng của buổi tiếp xúc đầu tiên:
Buổi tiếp xúc đầu tiên giữa bệnh nhân và thầy thuốc đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả của việc khám và chữa trị bệnh. Người bệnh chỉ có thể bộc lộ những thông tin về bệnh và về họ khi có niềm tin đối với thầy thuốc. Do vậy, người thầy thuốc phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng, bộc lộ những phẩm chất của người thầy thuốc là giỏi chuyên môn và hết lòng vì bệnh nhân.
Qua buổi tiếp xúc, người thầy thuốc phải đưa ra được chẩn đoán, hướng điều trị, theo dõi và tiên lượng tiến triển bệnh. Dù vậy, nhiều trường hợp cần theo dõi mới có thể đưa ra chẩn đoán hoặc cần sự hỗ trợ cận lâm sàng.
Cấu trúc một buổi thăm khám bệnh được hợp thành bởi 14 yếu tố:
14 yếu tố cấu trúc của buổi thăm khám
Chuẩn bị không gian thăm khám
Chuẩn bị chính mình
Quan sát bệnh nhân
Đón chào bệnh nhân
Bắt đầu cuộc trò chuyện
Chấp nhận và vượt quan rào cản về giao tiếp
Có cái nhìn tổng quát về vấn đề của bệnh nhân
Thương lượng những vấn đề nào là ưu tiên
Phát triển chủ đề câu chuyện
Thiết lập hoàn cảnh sống của bệnh nhân
Thiết lập mạng lưới an toàn
Tìm kiếm và lựa chọn những gì xảy ra trong hiện tại
Thảo luận các kế hoạch điều trị
Kết thúc cuộc nói chuyện
Tuân thủ và sử dụng hiệu quả các yếu tố cấu trúc của các cuộc thăm khám:
Người thầy thuốc cho bệnh nhân một cảm giác họ đã được lắng nghe và được bày tỏ mối quan tâm lớn của họ, cảm thấy được tôn trọng, quan tâm, đồng cảm; họ cung cấp thông tin, nói lên bằng sự hiểu biết của mình về bệnh mà không bị phê phán; được thể hiện cũng như phản ánh những cảm xúc bằng ngôn ngữ của họ về câu chuyện của bản thân.
 Thời gian khám bệnh không quan trọng so với nhận thức của bệnh nhân rằng họ đang tập trung và đang hiểu một cách chính xác.
Người thầy thuốc giải thích cho bệnh nhân về bệnh tật của họ, cho bệnh nhân thông tin và kế hoạch điều trị.
Các kênh quan hệ giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc:
Quan hệ cảm xúc: chuyển cảm (transfer) và chống chuyển cảm (contransfer)
Chuyển cảm phản chiếu cách thức quan hệ mà bệnh nhân được cha mẹ hoặc những người trong gia đình chăm sóc trong quá khứ. Ví dụ: bệnh nhân là người được mẹ bảo bọc khi còn nhỏ, chờ bác sĩ trấn an và bảo vệ như là một người mẹ. Vì trong quá khứ, anh ta có cảm giác an toàn khi có mẹ bên cạnh.
Có hai loại chuyển cảm:
Chuyển cảm tích cực: hình ảnh, cảm xúc thân thiện, giúp bệnh nhân có sự mến phục và kính trọng thầy thuốc. Trong trường hợp này, thầy thuốc đáp ứng sự mong đợi của bệnh nhân và có khi được cảm thấy là một thầy thuốc hoàn hảo.
Chuyển cảm tiêu cực: hình cảnh, cảm xúc ngờ vực, tạo ác cảm đối với thầy thuốc. Ví dụ: “khi tôi thấy ông bác sĩ còn quá trẻ, quần áo không chỉnh tề, tôi cảm thấy nghi ngờ về khả năng chuyên môn của ông ta”
Chống chuyển cảm: tâm trạng của thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy,)
Có hai loại chống chuyển cảm:
Chống chuyển cảm tích cực: thái độ thiện cảm, nhiệt tình với bệnh nhân. (thấu cảm, tội nghiệp,)
Chống chuyển cảm tiêu cực: thái độ thiếu thiện cảm, bối rối hoặc xâm phạm bệnh nhân của người thầy thuốc. (chán ngấy, khiêu khích,). Chống chuyển cảm tiêu cực có thể biểu hiện nhiều thái độ khác nhau như từ chối lắng nghe bệnh nhân vì vội quá hoặc có khoảng cách với những bệnh nhân khó chịu.
Thầy thuốc cần xác định phản ứng của mình và phản ứng của bệnh nhân để hiểu rõ hơn điều gì tác động lên mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân và cải thiện sự trải nghiệm của mỗi người.
	 	 Chuyển cảm
	 	 BN	Thầy thuốc
	Phản chuyển cảm
Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ: quy định cho thầy thuốc và bệnh nhân.
Công việc khám bệnh của người thầy thuốc cần được tiến hành thường xuyên, kỹ lưỡng, tránh qua loa, hời hợt. Thỉnh thoảng cần tổ chức những buổi thăm hỏi ngoài giờ làm việc, tạo cảm nghĩ tốt cho bệnh nhân rằng mình luôn luôn được quan tâm, chú ý. Thầy thuốc, chủ yếu phải gây được lòng tin nơi bệnh nhân, tăng cảm xúc tích cực của bệnh nhân, tăng tác dụng tâm đắc của các phương pháp điều trị. Thầy thuốc cần thể hiện là tấm gương về lòng nhân đạo, phục vụ tận tụy, hy sinh, có tình cảm thương yêu, tôn trọng bệnh nhân.
Muốn có sự chăm sóc toàn diện cho sức khỏe bệnh nhân, người thầy thuốc cũng như bệnh nhân đều cần phải cáng đáng trách nhiệm của mình trong công cuộc trị bệnh và phòng bệnh bằng thuốc men cũng như thay đổi cần thiết trong nếp sinh hoạt.
Quan hệ thông qua giao tiếp: 
Điều đặc biệt trong giao tiếp này là người thầy thuốc thường giữ vai trò chủ đạo. Mỗi lời nói, hành vi của người thầy thuốc đều tác động mạnh lên tâm lý người bệnh. Nếu người thầy thuốc biết gây thiện cảm, biết khơi dậy mọi tiềm năng của người bệnh, hiểu thấu những suy tư trong lòng họvà đưa ra những lời khuyên hợp lý thì quá trình điều trị sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Trường hợp do thầy thuốc thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng trong lời nói, hành vi, tạo nên những phản ứng tâm lý trái ngược với mong đợi kết quả điều trị, gây tác hại cho người bệnh. Vì vậy, đây là nghệ thuật mà người thầy thuốc phải rèn luyện.
Năng lực giao tiếp của người thầy thuốc thể hiện ở thái độ, hành vi giao tiếp, biết cách gợi mở, hướng dẫn để khai thác thông tin về người bệnh, lôi cuốn sự hợp tác của bệnh nhân, làm hài lòng bệnh nhân và thân nhân của họ
Có hai loại: giao tiếp có lời và không lời.
Giao tiếp bằng lời: tất cả những gì liên quan đến lời nói. Tác động của lời nói lên tâm lý và cơ thể: lời nói chữa bệnh, lời nói gây ra bệnh,
Động viên khuyến khích như: “à”, “vâng”
Phản ánh lại cảm xúc của bệnh nhân. Ví dụ: “Tôi thấy rằng từ những gì anh/ chị vừa nói thì anh/chị rất lo lắng cho sức khỏe của mình và tương lai của con cái”. “Có phải anh/chị cho rằng..?” - nói lại những điều người bệnh vừa nói để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý của họ.
Giao tiếp không lời: cử chỉ và thái độ (bắt tay chào), bắt chước (nét mặt: nụ cười, nhăn mặt; ánh nhìn: chau mày, ánh nhìn thoáng qua), chạm vào (cách lấy nhiệt, tiêm vắcxin, ), các tư thế cơ thể (thư giãn, căng cơ), khoảng cách (đến thật gần hoặc giữ một khoảng cách với người khác), ngữ điệu của giọng nói,...tất cả những gì cơ thể biểu hiện. Trong y khoa, thoạt đầu ta có thể nghĩ là giao tiếp bằng lời là quan trọng nhất. Ta có thể tự nhủ: điều quan trọng là cung cấp thông tin rõ ràng về căn bệnh cho bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, và giải thích cho bệnh nhân phải điều trị như thế nào. Tuy nhiên nếu giao tiếp bằng lời không được kết hợp với giao tiếp không lời một cách phù hợp thì nó sẽ không có hiệu quả như mong muốn. Ví dụ: Mặc dù người thầy thuốc dành thời gian để giải thích cho bệnh nhân về căn bệnh của họ nhưng thái độ của ông tỏ ra vội vàng như nhìn đồng hồ, thỉnh thoảng thở dài, cau mày, nhìn ra cửa (nơi còn nhiều người bệnh đang chờ). Trong tình huống này, sự cố gắng giải thích bằng lời của người thầy thuốc không có tác dụng vì điều người bệnh nhận thấy là thái độ của chính người thầy thuốc. Họ sẽ cảm thấy ngại ngùng vì mình đã làm phiền, họ chú ý nhiều đến hành vi của người thầy thuốc hơn là những lời giải thích và dặn dò, và tất nhiên là họ sẽ không nhớ hết những điều người thầy thuốc đã nói. Vì thế, khi ra khỏi phòng khám họ cảm thấy ấm ức và sẽ tìm đến người thầy thuốc khác. Như vậy, cả hai đều mất thời gian
Khó khăn trong việc quản lý chăm sóc:
Duy trì mối quan hệ: những mối quan hệ thăm khám không được duy trì với một bác sĩ mà là với nhiều bác sĩ. 
Thời gian dành cho bệnh nhân ít do bệnh nhân đông đã làm giảm đi hiệu quả của sự giao tiếp.
Bệnh nhân tự cho mình có quyền định đoạt khi bỏ tiền ra để trị bệnh. Họ trông chờ vào việc “đáng đồng tiền, bát gạo”, trong khi đơn vị quản lý bệnh viện khuyến khích các bác sĩ giới hạn chi phí và mức độ sử dụng phục vụ. Sự mong chờ không được đáp ứng làm giảm đi sự tin cậy của bệnh nhân đối với bác sĩ và ngược lại, thái độ phi lý của bệnh nhân tạo cảm giác khó chấp nhận nơi bác sĩ. Kết quả việc thăm khám mang nặng tính hành chánh, hơn là tìm kiếm những giải pháp chuyên môn để giải quyết vấn đề.
Chế độ đãi ngộ của đơn vị quản lý y tế dành cho người thầy thuốc
.
Kết luận
Mối quan hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân là mối quan hệ nhân đạo giữa người với người. Để tạo được một quan hệ tốt với người bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám và điều trị, người thầy thuốc cần phải xác định phản ứng của mình và phản ứng của bệnh nhân để hiểu rõ hơn điều gì tác động lên mối quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc để cải thiện sự trải nghiệm của mỗi người.
Tìm hiểu thông tin người bệnh không chỉ là căn bệnh mà còn tìm hiểu về tiểu sử, nhân cách, hoàn cảnh sống của người đó
Niềm tin của người bệnh đối với người thầy thuốc cũng như hệ thống y tế sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A.V.Kvaxencô, Iu.G.Dubakarep, (1980), Tâm lý bệnh nhân, NXB Y học Hà Nội, NXB Mr Maxcơva.
Anthony Yeo, (2005), Bàn tay giúp đỡ-cách đối phó với nan đề, NXB Trẻ
Beverley Mc.Namara, (2001), Fragile Lives: Death, Dying and Care, Crows Nest, N.S.W: Allen & Unwin.
Nguyễn Thị Mỹ Châu (Chủ biên), (2011), Giáo trình Tâm lý Y khoa, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Bộ môn Tâm thần-Tâm lý Y Khoa.
Vũ Đức (2009), Mục vụ cho bệnh nhân, NXB Tôn Giáo
Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, NXB Y Học
S.D.Gold & M.Lipkin, The doctor- patient relationship, internet,

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tam_ly_hoc_y_khoa_moi_quan_he_thay_thuoc_benh_nha.doc
Tài liệu liên quan