Giáo trình Nguyên lý thống kê (Phần 2) - Mai Văn Nam

Đối với các khái niệm và tính chất có liên quan đến phân phối của tổng thể chúng ta đã nghiên cứu ở môn học xác suất thống kế toán. Ở đây chỉ mang tính chất nhắc lại một cách khái quát nhất.

I. PHÂN PHỐI CHUẨN

Phân phối chuẩn chiếm một vị trí rất quan trọng trong lý thuyết thống kê nó liên quan đến các kết luận thống kê suy luận sau này. Trong thực tế, nhiều biến ngẫu nhiên tuân theo qui luật phân phối chuẩn hoặc gần chuẩn, chẳng hạn như trọng lượng và chiều cao của người lớn, mức độ thông minh của trẻ em, điểm thi của các thí sinh, lực chịu đựng của một thanh sắt, các sai số đo đạc, . Do đó, việc nhắc lại là rất cần thiết.

 

pdf90 trang | Chuyên mục: Nguyên Lý Kế Toán | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Nguyên lý thống kê (Phần 2) - Mai Văn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
tra thống kê có nội dung phức tạp và quy 
mô lớn, cần tiến hành điều tra thử để kịp thời rút kinh nghiệm, đảm bảo hướng dẫn nghiệp 
vụ gắn với điều tra thực địa. 
Trong điều tra chọn mẫu, khi hướng dẫn nghiệp vụ cần chỉ rõ lộ trình điều tra theo từng 
cấp chọn mẫu, xác định địa bàn điều tra, lập danh sách địa bàn và đối tượng điều tra chọn 
mẫu (có địa chỉ cụ thể), quy định rõ những trường hợp mất mẫu phải thay đổi như thế nào, 
thay đổi đến đâu để tránh tình trạng điều tra viên thay đổi mẫu tuỳ tiện theo ý chủ quan của 
họ, v.v... 
2. Sai số trong quá trình tổ chức điều tra: 
2.1. Sai số điều tra liên quan đến quan hệ giữa yêu cầu về nội dung thông tin và quỹ 
thời gian, các điều kiện vật chất cần cho thu thập số liệu: 
Nếu trong các cuộc điều tra thống kê phải thu thập quá nhiều chỉ tiêu có nội dung thông 
tin phức tạp, tốn nhiều thời gian để giải thích, phỏng vấn và ghi chép; trong khi đó quỹ thời 
gian và kinh phí dành cho công việc này lại không tương xứng, làm cho điều tra viên không 
đủ điều kiện để tiếp cận tìm hiểu tình hình thực tế, giải thích một cách đầy đủ, cặn kẽ về 
mục đích, yêu cầu và nội dung điều tra, ..., cho người cung cấp thông tin thì có thể họ sẽ 
không khai báo, hoặc khai báo qua loa, sai với thực tế. Đặc biệt có những loại thông tin phải 
hồi tưởng thì càng không đủ thời gian để nhớ lại. Tất cả những điều đó làm cho số liệu thu 
thập được sai số nhiều, không phản ánh đúng thực tế khách quan. 
Để nâng cao chất lượng số liệu thống kê, giảm sai số khi tổ chức điều tra, phải cân đối 
giữa nhu cầu thu thập thông tin với khả năng về điều kiện kinh phí và quỹ thời gian dành 
cho điều tra. Không nên tổ chức một cuộc điều tra đòi hỏi thu thập quá nhiều chỉ tiêu; đặc 
biệt phải giới hạn những chỉ tiêu thu thập quá khó và tính toán phức tạp. Hơn nữa tuỳ thuộc 
vào đặc điểm và nội dung thông tin của các chỉ tiêu khác nhau, thuộc các đối tượng khác 
nhau để có cách tiếp cận thu thập thông tin cho hợp lý. Có thể chỉ tiêu này cần thu thập từ 
những nội dung chi tiết rồi tổng hợp chung lại, nhưng chỉ tiêu kia chỉ cần lấy số liệu khái 
quát. Không nên cho rằng bất kỳ chỉ tiêu nào, nội dung thông tin nào cũng phải lấy từ số 
liệu chi tiết mới là chính xác. 
2.2. Sai số điều tra liên quan đến điều tra viên: 
Như trên đã nói để nâng cao chất lượng số liệu, giảm sai số điều tra, một trong những 
yêu cầu là phải chọn những người điều tra đủ tiêu chuẩn về chuyên môn và tinh thần trách 
nhiệm. 
 133
Ngoài những yêu cầu trên, điều tra viên khi được phân công về địa bàn điều tra, còn đòi 
hỏi phải làm quen với địa bàn, tìm hiểu thực tế về phong tục, tập quán, về điều kiện đi lại, 
sinh hoạt của địa phương. 
Khi điều tra, điều tra viên phải kết hợp được kiến thức chuyên môn về điều tra đã được 
hướng dẫn với tình hình thực tế ở địa bàn điều tra, vừa phải giữ đúng nguyên tắc quy định 
cho điều tra, vừa phải có được những xử lý linh hoạt và hài hoà. Phần lớn những thắc mắc 
của đối tượng điều tra, điều tra viên phải tự mình tìm ra hướng giải đáp. Chỉ những trường 
hợp cần thiết mới ghi lại để xin ý kiến về cách xử lý của cấp chỉ đạo cao hơn. 
2.3. Sai số điều tra liên quan đến ý thức, tâm lý và khả năng hiểu biết của người trả 
lời: 
Ở đây việc trả lời câu hỏi có thể không tốt do ba nguyên nhân thuộc người cung cấp 
thông tin như sau: 
- Về ý thức của người trả lời: Nếu họ không có tinh thần trách nhiệm cao, cho là cung 
cấp thông tin thế nào cũng được, nói cho xong việc thì có thể khi điều tra, người cung cung 
cấp thông tin sẽ lấy lý do này, lý do khác để không trả lời hoặc trả lời không hết, không 
đúng sự thật. Không ít trường hợp người trả lời còn cố tình khai không đúng vì lợi ích kinh 
tế và mục đích khác. 
- Về tâm lý, nhiều người cung cấp thông tin không muốn trả lời những câu hỏi liên quan 
đến đời tư, đến mức sống, đến sự bí mật kín đáo của họ, của đơn vị họ. Ví dụ: khi điều tra 
thu thập thông tin mức thu nhập của hộ gia đình, phần lớn các chủ hộ nhất là những người 
có thu nhập cao thường không muốn nói thật, nói hết mức thu nhập của mình. Một ví dụ 
khác một người phụ nữ đi phá thai trong trường hợp giấu gia đình họ sẽ không muốn khai vì 
không muốn cho những người thân trong gia đình biết đến. 
- Về nhận thức của người trả lời, nhiều người do nhận thức có hạn, không thấy rõ được 
mục đích, yêu cầu điều tra, không hiểu được nội dung câu trả lời... do vậy họ không thể trả 
lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu câu hỏi. 
Qua đây cho thấy, để giảm bớt sai số điều tra, điều tra viên phải có cách tiếp cận hợp lý 
với từng loại đối tượng điều tra, ngoài kiến thức chuyên môn còn phải hiểu biết về xã hội, 
giải thích cho người được phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa, về nguyên tắc cung cấp và bảo 
mật thông tin riêng, về trách nhiệm và quyền hạn của người cung cấp thông tin, giải thích 
cho họ hiểu nội dung câu hỏi một cách thuận tiện nhất, gợi ý cho họ những cách trả lời để đi 
đến có được số liệu thật. 
2.4. Sai số điều tra liên quan đến các phương tiện cân, đong, đo lường: 
Tất cả các khâu khác chuẩn bị tốt, nhưng nếu các loại phương tiện như cân, thước đo, 
dụng cụ đo huyết áp... dùng cho các chỉ tiêu phải thực hiện kiểm tra, đo, đếm trực tiếp mà 
không được chuẩn bị tốt thì cũng sẽ sai sót dẫn đến sai số trong điều tra. Ví dụ: điều tra để 
xác định mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em. Nếu ta dùng loại cân không chuẩn thì sẽ cân 
không chính xác, dẫn đến số liệu tổng hợp về tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng sẽ không đúng, 
hoặc là cao hơn, hoặc là thấp hơn thực tế. 
Như vậy, việc chuẩn bị tốt các phương tiện đo lường, sử dụng đơn vị đo lường tiêu 
chuẩn, tránh sử dụng đợn vị đo lường địa phương khi điều tra cũng là biện pháp cần thiết để 
giảm sai số điều tra. 
3. Sai số liên quan đến quá trình xử lý thông tin: 
Sai số điều tra còn có thể xảy ra vì sai sót trong khâu đánh mã, nhập tin trong quá trình 
tổng hợp, xử lý số liệu. 
Số liệu thu về phải được kiểm tra sơ bộ trước khi đánh mã, nhập thông tin. Việc kiểm tra 
này có thể phát hiện ra những trường hợp hiểu đúng nhưng ghi chép sai như nhầm đơn vị 
tính: 1 cái ghi sai thành 1 ngàn cái, 1 đồng thành 1 ngàn đồng; điền sai vị trí của thông tin, 
 134
v.v. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như quan hệ logic tính toán giữa các câu hỏi, 
người kiểm tra có thể phát hiện được những loại sai sót kiểu này. Kiểm tra sơ bộ còn có thể 
phát hiện những trường hợp có "số liệu lạ" (quá cao hoặc quá thấp so với mức bình quân 
chung). Những loại sai sót trên đây nhân viên kinh tế có thể tự điều chỉnh hoặc nếu trong 
những trường hợp cần thiết phải kiểm tra xác minh lại. Làm tốt khâu kiểm tra sơ bộ cũng là 
công việc góp phần quan trọng để giảm sai số điều tra. 
Cần kiểm tra sơ bộ công đoạn đánh mã và nhập thông tin. Số liệu ghi đúng, ghi đầy đủ 
được kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng nếu đánh mã sai, hoặc nhập thông tin sai thì cũng dẫn đến 
kết quả tổng hợp sai. 
Sai sót trong đánh mã có thể là lựa chọn mã không phù hợp với nội dung của thông tin, 
hoặc là do bảng mã không cụ thể, khó xác định, hoặc là khả năng liên hệ vận dụng mã của 
người đánh mã không tốt; , đánh mã sai (mã này lẫn với mã kia) hoặc có mã đúng nhưng 
lộn số (ví dụ 51 thành 15), v.v... 
Để khắc phục sai sót trong khâu đánh mã, trước hết phải có bảng mã tốt, cụ thể, phù hợp 
với nội dung thông tin cần thu thập. Bên cạnh những mã cụ thể cần có những mã chung để 
cho người đánh mã có cơ sở vận dụng cho những trường hợp thực tế xảy ra nhưng chưa có 
mã trong danh mục mã cụ thể (gọi là các trường hợp khác). Mặt khác, người đánh mã phải 
được hướng dẫn đầy đủ về yêu cầu, nguyên tắc và kỹ thuật đánh mã, khi thực hiện phải biết 
vận dụng và xử lý linh hoạt nhưng tuyệt đối không được tuỳ tiện, người đánh mã còn kết 
hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong cùng khâu tổng hợp, xử lý số liệu. 
Sau đánh mã là khâu nhập thông tin và khâu này cũng thường xuyên xảy ra sai số. Loại 
sai sót này thường xảy ra trong các trường hợp sau: Nhập tin đúp hoặc bỏ qua không nhập 
thông tin, nhập mã sai, ấn lộn số, v.v... 
Để khắc phục những sai sót khi nhập tin, thông trước hết phải lựa chọn những nhân viên 
nhập tin có khả năng nhập tốt, ít nhầm lẫn, có tinh thần trách nhiệm cao, tuân thủ nghiêm 
túc những quy trình và nguyên tắc nhập thông tin đã được hướng dẫn thống nhất. 
Trên góc độ công nghệ thông tin, phải có chương trình nhập hợp lý, khoa học, có được 
những lệnh cho phép tự kiểm tra để phát hiện những lỗi nhập thông tin. 
Trong nhiều trường hợp phải phân công chéo để nhập thông tin hai lần rồi so sánh đối 
chiếu số liệu nhập để tìm ra những trường hợp không thống nhất thuộc về lỗi nhập thông 
tin. 
Đối với các cuộc điều tra thống kê thực tế hiện nay, những lỗi nhập thông tin ảnh hưởng 
đến sai số điều tra không phải là nhỏ. Tuy nhiên, sai số do lỗi nhập thông tin, nếu có chuẩn 
bị tốt hoàn toàn có khả năng khắc phục. 
 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Đào Hữu Hồ (2001), Xác suất thống kê, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã 
hội, NXB Thống kê. 
Khoa dự báo và phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2003), Giáo trình Dự 
báo phát triển kinh tế - xã hội, NXB Thống kê. 
Nguyễn Đình Hương (1999), Thống kê ứng dụng trong quản lý, NXB Thanh niên. 
Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế, NXB 
Khoa học và kỹ thuật. 
Nguyễn Thành Long (2005), Giáo trình dự doán kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 
Trần Bá Nhẫn, Đinh Thái Hoàng (1998), Lý thuyết thống kê ứng dụng trong quản trị, 
kinh doanh và nghiên cứu kinh tế, NXB Thống kê. 
Trần Ngọc Phát, Trần thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống 
kê. 
Viện Khoa học thống kê (2005), Một số vấn đề phương pháp luận thống kê. 
Võ Thị Thanh Lộc (2000), Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, 
NXB Thống kê. 
Joseph F. Healy (2002), Statistics: A tool for Social Research, Wadsworth Publishing 
Company (An International Thomson Publishing Company). 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_thong_ke_phan_2_mai_van_nam.pdf