Giáo trình Lý Luận văn học 2 (Phần 2)

6.1. Khái niệm loại thể tác phẩm văn học

Khi nói đến tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn với loại thể của chúng. Đó là một

bài thơ, một truyện ngắn, một vỡ kịch hay một bút kí. Thường đi liền với tên tác phẩm

là tên thể loại của tác phẩm đó. Nói đến thể loại văn học là nói đến quy luật loại hình

của tác phẩm tức là một sự hệ thống hóa có tính chất ước lệ những tác phẩm có

phương thức tổ chức, phương thức tái hiện đời sống gần gũi nhau. Chẳng hạn, phải có

cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống phải có cách tổ chức phương thức tái hiện

đời sống như thế nào đó là mới gọi là thơ, là truyện, là tiểu thuyết hay kịch, Và đến

lượt mình, tên gọi thể loại lại có chức năng phân định loại hình của tác phẩm, hình

thức tồn tại của nó, kiểu giao tiếp, kiểu tái hiện nghệ thuật của tác phẩm. Thể loại tác

phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một

loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình

thức tồn tại chỉnh thể.

Thể loại là phạm trù về chỉnh thể tác phẩm. Bất cứ tác phẩm nào được sáng tác đều

thuộc về một chỉnh thể nhất định, không tác phẩm nào “siêu thể loại”. Bởi mỗi thể loại

thể hiện một kiểu quan hệ đối với cuộc sống và đối với người đọc, tức là một kiểu

quan hệ giao tiếp. Một kiểu giao tiếp kép, vừa giao tiếp với người đọc lại vừa giao tiếp

với đời. Qua giao tiếp với cuộc sống trong tác phẩm, tác giả và người đọc hiểu nhau.

Trong thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất, quy định về loại đề

tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Ví

dụ, nhân vật kịch thì kết cấu kịch, hành động với lời văn kịch, hay nhân vật trữ tình,

kết cấu thơ trữ tình và lời thơ, luật thơ. Sự thống nhất này lại do những phương thức

chiếm lĩnh đời sống khác nhau với quy định, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác

nhau đối với hiện thực, mang những khả năng khác nhau trong tái hiện đời sống. Vì84

thể loại là cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp

nghệ thuật. Cho nên, chúng ta có thể hiểu thể loại tác phẩm văn học như sau: “Thể loại

tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình

thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Đó là cơ sở để người

ta tiến hành phân loại tác phẩm. Nhưng thể loại tác phẩm không giản đơn chỉ là loại

hình và lặp lai. Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo không lặp lại. Sự vân

động cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh, đổi

mới các kênh giao tiếp và làm cho chứng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong

các tác phẩm nghệ thuật độc đáo”1.

pdf78 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Lý Luận văn học 2 (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư 
phạm Hà Nội, tr.400 
2 Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.442 
155 
với nhau nhằm dẫn đến sự kết tinh là luận điểm chính. Văn chính luận luôn gắn chặt 
với dân tộc, thời đại và phong cách cá nhân, cho nên phong cách lập luận cũng muôn 
màu muôn vẻ. Nó cần biểu đạt bốn dạng thức cơ bản như giải thích, chứng minh, phân 
tích, bình luận. 
Chứng minh là đối với một vấn đề vốn đã được thừa nhận nhưng cần làm sáng tỏ 
hơn. Luận cứ ở đây phải thật dồi dào, cụ thể, sát hợp, tiêu biểu: Ví dụ, trong Tuyên 
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã chính minh cho nhận định: “Hơn tám mươi năm 
nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, 
áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng tái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”, sau 
đó dùng biện pháp liệt kê chứng minh cụ thể: “Về chính trị ...; về kinh tê ...”; riêng về 
từng mặt chính trị, kinh tế, tác giả lại lần lượt đưa ra những khía cạnh cụ thể khác ... 
có thể có dạng thức chứng minh theo lối quy nạp”1. 
Giải thích là nhằm làm cho người ta hiểu được những vấn đề, những luận điểm vốn 
chưa được công nhận một cách phổ biến, hiển nhiên. Luận cứ ở đây cũng phải đầy đủ 
nhưng cần tăng cường phần luận chứng cho thật rạch ròi, lớp lang, chặt chẽ: “Trong 
Sửa đổi lề lối làm việc, sau khi nêu nêu “nhan, nghĩa, trí, dũng, liêm” là năm nội dung 
cơ bản của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã lần lượt giải thích về từng điều một: 
“Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào, vì thế mà kiên 
quyết chống lại những người những việc có hại đến đoàn thể, đến nhân dân ... Nghĩa 
là ... Trí là ... Dũng là ... Liêm là ...””2. 
Phân tích là cách lập luận về một vấn đề cơ sở đem vấn đề tổng thể chia nhỏ ra 
từng khía cạnh khác nhau để xem xét. Cách nhìn sắc sảo, cách lập luận hệ thống, chặt 
chẽ, toàn diện của người phân tích giúp cho người đọc hiểu vấn đề theo một trình tự rõ 
từ chung đến riêng, rồi từ khía cạnh mà tổng hợp lại sâu rộng hơn: “Trong lời kêu gọi 
Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược thoạt tiên Bác đưa ra một nhận định tổng 
quát “Đế quốc Mỹ dã man gây ra chiến tranh ăn cướp nước ta, nhưng chúng đang 
thua to”. Tiếp theo Bác phân tích từng mặt của tình hình miền Bắc, miền Nam và diễn 
biến của tình hình gần đây”3. 
Bình luận là đánh giá, xem xét cái đúng, cái sai, mặt hay, mặt dở của một hiện 
tượng, một sự vật, một quan niệm, ... đồng thời đào sâu mở rộng thêm nhằm phát huy 
1 Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học 
Sư phạm Hà Nội, tr.408 
2 Sđd, tr.409 
3 Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.444 
156 
những mặt tích cực và ngăn ngừa những mặt tiêu cực, sai trái. Trong Chủ nghĩa Mác 
và văn hóa Việt Nam, bình luận về các ý kiến tách biệt hoặc nhập cục làm một giữa 
nghệ thuật và tuyên truyền, tác giả Trường Chinh viết: “Theo chúng tôi, hai ý kiến trên 
đều có chỗ không đúng. Nghệ thuật và tuyên truyền không hoàn toàn khác nhau, 
nhưng cũng không toàn giống nhau. Tuyên truyền cũng là một thứ nghệ thuật. Nghệ 
thuật là một phần trong nghệ thuật nói chung. Và bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào 
cũng ít nhiều có tính chất tuyên truyền. Nhưng nói như thế không phải kết luận rằng 
nghệ thuật và tuyên truyền chỉ là một”1. 
Như vậy, các dạng thức nói trên không hoàn toàn đối sánh nhau một cách rạch ròi 
và cũng thường được vận dụng liên hợp trong một bài văn chính luận. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Tác phẩm chính luận là gì? Phản ánh những vấn đề gì trong đời sống? 
2. Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của tác phẩm chính luận. Cho ví dụ chứng 
minh từng đặc trưng tiêu biểu. 
3. Tác phẩm chính luận có các tính chất cơ bản nào? 
4. Tại sao tác phẩm chính luận cần có tính chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo trong lập 
luận? Trình bày các yếu tố cơ bản của luận điểm, luận cứ, luận chứng. 
5. Vì sao tác phẩm chính luận cần sử dụng rộng rãi các từ ngữ và ngữ liệu chuyên 
môn? Cho ví dụ chứng minh. 
1 Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư 
phạm Hà Nội, tr.410 
157 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 
1. Lai Nguyên Ân – Nguyễn Minh – Phong Vũ (1983), Số phận của tiểu thuyết ý kiến 
các tác giả nước ngoài, Nxb. Tác phẩm mới – Hội Nhà văn Việt Nam. 
2. Tào Văn Ân (1994), Bài giảng môn học Lí luận văn học, (Tác phẩm và loại thể), 
Đại học Cần Thơ. 
3. Lê Huy Bắc (2004), Phê bình, lí luận văn học Anh Mỹ, tập 1, Nxb. Giáo dục. 
4. Lê Huy Bắc – Lê Nguyên Cẩn – Nguyễn Linh Chi (2012), Giáo trình Văn học 
phương Tây, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
5. Nguyễn Xuân Biết – Ngô Trần Nghị – Phan Kế Thể – Nguyễn Tân Dân (1996), 
Giới thiệu tác phẩm kinh điển, tập 2, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 
6. Huy Cận – Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca – 60 
năm phong trào Thơ mới, Nxb. Giáo dục. 
7. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) – Phùng Văn Tửu – Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn 
học bộ mới, Nxb. Thế giới. 
8. Xuân Diệu (1987), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 2, Nxb. Văn học. 
9. Lê Tiến Dũng (1991), Tìm hiểu tác phẩm văn học, Nxb. Tổng hợp Sông Bé. 
10. Đặng Anh Đào (chủ biên) (2010), Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 
11. Phan Cự Đệ (1976), Thơ văn cách mạng 1930 – 1945, Nxb. Giáo dục. 
12. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nxb. Văn học, Hà 
Nội. 
13. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb. Giáo dục. 
14. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Về một cuộc cách mang trong thi ca – Phong trào 
Thơ mới, Nxb. Giáo dục. 
15. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb. 
Giáo dục. 
16. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục. 
17. Hà Minh Đức (2012), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 
18. Lê Bá Hán – Hà Minh Đức (1976), Cơ sở lí luận văn học, Nxb. Giáo dục. 
158 
19. Lê Bá Hán (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
20. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nxb. Khoa học Xã hội và NXB. 
Mũi Cà Mau. 
21. Mã Giang Lân (2001), Thơ Hàn Mặc Tử, Nxb. Văn hóa – Thông tin. 
22. Mã Giang Lân (2004), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục. 
23. Phong Lê – Đặng Văn Ngoạn – Phạm Ngọc Hy – Trần Đình Việt – Nguyễn Trung 
Đức (1979), Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà 
Nội. 
24. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
25. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 – Những 
vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb. Giáo dục. 
26. Hoàng Minh Lương – Nguyễn Thị Huệ (2010), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb. 
Chính trị – Hành chính. 
27. Đỗ Quang Lưu (1977), Tập nghị luận và phê bình văn học chọn lọc, tập 1, Nxb. 
Giáo dục. 
28. Đỗ Quang Lưu (1978), Tập nghị luận và phê bình văn học chọn lọc, tập 1, Nxb. 
Giáo dục. 
29. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục. 
30. Phương Lựu (2004), Lí luận và phê bình văn học, Nxb. Đà Nẵng. 
31. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, 
Nxb. Giáo dục. 
32. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Nhà văn – Tư tưởng và phong cách, Nxb. Tác phẩm 
mới. 
33. Tôn Thảo Miên (2007), Hàn Mặc Tử tác phẩm và dư luận, Nxb. Văn học. 
34. Tôn Thảo Miên (2002), Từ ấy – Tác phẩm và dư luận, Nxb. Văn học. 
35. Nguyễn Đức Nam – Phùng Văn Tửu – Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân (1986), Văn 
học phương Tây, tập 2, Nxb. Giáo dục. 
159 
36. Nguyễn Lương Ngọc (1980), Cơ sở lí luận văn học, tập 1, Nxb. Đại học và Trung 
cấp Chuyên nghiệp, Hà Nội. 
37. Anh Ngọc (2003), Hồn thơ thế kỉ – Bình luận một số bài thơ nổi tiếng của thế kỉ 
XX, Nxb. Thanh niên. 
38. Lữ Huy Nguyên (2004), Xuân Diệu thơ và đời, Nxb. Văn học. 
39. Thảo Nguyên (2013), Nguyễn Khuyến một nhân cách lớn luôn đau đáu nỗi niềm, 
Nxb. Văn hóa – Thông tin. 
40. Vương Trí Nhàn (2000), Những lời bàn về tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn. 
41. Hoàng Nhân (1998), Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện 
đại, Nxb. Mũi Cà Màu. 
42. Lê Lưu Oanh – Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà 
Nội. 
43. Vũ Quần Phương (1999), Thơ với lời bình, Nxb. Giáo dục. 
44. Nguyễn Đức Quyền (2006), Bình giảng – bình luận văn học, Nxb. Giáo dục. 
45. Ngô Quốc Quýnh (2004), Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Nxb. 
Khoa học Xã học. 
46. Trần Đình Sử – Phương Lựu – Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn hoc, tập 2, 
(Tác phẩm văn học), Nxb. Giáo dục. 
47. Trần Đình Sử (1997), Lí luận và phê bình văn học, Nxb. Giáo dục. 
48. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. Giáo dục. 
49. Trần Đình Sử (1999), Lí luận và phê bình văn học, (Những vấn đề và quan niệm 
hiện đại) (Tập tiểu luận), Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội. 
50. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb. Văn học, Hà Nôi. 
51. Trần Đình Sử (2012), Một nền lí luận văn học hiện đại (Nhìn qua thực tiễn Trung 
Quốc), Nxb. Đại học Sư phạm. 
52. Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn 
học), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 
53. Hoài Thanh – Hoài Chân (2003), Thi Nhân Việt Nam, Nxb. Văn học. 
54. Nguyễn Toàn Thắng (2007), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb. Giáo dục. 
160 
55. Phan Ngọc Thu (2001), Để hiểu thêm một số tác giả vả tác phẩm văn học Việt 
Nam hiện đại, Nxb. Giáo dục. 
56. Phan Trọng Thưởng (1996), Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam, Nửa đầu 
thế kỉ XX, Nxb. Khoa học Xã hội Hà Nội. 
57. Trần Mạnh Tiến (2013), Lí luận phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, 
Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 
58. Lê Ngọc Trà (1991), Lí luận và văn học, Nxb. Trẻ. 
59. Thùy Trang (2013), Nguyễn Công Hoan tác phẩm và lời bình, Nxb. Văn học 
60. Lê Trí Viễn (2001), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Văn nghệ. 
61. Vũ Thanh Việt (2000), Thơ mới lãng mạn – Những lời bình, Nxb. Văn hóa – 
Thông tin, Hà Nội. 
62. Thơ ca giải phóng (1974), Nxb. Giáo dục Giải Phóng. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_van_hoc_2_phan_2.pdf