Giáo trình Đấu thầu trong xây dựng

Mục Lục

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về đấu thầu trong xây dựng 3

1.1.1. Khái niệm về đấu thầu và đấu thầu trong xây dựng 3

1.1.2. Ý nghĩa, vai trò, nguyên tắc của hoạt động đấu thầu trong xây dựng 4

1.1.3. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu 7

1.2. Trình tự tham dự đấu thầu trong xây dựng 8

1.2.1. Theo dõi các thông tin về đấu thầu 9

1.2.2. Đăng ký (tham dự) sơ tuyển (nếu có) 9

1.2.3. Đăng ký dự thầu 9

1.2.4. Mua Hồ sơ mời thầu 9

1.2.5. Nghiên cứu Hồ sơ mời thầu 10

1.2.6. Lập Hồ sơ dự thầu 12

1.2.7. Đóng Hồ sơ dự thầu 19

1.2.8. Nộp Hồ sơ dự thầu 21

1.2.9. Rút, thay thế và sửa đổi hồ sơ mời thầu (nếu có) 21

1.2.10. Tham dự Mở thầu 22

1.2.11. Làm rõ Hồ sơ dự thầu (nếu có) 22

1.2.12. Thương thảo, ký kết hợp đồng 23

1.2.13. Theo dõi kết quả đấu thầu 25

1.3. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 25

1.3.1. Khái niệm cạnh tranh 25

1.3.2. Sự cần thiết của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 26

1.3.3. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 26

1.3.4. Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 27

Cạnh tranh bằng năng lực kinh nghiệm 27

Cạnh tranh bằng giá dự thầu 28

Cạnh tranh bằng chất lượng công trình 29

Cạnh tranh bằng tiến độ thi công 29

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 30

1.4.1. Chỉ tiêu chung 30

1.4.2. Chỉ tiêu về năng lực doanh nghiệp 31

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 35

1.5.1. Yếu tố bên trong 35

1.5.2. Yếu tố bên ngoài 40

CHƯƠNG 2: LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU 44

2.1. Lập hồ sơ năng lực – hành chính 45

2.2. Lập các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công, tiến độ thi công 46

2.3. Lập giá dự thầu, giá dự đoán gói thầu 50

 

doc51 trang | Chuyên mục: Kinh Tế Xây Dựng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Đấu thầu trong xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
sau: ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với nội dung công việc nhà thầu dự tính dự thầu; danh mục máy móc thiết bị, vấn đề sở hữu, tình trạng kỹ thuật của doanh nghiệp so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu; số lượng nhân sự chủ chốt, trình độ chuyên môn, các chứng chỉ hành nghề của nhân sự chủ chốt; tình hình tài chính lành mạnh (doanh thu, lợi nhuận), số lượng hợp đồng, giá trị các hợp đồng đã, đang thực hiện của doanh nghiệp so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Tìm hiểu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu để xác định nhanh nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện gói thầu (công trình) này hay không. Ngoại trừ các điều kiện tiên quyết, các điều kiện khác nếu nhà thầu không đảm bảo thì có thể liên danh với các công ty khác đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu để cùng liên danh tham dự thầu.
2.2. Lập các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công, tiến độ thi công
Tùy từng quy mô, tính chất của gói thầu (công trình) mà hồ sơ mời thầu sẽ đưa ra yêu cầu, mức độ yêu cầu các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công. Trên cơ sở đó, nhà thầu đề ra các giải pháp phù hợp để đáp ứng các yêu cầu trên.
Khi tìm hiểu nội dung này, cần chú ý đến yêu cầu và giải pháp đối với các nội dung chính sau:
2.2.1. Biện pháp tổ chức thi công
Tìm hiểu các biện pháp thi công tổng thể và chi tiết các nhóm công việc chính của nhà thầu cho công trình, thông thường đó là các công tác sau:
	+ Giải pháp thi công công tác trắc đạc 
	+ Giải pháp thi công công tác đào, đắp, vận chuyển đất
	+ Giải pháp thi công phần móng
	+ Giải pháp thi công phần khung bê tông cốt thép
	+ Giải pháp thi công phần điện, cấp thoát nước
	+ Giải pháp thi công hoàn thiện (ốp, lát, trát, sơn, dựng cửa, lợp mái,)
	+Giải pháp thi công lắp đặt thiết bị (nếu có)
	+
Cần tìm hiểu các giải pháp tổng thể và thuyết minh biện pháp thi công chi tiết từng nhóm công việc. Từ đó, đánh giá tính hợp lý, tính khả thi, sự phù hợp với máy móc thiết bị sử dụng và tuân thủ quy trình quy phạm hiện hành không, có đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu không.
Cụ thể:
Công tác trắc đạc: tìm hiểu giải pháp định vị công trình trong phạm vi khu đất (xác định vị trí các tim cốt, các cao trình ) và lập lưới trụ tọa độ trắc đạc: cách làm, loại máy sử dụng,và đối chiếu với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Công tác đào, đắp, vận chuyển đất: tìm hiểu giải pháp nhà thầu thực hiện để đào móng, sửa hố móng, xử lý nước ngầm (nếu có), vận chuyển đất, đắp đất, nghiệm thu: cách làm, loại máy móc sử dụng, tiêu chuẩn áp dụng, và đối chiếu với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Công tác ván khuôn, đà giáo: do ván khuôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cấu kiện bê tông cốt thép nên ván khuôn cần phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như: 
Đảm bảo kín khít, tránh mất nước xi măng; 
Đảm bảo vững chắc, ổn định;
Đảm bảo dễ tháo lắp;
Đảm bảo hình dạng cấu kiện;
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Do vậy, với công tác này, cần tìm hiểu:
Tiêu chuẩn áp dụng;
Vật liệu làm ván khuôn, đà giáo : gỗ, thép,
Công tác lắp dựng ván khuôn: cách thức, máy móc sử dụng
Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn đà giáo: tim, cốt, cao độ, hình dáng, kích thước, độ ổn định,
Tháo dỡ ván khuôn.
Đối chiếu các biện pháp kỹ thuật ở trên với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
Công tác cốt thép: cần tìm hiểu:
Tiêu chuẩn áp dụng
Vật liệu sử dụng: nhóm nào, Loại nào, đường kính, mác thép (so với mác thép trong thiết kế)
Gia công lắp đặt cốt thép: cách gia công, phương thức vận chuyển và lắp đặt
Nghiệm thu cốt thép trước khi đổ bê tông
Đối chiếu các biện pháp kỹ thuật ở trên với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
Công tác bê tông: cần tìm hiểu:
Tiêu chuẩn áp dụng;
Nguyên vật liệu: loại xi măng, cát, đá dăm. Yêu cầu của từng loại cốt liệu
Đổ bê tông: phương án thi công cho từng phân đoạn (mạch ngừng thi công), phương án thi công cho cột cao h>2 m để tránh phân tầng 
Đầm bê tông: thời gian đầm, dụng cụ đầm
Bảo dưỡng bê tông: cách làm, thời gian bảo dưỡng
Đối chiếu các biện pháp kỹ thuật ở trên với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
Công tác xây tường: tìm hiểu các nội dung sau:
Vật liệu, yêu cẩu về vật liệu: gạch, vữa xây
Công tác xây: định vị khối xây, yêu cầu khối xây, cách thức thực hiện cho từng đợt (phân theo chiều cao)
Bảo dưỡng công tác xây
Đối chiếu các biện pháp kỹ thuật ở trên với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
Công tác điện: 
Biện pháp đặt ống luồn dây, đế âm tường
Biện pháp rút dây điện
Biện pháp rải cáp điện
Biện pháp đấu nối cấp vào tủ điện.
Đối chiếu các biện pháp kỹ thuật ở trên với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
Công tác cấp thoát nước:
Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước
Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước
Đối chiếu các biện pháp kỹ thuật ở trên với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
Công tác hoàn thiện: trát, ốp lát gạch nền, công tác trần, sơn, lắp cửa,...
Vật liệu, yêu cầu vật liệu
Cách thức thực hiện, máy móc thiết bị, dụng cụ sử dụng
Đối chiếu các biện pháp kỹ thuật ở trên với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
2.2.2. Giải pháp phòng chống cháy nổ, chữa cháy
 	Tìm hiểu yêu cầu của chủ đầu tư, các giải pháp tổng thể và chi tiết của nhà thầu trong phòng chống cháy nổ
Phòng chống cháy nổ: 
Hệ thống nước phục vụ thi công và PCCC
Thiết bị PCCC: loa báo, bình chữa cháy, 
Nội quy công trường
Công tác huấn luyện, tập huấn PCCC
Bố trí kho chứa nguyên vật liệu dễ cháy: coopha, xăng, dầu,
Sự thuận tiện của đường ra vào trong khu nội bộ công trường
An toàn điện
2.2.3. Giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, vận chuyển vật tư
	Tìm hiểu yêu cầu của chủ đầu tư, các giải pháp tổng thể và chi tiết của nhà thầu trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm môi trường
Hệ thống WC, hệ thống xử lý nước thải tại công trường
Nhân viên dọn dẹp, xử lý, thu gom rác thải trong thi công và vận chuyển đổ ra khỏi công trường
Phòng chống khói bụi, tiếng ồn: tưới nước tại khu bụi, khói, thiết lập hành lang bao che bằng tôn để chống ồn
Thời gian làm việc trên công trường
2.2.4. Giải pháp đảm bảo an toàn lao động
An toàn trên công trường: tổ đội, trách nhiệm tổ đội làm công tác an toàn
An toàn cho từng công tác thi công:
Tổ chức mặt bằng trên công trường: có hợp lý, thuận tiện cho giao thông? Hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo
Thiết bị, dụng cụ chống bụi, vật rơi từ trên cao.
Thiết bị bảo hộ lao động: nón cứng, dây an toàn, mặt nạ thợ hàn, khẩu trang chống bụi,
An toàn trong các công tác: điện, vận chuyển vật liệu, thép, vận hành máy (máy trộn bê tông, máy phát điện, máy cưa,)
2.2.5. Giải pháp đảm bảo chất lượng công trình
Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát các khâu thi công
Thí nghiệm phục vụ thi công
Nhật ký công trình thi công,
2.2.6. Tiến độ thi công
Cơ sở lập
Tiến độ cụ thể: tìm hiểu kỹ tiến độ thi công mà nhà thầu lập cho từng giai đoạn: móng, thân, hoàn thiện: loại biểu đồ tiến độ, trình tự thực hiện các công tác găng,
Biện pháp đảm bảo tiến độ của nhà thầu
Đối chiếu với các yêu cầu về tiến độ trong hồ sơ mời thầu để đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu.
2.2.7. Sơ đồ tổ chức công trường, thiết kế tổng mặt bằng thi công
Sơ đồ tổ chức trên công trường
Mô hình quản lý
Phân công trách nhiệm
Thiết kế tổng mặt bằng thi công: tìm hiểu, đánh giá tổng mặt bằng thi công của nhà thầu có đáp ứng các yêu cầu sau:
Đầy đủ, rõ ràng: công trình thi công, công trình phục vụ thi công, kho bãi,
Đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
Thuận tiện giao thông,..
2.3. Lập giá dự thầu, giá dự đoán gói thầu 
2.31. Cơ sở lập giá dự thầu
2.3.2. Tính toán giá dự thầu Gdt
Quy trình tính giá dự thầu của nhà thầu;
Chiến lược về giá dự thầu của nhà thầu (giá cao, giá thấp)
Thành phần (yếu tố cấu thành) giá dự thầu 
Tính giá dự thầu
2.3.3. Tính giá dự đoán gói thầu Gdđ
Mục đích tính giá dự đoán gói thầu
Tính toán giá dự đoán gói thầu 
Đối chiếu, so sánh cách tính giá dự đoán gói thầu của nhà thầu với các quy định hiện hành của nhà nước về tính chi phí dự toán công trình.
2.3.4. So sánh, điều chỉnh giá dự thầu 
Gdt < = Gdđ: dự thầu
Gdt > Gdđ : điều chỉnh lại Gdt sao cho Gdt < = Gdđ 
2.3.5. Thể hiện giá dự thầu
Đơn giá tổng hợp
Đơn giá chi tiết
So sánh, đối chiếu giữa giá dự thầu của nhà thầu với các quy định của hồ sơ mời thầu (thành phần chi phí, cách thể hiện,)
Tổng kết
Tổng kết quá trình tìm hiểu hồ sơ dự thầu thực tế.
	So sánh, đối chiếu với lý thuyết đã học

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_dau_thau_trong_xay_dung.doc